Ngô Thanh Vân khóc nức nở vì ‘Tấm Cám’ không được chiếu tại cụm rạp CGV
Hệ thống rạp chiếu lớn nhất nước không phát hành phim do bất đồng tỷ lệ ăn chia với đơn vị sản xuất.
Bộ phim Tấm Cám – Chuyện chưa kể (thường được gọi tắt là Tấm Cám), được đánh giá là bom tấn của phim Việt mùa hè 2016, công chiếu tối nay 17/8. Trưa cùng ngày, êkíp làm phim và nhà sản xuất tổ chức buổi chiếu ra mắt báo giới tại TP HCM. Cuối buổi chiếu, Ngô Thanh Vân và bà Ngô Thị Bích Hiền của công ty BHD – đại diện đơn vị sản xuất – xác nhận bộ phim không được phát hành tại cụm rạp CGV lớn nhất nước.
Ngô Thanh Vân sản xuất, đạo diễn và diễn xuất trong “Tấm Cám”.
Khi chia sẻ điều này, “đả nữ của màn ảnh Việt” khóc nghẹn. Ngô Thanh Vân cho biết cô rất buồn vì đã dành nhiều tâm huyết cho phim nhưng không tìm được tiếng nói chung với CGV. Theo nữ diễn viên, phim có êkíp hoàn toàn thuần Việt nên cô muốn nó được chiếu rộng rãi. Thế nhưng, việc CGV không phát hành đồng nghĩa phim gặp khó khăn trong việc tiếp cận công chúng.
Đơn vị sản xuất Tấm Cám cho biết họ không đạt được tỷ lệ ăn chia với đơn vị phát hành CGV.
Với tâm huyết và kinh phí gấp đôi mức trung bình cho một bộ phim ở Việt Nam, đơn vị này mong muốn tỷ lệ ăn chia doanh thu của chủ phim và chủ rạp là 50- 50.
Bà Ngô Thị Bích Hiền – đại diện BHD – cho biết CGV đồng ý sắp lịch chiếu nhưng với tỷ lệ chia thấp hơn cho phim Tấm Cám. Đoàn phim cảm thấy điều đó không công bằng và không chấp nhận đề nghị của CGV vì không thể để phim Việt chịu lép vế. “Việc không chiếu tại CGV sẽ ảnh hưởng doanh thu phim nhưng hy vọng khoảng 76 rạp chiếu còn lại sẽ ủng hộ phim hết mình”, bà Hiền nói.
Hiện trên website của CGV vẫn đăng poster và trailer phim nhưng chỉ ghi “Sắp chiếu”, không có lịch cụ thể.
Video đang HOT
Trong hệ thống rạp chiếu tại Việt Nam, CGV của Hàn Quốc đang dẫn đầu với 32 cụm rạp, chiếm 40% tổng số rạp. Hồi tháng 5, tám nhà sản xuất và phát hành phim trong nước cùng gửi đơn khiếu nại đến Hội Điện Ảnh, khẳng định họ đang bị hệ thống rạp CGV (thuộc nhà phát hành cùng tên Hàn Quốc) chèn ép tỷ lệ ăn chia doanh thu phòng vé và hình thức chiếu phim ở rạp.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể (tên tiếng Anh là Tấm Cám: The Untold) thuộc thể loại giả tưởng (fantasy film). Dự án này có kinh phí 20 tỷ đồng và là dự án lớn nhất của Ngô Thanh Vân từ trước đến nay. Phim có sự tham gia của các diễn viên: Ngô Thanh Vân, Hạ Vi, Ninh Dương Lan Ngọc, NSƯT Thành Lộc, Ngọc Trai, các thành viên của nhóm 365…
Theo VnExpress
5 chuyện tình dân gian có thể trở thành kịch bản hấp dẫn cho phim Việt
Cốt truyện của Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh hay Mị Châu - Trọng Thủy có thể dựng được thành tác phẩm điện ảnh xúc động và hùng tráng.
Những ngày này người yêu điện ảnh Việt Nam tập trung sự chú ý dành cho dự án phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể của đạo diễn Ngô Thanh Vân. Đây là lần đầu tiên có một dự án chuyển thể truyện cổ tích được sản xuất chỉn chu và cẩn thận đến vậy.
Thái tử và Tấm trong Tấm Cám: Chuyện chưa kể.
Khán giả mong chờ ở bộ phim một chuyến phiêu lưu đầy cảm xúc với tình yêu của Thái Tử và Tấm cùng cuộc chiến chống quân ngoại bang xâm lược. Nếu thành công, Tấm Cám: Chuyện chưa kể có thể mở màn cho trào lưu chuyển thể truyện cổ, vốn đã được nhiều nền điện ảnh thế giới sử dụng nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.
