Ngô Văn Kiều lỡ hẹn SEA Games 27
Sau 3 kỳ SEA Games liên tiếp, chủ công đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam không thể góp mặt ở giải đấu lớn cuối năm nay.
Ngô Văn Kiều không thể dự SEA Games lần thứ 4 liên tiếp. Ảnh: TTVH.
Ngô Văn Kiều là gương mặt xuất sắc của bóng chuyền nam Việt Nam trong một thập kỷ gần đây. Anh từng được “xuất khẩu” đi thi đấu tại Indonesia (giai đoạn 2008-2010) nhờ thế mạnh về chiều cao vượt trội 1m96, lực bật tốt, sải tay dài và óc chiến thuật tuyệt vời. Cũng vì lối chơi thông minh, thể lực dũng mãnh với những pha đập bóng uy lực, biệt danh “oanh tạc cơ” được người hâm mộ đặt cho Ngô Văn Kiều như cách thể hiện sự khâm phục tài năng ở anh.
2008 là năm đỉnh cao của Ngô Văn Kiều. Anh là tay đập chủ lực, ghi nhiều điểm nhất giúp Khánh Hòa vô địch năm đó. Đến giờ, Kiều vẫn không quên được những pha đập làm nên thương hiệu của anh, giúp CLB đăng quang đầy thuyết phục.
Thế nhưng, cột mốc lớn nhất của bóng chuyền nam Việt Nam gắn liền với dấu ấn Ngô Văn Kiều chính là tấm HC bạc tại SEA Games 2007. Đó thực sự là cơn địa chấn của làng bóng chuyền khu vực, bởi nhiều năm qua Việt Nam vốn chỉ mạnh ở bóng chuyền nữ. Nhờ sự tỏa sáng của Ngô Văn Kiều năm đó, đội tuyển nam bất ngờ đánh bại Thái Lan ở trận bán kết. Lần đầu tiên trong lịch sử, bóng chuyền nam Việt Nam có mặt trong trận chung kết. HC bạc mà cũng quý chẳng khác vàng với đội tuyển bóng chuyền nam tại SEA Games năm đó.
Sau năm 2007, Ngô Văn Kiều tiếp tục là trụ cột của đội tuyển nam tại kỳ SEA Games 25-26. Còn ở các giải châu lục, anh cũng ít khi vắng mặt trên tuyển. “Chàng kều” luôn là vị trí không thể thay thế ở đội tuyển cũng như CLB. Đáng tiếc với chủ công quê Hà Nam khi anh bỏ lỡ cơ hội lập nên kỷ lục 4 lần tham dự SEA Games liên tiếp. VĐV đang khoác áo Khánh Hòa chưa hồi phục chấn thương sau ca phẫu thuật. Với chấn thương này, Kiều đã chủ động xin rút lui, dù bản thân anh cảm thấy buồn khi không cùng các đồng đội hành quân tới Myanmar cuối năm nay. Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cũng thể hiện sự tiếc nuối với sự vắng mặt của Ngô Văn Kiều, bởi đội tuyển nam hướng tới mục tiêu có huy chương tại SEA Games 27.
Đã ngoài 30, có lẽ mọi thứ không còn như xưa với “oanh tạc cơ”. Bản thân Kiều cũng thừa nhận, giờ là lúc cần phải tạo điều kiện cho lớp trẻ.
Theo VNE
Chuyện làng bóng chuyền nữ: Quá thừa hoa hậu - quá đông chân dài
Đại diện của Việt Nam dự cuộc thi Hoa hậu thế giới là "Nữ hoàng Châu Á" Lại Hương Thảo - một cựu VĐV bóng chuyền. Hương Thảo không phải là một trường hợp cá biệt bởi làng bóng chuyền Việt Nam lâu nay vốn được coi là làng của những hoa hậu và chân dài.
Video đang HOT
Hoa khôi bóng chuyền Đào Thị Nhung.
Đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu thế giới Hoa hậu thế giới - Miss World 2013, diễn ra ở Bali- Indonesia sẽ được VTV6 truyền hình trực tiếp tối nay, ngày 28.9.
