Ngô Thanh Vân tâm sự cơn ác mộng khi làm phim ‘Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể’
Đạo diễn – nhà sản xuất Ngô Thanh Vân đã chia sẻ 18 tháng làm phim ” Tấm Cám: Chuyện chưa kể” với những lời tâm sự đầy tâm huyết từ khi bắt đầu đến khi đóng máy.
“Dì ghẻ” Ngô Thanh Vân cũng chia sẻ cảm thấy “shock” khi đối mặt với khó khăn của một nữa đạo diễn với sản phẩm đầu tay của mình. Mặc dù trước khi thực hiện đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức nhưng khi ra hiện trường, sự quy mô quá lớn, phải điều hành mọi thứ, chú trọng xây dựng từng nhân vật nhất là phần cảm xúc, góc nhìn, góc quay… khiến Ngô Thanh Vân đã có lúc thấy hoang mang, lo sợ, thất vọng với chính bản thân và không biết bắt đầu từ đâu. Với mong muốn giới thiệu khán giả sản phẩm với góc nhìn của nữ đạo diễn khác với các phim khác, Ngô Thanh Vân phải thuyết phục ekip sản xuất phim của mình hiểu cách làm việc cũng như quan điểm về phim.
Suốt mấy tháng ròng rã, Ngô Thanh Vân gần như ăn gió nằm sương, hi sinh nhan sắc để lăn lộn cùng “Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể”
Với cá tính cầu toàn và kỹ lưỡng từng chi tiết, Ngô Thanh Vân cũng thú thật mình “khác người” khi quá chăm chút cho sản phẩm cho đến khi sản phẩm tốt nhất có thể từ tuyển diễn viên, kịch bản, chọn bối cảnh, đạo cụ trang phục đến hậu kỳ làm màu, lồng tiếng, âm thanh, âm nhạc và đặc biệt là kỹ xảo – một trong những dấu ấn đặc biệt của phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể”.
Video đang HOT
Cô đích thân thị phạm cho các diễn viên trẻ
Đạo diễn Ngô Thanh Vân không giấu niềm tự hào khi nói về kỹ xảo của phim, trong đó cô cho biết: “Với 70% phim là kỹ xảo, nhóm thực hiện kỹ xảo mong muốn mọi người biết người Việt có thể làm được mọi thứ về công nghệ 3D và đã từng làm với các dự án nước ngoài, tuy nhiên ở trong nước chưa nó nhiều dự án làm về kỹ xảo, đặc biệt phim ảnh chưa có ai thử nghiệm. Với “Tấm Cám- Chuyện chưa kể”, mọi người sẽ thấy được sự phát triển của điện ảnh Việt đã đi rất là xa và còn đi xa hơn thế nữa, quan trọng là mọi người phải dám làm, phát triển câu chuyện mới hơn để làm cái đà cho những phim điện ảnh có được bước tiến triển nhất định, nhất là sau “Tấm Cám: chuyện chưa kể” thì đơn vị phụ trách kỹ xảo CGI Cyclo Animation sẽ còn đi xa hơn nữa”
Hiện “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” vẫn đang được chiếu tại các cụm rạp. Mặc dù có nhiều phim mới ra mắt nhưng “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” vẫn đang được khán giả yêu thích và vẫn thu hút đông đảo khán giả đến xem phim.
Theo Ngoisao.vn
"Tấm Cám" có đủ sức viết nên cổ tích cho điện ảnh Việt?
"Tấm Cám: Chuyện chưa kể" của đạo diễn - diễn viên Ngô Thanh Vân phải gánh trên vai sức nặng của kỳ vọng sẽ là một "bom tấn điện ảnh Việt" .
(Trailer) Tấm Cám: Chuyện chưa kể: Trailer chính thức tiết lộ phần lớn nội dung cũng như những những chi tiết cải biên khá thú vị.
Những ngày qua, câu chuyện hệ thống rạp chiếu CGV có đóng cửa vớiTấm Cám: Chuyện chưa kể hay không gây ồn ào trên các trang mạng xã hội, dẫn tới những tranh cãi nảy lửa.
Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra: CGV có thực sự "dìm hàng" phim Việt? Chiến dịch PR của Ngô Thanh Vân quá thông minh? Tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé giữa đôi bên thực chất là như thế nào?
Nhưng có lẽ đối với khán giả yêu điện ảnh, vấn đề quan trọng nhất và cũng là điều họ tò mò muốn biết nhất là câu chuyện cổ tích đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam sẽ được Ngô Thanh Vân kể lại như thế nào trên màn ảnh.
Liệu Tấm Cám: Chuyện chưa kể có đủ xuất sắc đến mức có thể giúp "đả nữ" điện ảnh Việt tự tin khẳng định: "Tôi muốn thống trị dòng phim fantasy (kỳ ảo) trong vòng 5 năm tới"?
Kỳ ảo, hành động, chiến tranh
Tấm Cám: Chuyện chưa kể tường thuật lại đầy đủ câu chuyện cô Tấm hiền lành, cam chịu, cô Cám đành hanh, ích kỷ, bà dì ghẻ tàn ác và ông Bụt nhân từ, nhiều phép màu...
Tấm Cám: Chuyện chưa kể thiên về hành động, kỳ ảo . Ảnh: ĐLPCC
Tất nhiên là cũng không thể bỏ qua chuyện cá bống bị mẹ con Cám ăn thịt, chiếc hài Tấm đánh rơi, chim vàng anh quấn quýt với thái tử, cây xoan đào xum xuê và quả thị thơm kỳ diệu. Nhưng nếu chỉ mỗi Tấm Cám thì sao gọi là "chuyện chưa kể".
