Ngô Thùy Anh (Forbes 30 Under 30): Có trong tay gần 2 tỷ ở tuổi 23, “đốt 2 căn nhà” để khởi nghiệp sau khi từ chối lời mời ở phố Wall
Vừa tốt nghiệp đại học, cô gái tài năng này đã có trong tay gần 2 tỷ nhờ những công việc làm thêm không tưởng. Nhưng đó chỉ mới là mở đầu cho hành trình nhiều nỗ lực ngoạn mục…
Ngô Thùy Anh là một trong 8 cô gái xuất sắc có mặt trong danh sách Under 30 năm 2022 do Forbes Việt Nam bình chọn. Hai mươi ba tuổi, cầm tấm bằng MBA loại Giỏi, Thùy Anh đã có 1 quyết định vô cùng táo bạo khi từ chối lời mời làm việc của một công ty tài chính lớn ở phố Wall (New York) để trở về Việt Nam khởi nghiệp.
Chỉ sau 2 năm, cô du học sinh ngày nào giờ đã thành công khi là CEO và Founder của 5 công ty startup. Càng tự hào hơn khi cô chính là 1 trong 17 Đại sứ trẻ toàn cầu của Samsung với Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP quảng bá cho các Mục tiêu Phát triển bền vững. Và Thùy Anh đại diện cho mục thứ 3 – sức khỏe cộng đồng – khi là founder của HASU, dự án hỗ trợ cho người cao tuổi.
Nhân ngày 8/3, cùng gặp gỡ và trò chuyện với cô gái nhỏ nhắn nhưng làm được những điều ý nghĩa – Ngô Thuỳ Anh!
NGÔ THUỲ ANH
Tốt nghiệp: Thạc sĩ kinh doanh tại ĐH Adelphi University ( Mỹ)
Founder & CEO at Hasu – Trọn vẹn giá trị cuộc sống, Aligo Kids, Hộp ký ức, Aligo Media
Thành tích: 1/ 17 Đại sứ trẻ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) nhằm khuyến khích giới trẻ hành động vì những Mục tiêu Toàn cầu
Có mặt trong danh sách 30 Under 30 năm 2022 do Forbes Vietnam bình chọn
Ai cũng nói dại dột nhưng tôi kiếm được 1,8 tỷ ở tuổi 23
Chào Thuỳ Anh,
Tại sao Thuỳ Anh lại quyết định từ bỏ lời mời làm việc ở Mỹ và quyết định startup ở Việt Nam?
Kết thúc 2 năm học Thạc sỹ ở Mỹ, mình đã từ chối lời mời làm việc của 1 công ty tài chính ở đấy để trở về Việt Nam, 1 quyết định mà ai cũng xem là dại dột. Nhưng đây là quê hương! Mình thấy Việt Nam lại rất nhiều cơ hội về vốn đầu tư, là 1 quốc gia đang phát triển với nguồn lực vô cùng mạnh mẽ, thêm đó là sự phát triển của công nghệ thông tin lại vô cùng đáng tự hào… Và mình luôn tự nhủ phải làm được điều gì ấy cho Việt Nam!
Từ bỏ công việc đáng mơ ước ở Mỹ, Thùy Anh đã lựa chọn quay trở lại Việt Nam và khởi nghiệp!
Nhiều người cho rằng chỉ những tấm gương “nghèo vượt khó” mới đáng ngưỡng mộ còn với những người có sẵn tiềm lực kinh tế gia đình tốt, thì chuyện thành công chỉ là sớm muộn, không có gì bất ngờ và ghi nhận, Thuỳ Anh cảm thấy như thế nào?
Video đang HOT
Những bạn trẻ sinh ra trong gia đình có điều kiện họ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Cái khó là họ rất khó vượt qua được cái bóng và sự kỳ vọng của gia đình mình… Thùy Anh cũng đã nhìn thấy cái trường hợp sinh ra trong gia đình rất là giàu có nhưng đến đời con cháu thì lại không được thành công như người trước. Quan trọng là bạn phải hiểu được bố mẹ đã vất vả như thế nào để có được cơ ngơi này. Và tìm cách để tự lập gầy dựng sự nghiệp riêng cho bản thân mình.
Những công việc làm thêm đầu tiên của Thuỳ Anh là gì? Bản thân Thuỳ Anh trước khi trở thành bạn của bây giờ từng như thế nào nhỉ?
Mình là 1 đứa rất bươn chải, đi làm từ năm 16 – 17 tuổi, làm đủ mọi ngành nghề từ: đi dạy, bán hàng, trợ lý cho lãnh đạo rồi làm truyền hình nữa… Khi kết thúc chương trình học ở trường Amsterdam (Hà Nội), thay vì quyết định dành 2 năm để ôn học vào Harvard, mình quyết định dùng khoảng thời gian đó để theo học 1 trường kém tiếng hơn nhưng có thời gian để bồi đắp thêm nhiều điều. Đó là lúc nhiều bạn bè nói mình thật dại khờ.
