Ngoài 40, tôi vẫn phấn khích mỗi khi Tết đến
Dưới đây là chia sẻ của chị Nguyễn Hương Giang, 44 tuổi, sống tại Hà Nội:
Dù thích hay không, Tết vẫn cứ đến định kỳ một năm một lần. Người lớn lo toan cân đối tài chính, quà cáp, lịch trình, còn con trẻ mong từng ngày đến Tết để được vui chơi. Suy cho cùng “được” hay “phải” chơi Tết đều là do quan điểm và thái độ của từng người, cớ sao không chọn thích Tết?
Với tôi, Tết luôn làm tôi phấn khích, dù tôi đã ngoài 40. Gia đình tôi chơi Tết khá sớm, thường từ khoảng đầu tháng 12 âm lịch. Khi ngôi nhà được trang hoàng bằng những cành đào và vài loài hoa mà các thành viên trong gia đình thích, trên bàn ăn có món cá kho, hành muối, thịt đông, đó là lúc Tết đã đến. Tôi và con gái thu xếp dọn dẹp nhà cửa dần dần mỗi khi rảnh. Thỉnh thoảng, nửa đêm không ngủ được, tôi lọ mọ dậy làm việc nhà với tâm thế giải trí hoàn toàn.
Với chị Giang, Tết đến là lúc hoa hiện hữu khắp nơi trong nhà. Ảnh: Hương Giang.
Tôi thích tự tay mình chuẩn bị những thứ dành cho Tết bởi nó làm tôi nhớ về tuổi thơ của mình. Ngày đó, chị em tôi dọn dẹp nhà cửa, phụ ông nội lau dọn ban thờ, rửa lá dong rồi cùng ông bà gói, luộc và ngồi chờ bánh chưng chín. Thích nhất là khi được sở hữu chiếc bánh chưng nho nhỏ của riêng mình, được ăn những món chỉ dành cho ngày Tết: dưa hành, cá kho, thịt đông… được tiền mừng tuổi và không bị người lớn quở mắng gì.
Chuẩn bị Tết sớm, tôi muốn hai con và chồng tôi đón nhận Tết một cách vui vẻ và hào hứng, mong họ coi đó là một phần thưởng lớn dành bản thân và gia đình mỗi dịp đầu năm. Tôi thích nhìn hình ảnh chồng ngồi ở phòng khách ngắm nghía cành đào được trang trí bằng đủ các loại đèn, nghe hai con hỏi những câu hỏi rất “con nít”: “Sao nhà mình Tết rồi mà con vẫn chưa được nghỉ học?”. Tôi đã giải thích cho chúng rằng: mẹ muốn Tết đến nhà mình sớm, như vậy chúng ta được chơi Tết lâu hơn, chứ bây giờ chưa thực sự Tết. Tết sẽ bắt đầu khi các con được nghỉ học ở trường.
Tôi không quá cầu kỳ trong việc lễ nghĩa, quà cáp với các mối quan hệ công việc, trừ gia đình nội ngoại hai bên và những mối quan hệ thân thiết. Nhờ vậy, tôi cũng có nhiều hơn thời gian cho bản thân và gia đình.
Việc quan trọng nhất của Tết Nguyên đán của tôi chính là trang hoàng ban thờ gia tiên. Việc dọn dẹp, bày biện phòng thờ luôn có sự góp công của hai đứa trẻ. Được tín nhiệm giao việc, chúng làm việc trong sự hào hứng khiến tôi cũng cảm thấy vui vẻ hơn.
Cả nhà tôi cùng nhau lập kế hoạch chuẩn bị Tết và việc chuẩn bị sẽ kết thúc trước trưa 30. Ngày đó, tôi sẽ chuẩn bị hai mâm cơm cho cúng Tất niên và giao thừa. Chiều, cả nhà mặc đẹp đi ngắm phố phường và mua thêm hoa.
Video đang HOT
Tối 30 Tết, tôi đun nồi nước lá mùi già cho cả nhả tắm để bỏ lại tất cả những thứ không vui ở năm cũ và chuẩn bị đón một năm mới vui tươi, hạnh phúc. Sau đó, cả nhà cùng nhau gác chân lên bàn xem chương trình Táo quân.
Gia đình chị Giang – Ảnh: Hương Giang.
Năm nào cũng thế, trước mười hai giờ đêm, cả nhà cùng nhau đi lễ chùa, chở nhau trên chiếc xe máy cũ – thứ tôi coi như một thành viên trong gia đình, đồng hành những lúc khó khăn cũng như khi hạnh phúc.
Hành trình kết thúc bằng việc hái một cành lộc nhỏ ven đường rồi cả nhà tôi trở về tổ ấm của mình. Không gian tĩnh mịch, mùi của mùa xuân phảng phất, hai đứa trẻ luôn muốn bố mẹ cho đi chơi tiếp.