Thực tế, Tấm Cám: Chuyện chưa kể chủ yếu kể về chàng thái tử một lần gặp Tấm đã si mê, sớm tìm được hạnh phúc lứa đôi nhưng phải đối mặt với những đe dọa, hiểm nguy, thù trong, giặc ngoài, phải gồng mình gánh vác trọng trách với giang sơn, xã tắc. Tấm, Cám hay dì ghẻ thực chất chỉ là những nhân vật phụ tô điểm cho câu chuyện trưởng thành của thái tử.
Bộ phim có sự kết hợp giữa các yếu tố kỳ ảo, hành động và chiến tranh, cho thấy dáng dấp dù chưa rõ nét của một "bom tấn Việt". Kỹ xảo và những cảnh chiến trận của Tấm Cám: Chuyện chưa kể còn bộc lộ những hạn chế nhất định như cảnh binh sĩ xông vào chém giết nhau mà sao hời hợt thế... Dấu vết giả tạo ở hình ảnh dựng bằng vi tính khá rõ, đặc biệt cuộc chiến của hai con quái vật quá hoạt hình.
Dẫu vậy, hiệu quả hình ảnh cũng đã gây được ấn tượng tích cực ít nhất là so với mặt bằng chung phim Việt. Những cảnh hành động cận chiến hấp dẫn, đẹp mắt. Non xanh nước biếc Việt Nam hiện lên hùng vĩ, tươi đẹp trong từng khung hình.
Trang phục của từng nhân vật được thiết kế đẹp, thuần Việt cũng là một điểm nhấn ấn tượng của Tấm Cám: Chuyện chưa kể. Hoàn toàn có thể khẳng định đây là một tác phẩm được đầu tư công phu và thể hiện rõ tham vọng cũng như quyết tâm nghề nghiệp của người làm phim.
Hạ Vi gây thất vọng
Nhưng đáng tiếc là Tấm Cám: Chuyện chưa kể có nhiều lỗ hổng hoàn toàn có thể tránh được. Việc tập trung nhiều vào yếu tố hành động - kỳ ảo, cộng thêm cả cổ tích, lãng mạn khiến bộ phim trở nên nặng nề, thiếu cảm xúc.
Hạ Vi rất đẹp nhưng diễn xuất thiếu chuyên nghiệp. Ảnh: ĐLPCC
Thái tử một lần gặp Tấm đã đem lòng cảm mến, nhưng cảnh quan trọng đó của bộ phim lại được thể hiện rất hời hợt, khán giả không thể cảm nhận được những rung động và cảm xúc giữa chàng thái tử điển trai và cô gái thôn quê xinh đẹp, trong sáng.
Các nhân vật trong phim tạo hình thiện ác quá rõ ràng là thừa thãi và gây tác dụng ngược. Bởi thực tế không phải cứ mắt xếch ngược, gương mặt cau có dữ dằn mới là ác, mà cái ác phải thể hiện từ bên trong.
Cách tạo hình của Tấm Cám: Chuyện chưa kể khiến các nhân vật bị hoạt hình hóa, công thức hóa, bế tắc trong một cái khung định sẵn, thiếu đi chiều sâu cá tính.
Diễn xuất của cả dàn diễn viên trẻ đẹp cũng có không ít vấn đề. Ca sĩ Isaac chưa thật sự thuyết phục trong vai thái tử, và gương mặt mới Hạ Vi gây nhiều thất vọng với vai Tấm.
"Bạn gái Cường Đôla" có vẻ đẹp ngoại hình rất phù hợp, nhưng diễn xuất non yếu, nhạt nhẽo, không ít đoạn tỏ ra khá "đơ". Ninh Dương Lan Ngọc lành nghề hơn, thể hiện tốt hơn, nhưng vai Cám của cô có quá ít đất diễn.
Ngô Thanh Vân gồng mình quá mức với vai dì ghẻ. Ảnh: ĐPCC
Gây khó chịu nhất là các nhân vật đôi lúc tỏ ra kịch quá, cải lương quá, cứ mỗi lần làm chuyện gì tà ác là phá lên cười. Thậm chí một diễn viên kỳ cựu như Ngô Thanh Vân khi nhập vai bà dì ghẻ tàn nhẫn cũng phải gồng mình lên phùng mang, trợn mắt.
So sánh giữa Hollywood với điện ảnh Việt là rất khập khiễng, nhưng hãy nhớ lại mụ dì ghẻ do Cate Blanchet thủ vai trong Ciderella (Cô bé Lọ Lem), không cần nhướng mày hay quát tháo nhưng sự tàn nhẫn và ích kỷ vẫn lan tỏa, như sờ thấy được.
Dẫu vậy, sau những ồn ào và tranh cãi, cần phải thấy Tấm Cám: Chuyện chưa kể là một tác phẩm đáng xem và xứng đáng để bình luận dù còn những thiếu sót. Đâu phải mang nặng cái tâm lý "bảo vệ phim Việt" làm gì cho mệt, khán giả chỉ cần biết rằng có một bộ phim không nên bỏ lỡ, xem để giải trí và để bàn luận, vậy là đủ rồi.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể khởi chiếu trên toàn quốc từ ngày 19/8.
Theo Zing
'Tấm Cám' được mời tranh giải tại Liên hoan phim Busan Tác phẩm của Ngô Thanh Vân được đơn vị tổ chức đánh giá cao về khả năng đáp ứng nhu cầu giải trí của khán giả trong và ngoài nước. Tấm Cám: Chuyện chưa kể vừa được Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 21 (Busan International Film Festival/ BIFF) đề cử trong hạng mục A Window of Asia Cinema. Đây là...