Mình nghĩ thay vì dành 2 năm để chờ đợi ôn thi, mình đã đầu tư hơn cho bản thân ở nhiều mặt. Mình vừa đi học và vừa đi làm. Khi qua Mỹ, ban ngày mình đi làm cho 3 văn phòng, với thu nhập tầm 6.000 USD/ tháng (132 triệu đồng). Ngoài ra buổi tối mình có đi trông trẻ, phục vụ nhà hàng… và mở bán 1 cái shop chuyên bán đồ xách tay.
Tiền sinh hoạt phí bên Mỹ cũng đắt, nhưng cho đến khi mình tìm được 1 căn hộ và mình thuê lại cả căn hộ đấy. Ở Mỹ chi phí thuê cho 1 căn phòng nhỏ là 800 UDS (17,6 triệu) /tháng, nhưng cái căn nhà đó mình đã tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể thuê được và tốn 1.200 USD (26 triệu đồng)/ tháng với cả căn hộ có 3 phòng ngủ lớn và 1 bếp ăn. Mình cho thuê lại với giá trung bình là 800 USD/ phòng. Thế là mình không tốn phí để ở nữa mà do các người thuê nhà khác của mình trả. Và mình sẽ chỉ vận hành cái nhà… Nhờ đó mà mình ở tuổi 23 đã có 1,8 tỷ trở về Việt Nam startup!
23 tuổi Thùy Anh đã có trong tay gần 2 tỷ nhờ tích góp từ việc đi làm thêm
Bạn có gặp khó khăn gì khi là 1 CEO chưa đến 30 và là con gái? Nhiều người có nhìn vào số tuổi của bạn và đặt sự nghi vấn khi hợp tác không?
Hồi mới đi làm mình luôn phải tăng độ tuổi của mình lên tầm 3 tuổi, chứ gần như ít công bố tuổi thật của mình. Bởi người ta sẽ nghĩ rằng 1 người trẻ đồng nghĩa với ít kinh nghiệm, thật ra điều đó cũng khá đúng. Nhưng bây giờ 28 tuổi mình nhìn lại thì thấy là không phải cứ trẻ là sẽ bị người coi thường, mà họ sẽ nghĩ là “tuổi trẻ tài cao”.
Tuy nhiên thử thách không đến từ người khác mà đến từ bản thân mình. Vậy nên thay vì quan tâm đến người khác bạn nên quan tâm về chính bản thân mình. Thì mình thấy có hài lòng với sự phát triển bây giờ không? Thấy có đủ tự hào không hay? Nên cảm thấy tự hào về mình và có đủ tự tin nhất định để vượt qua rào cản đấy. Nhiều đối tác ngờ vực với tuổi tác của mình, nhưng quan trọng là mình phải chứng minh được bằng những hành động mình đã làm.
Thùy Anh cho rằng ngày 8/3 rất ý nghĩa và không nên bỏ quên nó
“Đốt 2 căn nhà” cho việc khởi nghiệp, không rời khỏi Forbes sau vụ scandal của Ngô Hoàng Anh vì…
Có 1 câu thoại nổi tiếng: “Rich girls don’t marry poor boys”. Bạn nghĩ sao về câu nói này? Với sự xinh đẹp, tài giỏi tương đồng của Thuỳ Anh, bạn sẽ chọn 1 người bạn đời như thế nào?
Mình phải định nghĩa được từ nghèo, nghèo ở đây là về gì? Nhiều người nghĩ nghèo ở đây là về mặt tiền bạc, nhưng mình lại không nghĩ thế. Nó sẽ bao gồm rất nhiều thứ, liệu người đàn ông đó họ có giàu về nghị lực hay không? Có giàu về sự quyết tâm hay tri thức không? Trong xã hội ngày nay thì mình nghĩ xuất thân không còn quan trọng nữa. Nhưng việc người ấy có sự nỗ lực và khát vọng hay không thì đó mới là định nghĩa của sự giàu và nghèo của đàn ông. Chỉ khi 1 người đàn ông có nghị lực thì con gái mới thu mình để dựa vào và tin tưởng người ấy. Đó cũng là người đàn ông mình đang tìm kiếm.
Thuỳ Anh đã có căn nhà riêng cho bản thân chưa? Nếu có, bạn có thể chia sẻ về quá trình để có căn nhà đầu tiên?
Đối với mình căn nhà không phải là thứ gì đó quá là quan trọng. Từ khi khởi nghiệp thì mình đã dành ra những thứ quá giá trị những căn nhà. Mình đã đốt 2 căn nhà cho việc khởi nghiệp. Hiện tại mình hoàn toàn có đủ tự tin để có 1 căn nhà bất kỳ thời điểm nào.