Chồng tôi và cậu con trai luôn là người bước vào cổng trước, tôi và con gái vào sau, đó là lệ. Lệ này xem chừng có vẻ trọng nam khinh nữ, nhưng có sao đâu, khi mà tất cả các việc khác dành cho Tết tôi quyết hết rồi.
Trong khi chồng tôi thắp hương ở phòng thờ, ba mẹ con tôi ngồi ngay ngắn ở phòng khách chờ “lão gia” lì xì. Người nhận được nhiều nhất luôn là tôi: một bao lì xì giống hai đứa trẻ và phong bao khác dày hơn, to hơn, tôi gọi đó là món “đóng tiền ăn một năm của chồng” và tôi được toàn quyền sử dụng.
Bàn thờ gia tiên, nơi quan trọng nhất trong ngày Tết. Ảnh: Hương Giang.
Mùng Một, mùng Hai, mùng Ba Tết, vào mỗi sáng đầu ngày, tôi đều nấu một mâm cơm cúng gia tiên. Ngày mùng Bốn sẽ là lễ hóa vàng. Ngày lễ hóa vàng năm nào, nhà tôi cũng đông vui nhất vì tất cả con cháu họ hàng tập trung ăn uống tại đây. Chú họ tôi nâng li rượu vang rồi dõng dạc: “Thích nhất một dịp xuân về, tới nhà Chi – Giang là thấy sự vui vẻ, ấm áp và chân tình, không quan trọng là ăn món gì. Vì khi vui, chúng ta ăn món gì cũng rất ngon miệng”.
Tết vui thế cơ mà, sao lại không yêu Tết!
Nguyễn Hương Giang
Theo giadinh.net.vn
Khói của ngày Tết
Dẫu thời gian có trôi đi và phủ bụi mờ tất cả thì những gì là ký ức sẽ luôn tồn tại trong trái tim mỗi người.
Xuân về, những cánh én chao lượn nghiêng mình trên bầu trời lãng đãng, hoa đào, hoa mai khoe sắc trên mọi nẻo đường quê hương. Tiếng cười nói rộn ràng của nhà nhà dưới các con phố đang báo hiệu không khí của một mùa Tết nữa đã đến khiến lòng tôi bồi hồi xao xuyến. Tôi bỗng nhớ đến hương vị của những làn khói ngày Tết.
Khói báo hiệu Tết đến từ chiếc xe máy về quê của những đứa con đi làm xa trở về. Tôi còn nhớ trên con đường làng quen thuộc mà bọn trẻ chúng tôi lúc nào cũng túm năm tụm ba đùa nghịch. Mặc dù đang mải chơi là thế nhưng chỉ cần thấy những chiếc xe máy chở người ở quê về, có những chiếc ba lô, những cành đào là đứa nào đứa đấy "ba chân bốn cẳng" chạy theo làn khói xe máy mà cười khanh khách. Lẫn trong màu khói đấy là sự vô tư, hồn nhiên của bọn trẻ con thôn quê. Chúng tôi hò reo đuổi chạy theo chiếc xe vào tận nhà của họ. Mồ hôi đứa nào cũng nhễ nhại thế nhưng khi được các cô các bác giở kẹo ra cho thì đứa nào cũng cười nói không ngớt.
Ảnh: Đào Xuân Vinh.
Khói xuất hiện khi những lá khô rụng tan tác trong vườn, những chồi non đang chúm chím trên cây. Những chiếc lá khô lạnh ngắt bao trùm lên cả khu vườn, tiếng bước chân dẫm lên xào xạc. Những ngày giáp Tết bà tôi vẫn hay vất vả dọn dẹp đống lá đó. Bà thu lại thành một góc rồi lấy hộp diêm ra đốt. Làn khói trắng mù mịt bay lên bám vào cả mái tóc hoa tiêu của bà. Khói bay bay cay xè vào mắt mà tôi vẫn cứ muốn đứng nhìn. Lẫn trong màu khói đó, tôi nhìn thấy những suy tư trăn trở trên trán của bà, bà hay bảo rằng đó là khói của những sự chưa tốt năm cũ sẽ bay đi để đón những điều mới lạ và may mắn.
Làn khói được tôi háo hức nhất là làn khói xuất hiện trong ngày 23 Tết. Sáng sớm tôi đã lẽo đẽo đi bộ cùng bà ra chợ mua quần áo vàng mã cho các ông Táo rồi lại cùng bà lựa vài chú cá vàng. Bà bảo tôi rằng, đây là ngày Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo quân sẽ quay trở về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của mình.