Đếm không hết...hoa hậu
Lại Hương Thảo bắt đầu cuộc chinh phục các danh hiệu sắc đẹp từ cuộc thi Miss Auto năm 2011 và cô bất ngờ lọt vào Top 10. Sau đó, Hương Thảo đoạt danh hiệu Hoa khôi thể thao năm 2012 và đoạt giải "Nữ hoàng châu Á" tại cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia 2012 diễn ra tại Ba Lan.
Không quá nhiều bất ngờ khi BTC Miss World chọn đại diện của Việt Nam là Hương Thảo dự thi năm nay. Tuy nhiên, cựu VĐV bóng chuyền này lại không mấy thành công tại các phần thi phụ của Miss World. Hương Thảo "mất điểm" ở phần yếu nhất của các VĐV là ngoại ngữ và phần lẽ ra là mạnh nhất của Hương Thảo là thi năng khiếu thể thao.
Trắng tay ở các giải phụ, cựu VĐV bóng chuyền trẻ đất Quảng Ninh vẫn còn một chút hy vọng vào phút chót trong đêm chung kết diễn ra hôm nay.
So với dân bóng chuyền, Hương Thảo chưa phải là người có hình thể và khuôn mặt "chuẩn" nhất.
Cô gái người Hải Phòng Trần Thị Quỳnh từng lọt vào chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2006 và chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu thể thao 2007. Sau đó, Quỳnh được chọn dự thi Hoa hậu quốc tế (Miss Internationnal) năm 2009 tại Trung Quốc. Nhiều người bất ngờ bởi Trần Thị Quỳnh là dân bóng chuyền chính hiệu: từng 3 năm thuộc đội bóng chuyền Hải Phòng và 1 năm được gọi là tuyển trẻ bóng chuyền Quốc gia dự giải ĐNÁ. Năm đó Quỳnh và các đồng đội đoạt HCĐ.
Tiếp bước đàn chị Trần Thị Quỳnh, cô em Nguyễn Thị Loan từng là tay đập của đội Nữ phòng không không quân đã mạnh dạn đăng ký dự thi Hoa hậu Việt Nam 2010.
Điều bất ngờ là Loan lọt vào chung kết cuộc thi đó và đoạt luôn danh hiệu Hoa hậu biển năm 2010. Sau cuộc thi này, Nguyễn Thị Loan thi tiếp một cuộc thi sắc đẹp nữa là Hoa hậu dân tộc Việt Nam 2013. Giải này, Nguyễn Thị Loan được ngôi Á hậu.
Mặc dù làng bóng chuyền có nhiều "chân dài" đoạt danh hiệu trong những cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc gia nhưng theo nhà báo Nguyễn Lưu thì người đẹp nhất làng bóng chuyền trong vòng 10 năm trở lại đây là cây chuyền hai của đội bóng chuyền nữ Bưu Điện Hà Nội - Đinh Hồng Hằng.
"Đinh Hồng Hằng là nhất"- nhà báo kỳ cựu Nguyễn Lưu mấy chục năm theo dõi bóng chuyền đã thốt lên như vậy.
Hoa khôi Đinh Hồng Hằng kết hôn với trung vệ Phạm Như Thuần - cựu tuyển thủ bóng đá quốc gia hiện đang làm trợ lý cho đội U.19 vừa đoạt HCB giải U.19 vừa rồi.
Bóng chuyền nữ Việt Nam là nơi tràn lan các Hoa hậu không vương miện. Phạm Kim Huệ - trụ cột đội tuyển bóng chuyền nữ nhiều lần chiến thắng trong các cuộc thi Miss bóng chuyền. Huệ từng được mời biểu biễn nhiều show thời trang.
Lứa đàn em của Kim Huệ hiện nay như Âu Hồng Nhung, Dương Thị Nhàn, Tuyết Hoa... đều rất xinh đẹp và được đánh giá là "sẵn sàng có giải" nếu mạnh dạn đăng ký những cuộc thi Hoa hậu.
Từ "sân bóng" lên sàn catwalk
Năm ngoái, trước đêm chung kết giải Hoa hậu Việt Nam 2012, dư luận ồn ào với vụ việc ứng viên sáng giá nhất cho danh hiệu Hoa hậu là Vương Thu Phương bất ngờ bị BTC loại khỏi giải vì vi phạm quy chế.