Rõ ràng, việc được Forbes vinh danh là một cột mốc đáng nhớ, nhưng những gì xảy ra sau đó, đặc biệt là “cơn bão” Ngô Hoàng Anh đã khiến mọi người không còn tập trung nhiều vào những người được vinh danh khác… Thuỳ Anh nghĩ gì về việc này và bạn đã trải qua những cảm xúc gì khi chứng kiến “cơn thịnh nộ” đó?
Mình thấy việc Ngô Hoàng Anh là 1 điều rất đáng tiếc, mọi người trong danh sách đều không mong muốn điều ấy xảy ra cả. Có nhiều bạn chọn cách rời đi, nhưng mình nghĩ cái danh sách này chưa thể nói lên điều gì cả, và quan trọng là cái hành trình mình tạo ra giá trị như thế nào? Mình có tin tưởng cái giá trị đó không? Đó mới là quan trọng.
Nhiều người chọn cách ra đi, nhưng mình lại có cách suy nghĩ tích cực hơn, thay vì rời Forbes ngay lập tức thì mình sẽ nghĩ đến việc làm thế nào để cùng với nhiều thành viên khác trong Forbes tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Mình tập trung những điều đó chứ không tập trung về những điều tiêu cực đã xảy ra, nó là 1 cái sự đáng tiếc mà không ai mong muốn.
Suy nghĩ của Thùy Anh về những chuyện không hay vừa qua tại Forbes
8/3 người ta hay nói về nữ quyền, nhưng Thuỳ Anh có nghĩ nữ quyền có ở mọi ngày và trong từng hành động – ứng xử của một cô gái, chứ không phải riêng gì 1 ngày?
Mình nghĩ mọi thứ trên đời đều có lý do của nó, tại sao lại tồn tại ngày 8/3? Vì ngày xưa trong lịch sử đã có rất nhiều những uẩn khuất và bất công trong xã hội. Thế nên mới có ngày 8/3 để tôn vinh phụ nữ, để truyền tải được ta phụ nữ cũng nên nhận được tôn trọng và bình đẳng trong cuộc sống.
Mình không biết là mấy trăm năm sau mọi thứ sẽ như thế nào, nhưng ở thời điểm hiện tại, 8/3 vẫn là ngày rất ý nghĩa. Bởi vì đây không chỉ là ngày dành cho mình mà dành cho những người bà, người mẹ, phụ nữ đã từng hy sinh cho gia đình… Bởi vì con gái khi sinh ra đã hơi thiệt thòi hơn đàn ông về mặt sức khỏe. Và với thiên chức làm mẹ cũng phải mang nặng đẻ đau, trải qua những cái nỗi đau mà đàn ông không trải qua.
Cảm ơn Thùy Anh về buổi nói chuyện đầy ý nghĩa này, chúc bạn sẽ luôn thành công với mong muốn tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng nhé!
Thiết kế: Minh Trang| photo: Thanh Viết Lê
Chàng trai Khmer khởi nghiệp với bánh tét ngũ sắc
Khởi nghiệp với bánh tét nhưng anh Kim Ngọc Vạn Phát (26 tuổi, H.Long Hồ, Vĩnh Long) đã có sự cách tân để 'làm đẹp' cho loại bánh dân gian này.
Anh phát khởi nghiệp từ tình yêu với cái nghề làm bánh truyền thống của mẹ - THANH DUY
Yêu nghề làm bánh truyền thống
Anh Phát kể, 25 năm trước, từ những ngày gia đình còn khó khăn, mẹ anh đã gắn bó với những đòn bán bánh tét để mưu sinh. "Mẹ cực nhọc, dãi nắng, dầm mưa đến những bãi xe để mời chào khách. Anh em tôi có tiền ăn học đàng hoàng cũng nhờ vào gánh hàng rong bánh tét của bà. Vì vậy, khi trưởng thành, tôi quyết định khởi nghiệp từ loại bánh dân gian này", anh Phát tâm sự.
Vì yêu vị bánh quê hương, yêu nghề truyền thống của mẹ, sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường ĐH Cần Thơ, anh Phát không đi xin việc mà về quê tìm tòi hướng đi "cách tân" để nâng tầm thương hiệu bánh tét của gia đình.
Bánh tét ngũ sắc được anh Phát sáng tạo theo hình thức "bình cũ rượu mới" - THANH DUY
Chia sẻ về lý do chọn nghề, Phát bày tỏ: "Trước đây, tôi thường giúp mẹ mang bánh tét qua Cần Thơ bán. Nhiều người đến ủng hộ, gửi lời cảm ơn làm tôi rất vui. Khách nước ngoài cũng rất yêu thích hương vị bánh truyền thống quê mình. Trong khi đó, mẹ đã lớn tuổi rồi, tôi nghĩ, nếu nghề này mất đi thì tiếc lắm".