Ngày này ở quê mọi người đều chuẩn bị rất cẩn thận, có lẽ trong tâm linh của người Việt luôn tỏ lòng biết ơn và hiếu kính với thần thánh. Làn khói trắng toả lên từ nén hương trầm, không chỉ thơm vậy đâu mà quyện trong đó là sự linh thiêng đến khắc khoải. Đợi hương tàn là hai bà cháu lại mang vàng mã ra sân để hoá, trong làn khói bốc lên từ chiếc áo chiếc hài của các Táo tôi thấy một sự hy vọng nhen nhóm trong đôi mắt rực sáng của bà. Khi những tro tàn đã nguội lạnh, hai bà cháu cùng mang cá ra sông thả. Tôi vẫn thường mong đợi nhất giây phút này.
Nhìn những con cá vàng lóng lánh bơi dưới dòng nước, tôi nhớ đến câu thành ngữ cô giáo đã từng dạy "cá chép hoá rồng" với ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó kiên trì và bền bỉ để đi đến thành công. Tôi cũng đã từng ngốc nghếch tin rằng cá chép bơi đến một dòng nước nào đó rồi sẽ hoá thành rồng bay lên trời.
Ngày 28 tết, khói đến từ những chiếc bánh tròn trịa, vuông vắn được tạo nên từ đôi tay khéo léo của bà. Khói bốc lên từ những mái nhà rêu phong, dưới những rặng tre yên ả của thôn xóm. Lửa bùng lên, những chiếc bánh chưng được bà tỉ mỉ chăm chút trong từng chiếc lá được bắc vào bếp. Bọn trẻ con chúng tôi tranh nhau ngồi trông. Mùi khói từ củi, từ chiếc bánh chưng bốc lên với mùi nếp mới nhẹ nhàng làm sao. Bên ngọn lửa hồng mấy đứa trẻ con ríu rít lấy khoai lấy ngô vùi vào củi cho chín. Thỉnh thoảng nước cạn, mỗi lần bà mở vung ra là khói bốc lên nghi ngút trông rất thích mắt. Đứa nào cũng trầm trồ đưa tay "hớt lấy hớt để" lùa làn khói về phía mình.
Ảnh: Tôn Dzũng
30 tết, bà cùng các bác đã dậy rất sớm để chuẩn bị bữa cơm tất niên. Trong hơi sương se se lạnh, khói từ các món ăn nóng hổi được trưng bày lên bàn trông rất sang trọng khiến ai cũng cảm thấy ấm lòng. Cả năm mọi người đã làm việc vất vả nên bữa cơm tất niên nhà ai cũng chuẩn bị thật tươm tất, ngon lành để bù đắp những thiếu thốn đã qua. Bữa cơm không chỉ để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên đã phù hộ cho con cháu trong một năm mà còn là bữa cơm sum họp của cả gia dình. Hạnh phúc chứa chan hiện rõ trong đôi mắt của mỗi người.
Khoảnh khắc giao thừa, những làn khói lan toả từ những màn bắn pháo hoa nhộn nhịp nơi xa, từ những tràng pháo lẹt đẹt của bọn trẻ con trong xóm. Ai cũng tin năm mới bắt đầu, một chu kỳ mới sẽ mang lại những điều tốt đẹp hơn.
Ngày mùng 1 tết, hương thơm ngào ngạt từ làn khói của nén nhang đầu năm được thắp lên với biết bao tâm tư được gửi gắm. Con cháu quây quần bên bàn thờ gia tiên cùng chắp tay cầu xin những may mắn cho năm mới. Những phong bao lì xìhiện lên khắp nơi, tiếng chúc tụng nhau, những cái bắt tay ôm hôn tạo thành một không khí đầu năm đầy sức sống và khí thế.
Khói đối với tôi là một thứ gì đó vừa vô hình lại hữu hình, nó là những kỷ niệm thân thương như thế thì làm sao mà tôi không nhớ, không khắc khoải cho được. Nó là một sợi dây cảm xúc luôn hiện hữu trong tôi mỗi dịp Tết đến xuân về. Yêu thương lắm - khói à!
TUYẾT NHUNG
Theo thegioitiepthi.vn
Nhắc nhỏ các anh nè: 15 ngày nữa Tết, 29 ngày nữa Valentine, 54 ngày nữa 8/3 - tính sao thì tính! "Anh muốn làm sao thì làm, em chỉ nhắc vậy thôi!" - Nghe là thấy toát mồ hôi hột chưa anh em ơi? Những ngày cuối năm thế này quả là khoảng thời gian căng thẳng và mệt mỏi. Lương thưởng thì chưa thấy đâu mà biết bao nhiêu thứ cần mua cần sắm. Nhưng mà, Tết chưa phải là hết đâu. Mở...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mẹ chồng tương lai muốn "dạy đời" con dâu bằng bài kiểm tra gia cảnh, ai ngờ bị tôi lật kèo