Ngoài Tấm Cám, 5 truyện cổ tích dưới đây cũng có thể được chuyển thể, tạo thành tác phảm điện ảnh hấp dẫn bởi hội tụ đủ các yếu tố: chuyện tình lãng mạn, diễn biến kịch tính và mang đậm màu sắc Việt:
1. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ nếu được dựng thành phim và đầu tư cẩn thận, chắc chắn sẽ trở thành một bom tấn sử thi hoành tráng. Cốt truyện phim có thể làm rõ hơn về quá trình gặp gỡ và yêu nhau của "cha Rồng mẹ Tiên". Bối cảnh câu chuyện đưa người xem về với đất Việt thời hồng hoang, khi mà núi xanh và biển bạc còn trải kín đến mênh mông. Chất liệu huyền ảo, nhân vật nguồn gốc tiên - rồng được xây dựng bằng kỹ xảo hoành tráng sẽ mở ra một thế giới thần tiên vô cùng mãn nhãn. Nội dung sâu rộng cùng hình ảnh đậm tính tượng hình sẽ thể hiện được niềm tự hào dòng dõi cùng tinh thần sống cao đẹp của dân tộc.
2. Mỵ Châu - Trọng Thủy
Nếu nhắc đến chuyện tình lay động nhất trong dân gian Việt Nam, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến Mỵ Châu và Trọng Thủy. Câu chuyện day dứt của nàng công chúa "trái tim lầm chỗ đặt lên đầu", yêu con trai của kẻ địch để rồi bị vua cha xử tử có thể là một kịch bản phim ấn tượng không quên. Không chỉ xoáy vào chuyện tình ngang trái như Romeo và Julliet, cốt truyện này có thể cho phép nhà làm phim mở rộng thành cuộc chiến chính trị của 2 triều đại. Đằng sau hôn lễ hòa giải là những toan tính nham hiểm của Triệu Đà cho một ván cờ cướp nước có quy mô.
Phân cảnh Mị Châu ngồi sau lưng vua cha, rải lông vũ trắng xóa suốt hành trình chạy trốn có thể trở thành một hình ảnh tuyệt đẹp, đậm chất thơ mà cũng vô cùng đau đớn.
3. Sự tích Trầu Cau
Không diễn ra trên bối cảnh tráng lệ hay nhiệm màu, Sự tích Trầu Cau lại là một câu chuyện giản dị, thấm dẫm tình máu mủ, phu thê. Nếu được dựng thành phim, kịch bản Sự tích Trầu Cau không cần thêm thắt nhiều tình tiết so với bản cổ tích cũng đã tạo nỗi dư âm day dứt trong lòng người xem. Câu chuyện kể về 2 người anh em có ngoại hình giống hệt nhau. Một lần, vợ của người anh vì nhận nhầm người em là chồng mình đã gây nên hiểu lầm giữa 2 anh em. Đau buồn vì bị anh nghi ngờ, người em bỏ vào rừng và chết bên bờ suối, người anh hối hận đi tìm em để rồi cũng nằm lại bên chính tảng đá mà em hóa thành. Người vợ không thấy chồng về, cũng đi tìm và khóc cạn nước mắt, chết đi hóa thành dây trầu đúng nơi 2 anh em chồng qua đời.
4. Sơn Tinh - Thủy Tinh - Mị Nương
Chuyện tình tay 3 của vị thần rừng, thần biển cả và công chúa nhà vua này từ lâu đã là nguồn cảm hứng của nhiều tác phẩm văn học, âm nhạc, hội họa hiện đại. Nếu trở được chuyển thể thành phim,Sơn Tinh Thủy Tinh có đủ yếu tố để trở thành một bom tấn hấp dẫn. Trước hết là câu chuyện tình yêu có cả sự lãng mạn (2 chàng trai cầu hôn nàng công chúa) lẫn nỗi tiếc nuối (Thủy Tinh vì đến muộn một chút mà đánh mất tình yêu). Sau đó là diễn biến kịch tính của cuộc đua truy tìm lễ vật và trận chiến nảy lửa giữa 2 bên. Không thể không kể đến hiệu ứng kỹ xảo hoành tráng đậm chất thần tiên được dùng để tạo "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" cùng cuộc đối đầu của 2 vị thần quyền năng.
5. Ngưu Lang Chức Nữ
Ngưu Lang Chức Nữ là câu chuyện dân gian có 2 phiên bản, Việt Nam và Trung Quốc. Trong bản Việt Nam, nàng tiên dệt vải Chức Nữ đem lòng yêu chàng chăn trâu Ngưu Lang vì tiếng tiêu mê hồn. Ngưu Lang mải mê tình yêu nên để trâu đi lạc vào điện Ngọc Hư, khiến Ngọc Hoàng nổi giận chia cách 2 người bởi sông Ngân. Đây sẽ là một bộ phim lãng mạn - huyền ảo chinh phục các khán giả yêu thích phim tình cảm. Đặc biệt bối cảnh thiên đình, dòng sông Ngân lấp lánh sao hay cây cầu Ô Thước từ hàng ngàn chú quạ sẽ cho phép các nhà làm phim dựng nên các khung hình tuyệt đẹp.
Theo VNE
'Tấm Cám' vướng tin đồn không được chiếu ở hệ thống rạp lớn Cả phía nhà sản xuất (VAA) đơn vị phát hành phim (CGV) đều không đưa ra bình luận hay khẳng định nào về tin đồn vì cả hai bên đều trong quá trình thương thảo. Tấm Cám: Chuyện chưa kể là bộ phim đang được chờ đón nhất thời gian qua bởi độ hoành tráng và những thông tin ly kỳ về nội...