Với quyết tâm đó, anh Phát nhiều lần đi tham gia các hội chợ thương mại, hội bánh dân gian để học hỏi những kinh nghiệm, chia sẻ từ những nghệ nhân làm bánh. Song song đó, chàng trai 9X tích cực đi thu nhận ý kiến của khách hàng, cập nhật thị hiếu người tiêu dùng trên internet.
Cải tiến hương vị, diện mạo
Khi nối nghiệp, anh Phát sáng tạo theo hướng 'bình cũ rượu mới". Tuy vẫn giữ quy trình gói bánh theo hình thức thủ công truyền thống, nhưng anh cải tiến về hương vị, diện mạo thành bánh tét ngũ sắc Vĩnh Long.
Diện mạo đẹp mắt của bánh tét ngũ sắc được nhiều người ưa chuộng. - THANH DUY
"Tôi nghĩ, diện mạo của bánh tét cổ truyền cần được chú trọng hơn để tạo nét đặc sắc, sự bắt mắt giúp sản phẩm dân gian này không chỉ là món ăn chơi trong gia đình, mà còn trở thành món quà tặng mang dấu ấn miền Tây. Tôi muốn quê hương mình có thêm sản phẩm ẩm thực đặc trưng để gợi nhớ thương cho những ai đã từng đến đây", anh Phát nói.
Tích lũy dần kinh nghiệm và qua nhiều lần thất bại, anh Phát mới tìm được công thức hoàn chỉnh bánh tét ngũ sắc, "hiện đại" hơn về diện mạo, song hương vị truyền thống vẫn đáp ứng theo tiêu chí "thuận" thiên nhiên: màu cam từ quả gấc, sắc xanh từ lá bồ ngót, màu đỏ từ trứng muối, sắc vàng từ đậu xanh và màu tím từ lá cẩm.
So với cách làm của mẹ, điểm mới còn nằm ở chỗ anh Phát sử dụng nếp sống để định hình cấu trúc bánh được đẹp mắt hơn. Anh chia sẻ, cách giữ độ tươi của các gam màu khi đã nấu chín bánh được xem là khâu khó nhất và cũng là bí quyết thành công của sản phẩm.
Đưa đặc sản quê nhà đi xa
Chàng trai quê Vĩnh Long cho biết, bánh tét ngũ sắc có giá thành cao hơn nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi diện mạo độc đáo. Trước đây, mỗi ngày, mẹ anh chỉ bán được khoảng 200 - 300 đòn, nay với sản phẩm cách tân, con số tăng lên 400 - 500 đòn/ ngày.
Thành công của bánh tét ngũ sắc còn nằm ở việc anh Phát tranh thủ quảng bá sản phẩm vào các dịp hội chợ thương mại, hội bánh dân gian. Theo chàng trai Khmer, đây là cơ hội tốt để lắng nghe góp ý của nhiều đối tượng khách hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn.
"Trong dịch Covid-19 thì khó chưa từng có. Khâu tiêu thụ bánh chững lại, tôi đã lập trang Fanpage giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, đẩy mạnh việc bán lẻ, huy động nhóm shipper giao hàng tận nơi để tự gỡ khó cho đầu ra", anh Phát thông tin.
Khởi nghiệp với loại bánh dân gian, anh Phát thấy vui vì đang góp phần giữ gìn bản sắc ẩm thực dân tộc. Tuy nhiên, chàng trai quê Vĩnh Long còn nhiều trăn trở đó là làm cách nào để sản phẩm có thể bảo quản lâu, có thể chuyển bánh đi xa hơn mà hạn chế sự hư hỏng, chất lượng bánh vẫn được đảm bảo.
"Tôi đang thử nghiệm một số phương thức như hút chân không, sấy nhiệt, sấy ly tâm... để bánh tét ngũ sắc có thể có mặt khắp mọi miền đất nước, qua đó lan tỏa được hình ảnh và góp phần nâng tầm giá trị của loại bánh dân gian Nam bộ", chàng trai khởi nghiệp với bánh tét chia sẻ.
Ruộng nho... độc, lạ Khởi nghiệp từ trồng nho trên đất Bắc, anh Hoàng Hải Phòng (34 tuổi, dân tộc Tày, ở xã Mai Pha, TP.Lạng Sơn) đã tạo ra một ruộng nho... độc, lạ vừa là nơi trải nghiệm thú vị cho du khách, vừa đem về doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm. Tốt nghiệp đại học về quê trồng nho... độc, lạ Tốt nghiệp...