Con dâu sợ hãi khi thấy người này về sống chung trong gia đình nhà chồng

Lương 15 triệu không đủ mua trà sữa cho tôi nhưng bạn trai cứ đòi cưới sớm

Tôi sững sờ khi con riêng chồng cho biết lý do vì sao bố mẹ chia tay

Về quê đột ngột, thấy bố nằm thở khò khè trên giường, mẹ thì không có nhà, chồng tôi lao vào, mặt tái mét kêu lên một tiếng thương tâm

Tôi mách mẹ chồng rằng bố chồng sắm vàng, ngay lập tức bà đòi ly hôn, còn tiết lộ chuyện khó tin suốt 30 năm nay

Em chồng bóng gió rằng tôi là "cây độc không quả", mẹ chồng lên kế hoạch tìm con dâu mới

Soi camera, thấy con dâu đang dấm dúi cho tiền bà thông gia, tôi đáp trả 1 câu khiến 2 mẹ con giật mình đánh rơi cả xấp tiền

Đến nhà bạn trai ăn giỗ, chị dâu tương lai đưa 5 triệu, dặn dò một điều tế nhị làm tôi kinh ngạc và quyết định chia tay gấp

Mẹ chồng lén lút đi làm xét nghiệm ADN cho cháu nội, thấy kết quả không cùng huyết thống và hàng động bất ngờ của chồng

Xem phim "Sex Life", tôi ngỡ ngàng nhận ra lý do vợ đưa đơn ly hôn: Cứ tưởng hôn nhân tốt đẹp, vì điều này mà dẫn đến tổn thương

Mẹ chồng bịa ra chuyện mất 7 cây vàng để đổ oan cho em gái tôi ăn cắp
Có thể bạn quan tâm

Người đàn ông bế con gái đến hát trong đám cưới của người yêu cũ: Nhiều câu chuyện "có thật" được hé lộ
Netizen
16:05:31 22/04/2025
Benzema khiến Ronaldo tan mộng vô địch
Sao thể thao
16:01:38 22/04/2025
Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook
Thế giới số
16:01:18 22/04/2025
Đúng 20h hôm nay, ngày 22/4/2025, 3 con giáp có vận số đỏ rực, làm ăn khấm khá
Trắc nghiệm
15:58:37 22/04/2025
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại
Tin nổi bật
15:56:53 22/04/2025
Smartphone Android khó có thể 'trụ vững' đến 7 năm?
Đồ 2-tek
15:45:36 22/04/2025
Đàm phán thương mại Mỹ - Thái Lan bị hoãn
Thế giới
15:27:02 22/04/2025
Trò lố bất chấp của Angela Phương Trinh khi bán hàng livestream
Sao việt
15:23:34 22/04/2025
Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
Hậu trường phim
15:19:26 22/04/2025
Mỹ nam tuyệt sắc lướt qua khung hình mà thành "chấp niệm" của triệu khán giả
Phim châu á
15:08:00 22/04/2025