Vương Thu Phương từng là tay đập của đội Hà Nội, cô chơi bóng chuyền chuyên nghiệp được 5 năm thì phải giải nghệ bởi chấn thương. Trước vụ ồn ào ở cuộc thi Hoa hậu năm ngoái, Vương Thu Phương đã đoạt giải vàng Siêu mẫu năm 2011.
Có cảm giác với lợi thế...chân dài, cao từ 1m70 trở lên, đối với các nữ VĐV bóng chuyền, việc bước từ sân bóng sang sàn diễn thời trang chỉ bằng nửa bước chân.
Tại Vietnam's Next Top Model năm 2011 có cái tên rất ấn tượng với người xem là Lê Thị Thúy bởi chiều cao...quá khổ: 1m83. Thúy là dân bóng chuyền từ năm 13 tuổi, được chọn vào đội trẻ Quảng Bình rồi ra Hà Nội đầu quân cho Bộ Tư lệnh thông tin. Năm 2010 Thúy nam tiến đầu quân cho đội Cao su Phú Riềng. Sau khi đoạt hạng 3 Vietnam's Next Top Model 2011, Thúy chuyển hẳn sang làm người mẫu chuyên nghiệp.
Cho đến Vietnam's Next Top Model 2013, người ta lại ấn tượng với một cựu VĐV bóng chuyền là Nguyễn Thị Thanh. Thanh từng là cầu thủ bóng chuyền nữ Thái Bình và cùng đội này đoạt HCĐ giải trẻ toàn quốc. Thế nhưng vì nhiều lý do, Thanh bỏ bóng chuyền thi Vietnam's Next Top Model 2013 và trở thành một trong những gương mặt nổi bật.
Cao to quá - khó lấy chồng
Nhiều người e ngại con gái chơi bóng chuyền vì trông họ rất...khổng lồ. Lê Thị Thúy cao 1m83 nên hầu như chàng trai Việt nào cũng phải...ngước nhìn. Hoa hậu Trần Thị Quỳnh cao 1m75, hoa hậu Nguyễn Thị Loan cao 1m74, Kim Huệ cao 1m80, Vương Thu Phương cao 1m77...
Nhìn chung các cầu thủ bóng chuyền nữ chơi tầm đội tuyển ít khi dưới 1m75, trừ vị trí libero.
Mặc dù nhiều người mặt xinh như Hoa hậu, chân dài hơn cả người mẫu thì các tuyển thủ bóng chuyền vẫn phải đối mặt với thực tế là họ rất khó tìm người yêu và khó lấy chồng. Lý do đơn giản là họ không chỉ cao mà còn nhìn to, khỏe. Chẳng hạn Diệu Châu - một người đẹp bóng chuyền cao 1m80 nhưng năng tới 72 kg hay chủ công Nguyễn Thị Xuân cũng 1m80 nhưng nặng tới 78kg.
Nhiều các tuyển thủ nữ bóng chuyền chọn phương án tìm bạn trai là...nam cầu thủ bóng chuyền để tương đồng chiều cao cân nặng. Diệu Châu yêu và cưới một đồng nghiệp đội nam Long An; Bùi Huệ lấy tạp đập Văn Giáp của đội tuyển bóng chuyền QG.
Một số chân dài khác thì "được" làm quen với các tuyển thủ môn bóng rổ như trường hợp Lê Thị Mười, Phạm Thu Trang. Hoặc như người đẹp một thời Đinh Hồng Hằng đang rất mãn nguyện với trung vệ thép Phạm Như Thuần...
Theo VNE
Bóng chuyền bãi biển và dance sports bị loại khỏi SEA Games vì... quá sexy SEA Games 27 diễn ra vào cuối năm tại Myanmar sẽ không thi đấu hai bộ môn là bóng chuyền bãi biển và khiêu vũ thể thao. Nguyên do xuất phát từ trang phục thi đấu của 2 bộ môn này. Hội nghị trưởng đoàn SEA Games lần 2-2013 với sự góp mặt của Trưởng đoàn thể thao các quốc gia dự Đại...