Ngô Thanh Vân cùng dàn sao phim ‘Cô Ba Sài Gòn’ ra mắt tại Hà Nội
‘Đả nữ’ và Lan Ngọc, Diễm My 9X đều xúng xính áo dài theo phong cách thập niên 60 trong buổi công chiếu phim tối 9/11.
Sau sự kiện ra mắt tại TP HCM, tối qua (9/11), Ngô Thanh Vân cùng đoàn phim ‘ Cô Ba Sài Gòn’ đã bay ra Hà Nội để gặp gỡ giới truyền thông, khán giả. Với tư cách là nhà sản xuất, Ngô Thanh Vân rất tâm huyết với tác phẩm tôn vinh trang phục áo dài truyền thống. Cô chia sẻ, bộ phim có sự đóng góp của rất nhiều người trẻ với mong muốn giúp cho nền điện ảnh Việt Nam thêm khởi sắc.
Lan Ngọc, nữ chính của phim duyên dáng trong áo dài họa tiết gạch bông của NTK Thủy Nguyễn. Nhân vật Như Ý do cô đảm nhận là con gái một tiệm may áo dài nổi tiếng ở Sài thành những năm 1960. Trong một lần tình cờ, cô đã xuyên không đến năm 2017 và bỡ ngỡ trước sự thay đổi của xã hội.
Diễm My 9X rạng rỡ tạo dáng bên tấm poster nhân vật của Ngô Thanh Vân. Cô đóng vai Helen, một nhà thiết kế tài năng.
Lan Ngọc và Diễm My 9X rất thân thiết ở ngoài đời dù trên phim, hai nhân vật của họ không hề ưa nhau.
Dàn diễn viên phim ‘Cô Ba Sài Gòn’ còn có ST (nhóm 365) và Oanh Kiều.
Á hậu Tú Anh mặc áo dài trùng họa tiết với diễn viên Oanh Kiều khi đến chúc mừng đoàn phim. Cô hội ngộ với NTK Thủy Nguyễn trong sự kiện.
Video đang HOT
Nghệ sĩ Thu Hà đã lâu mới xuất hiện tại event showbiz.
NSƯT Chiều Xuân cùng con gái Hồng Khanh không chỉ diện áo dài có màu đồng điệu mà còn đeo băng đô giống nhau.
Cựu siêu mẫu Bảo Ngọc cũng đến ủng hộ cho phim ‘Cô Ba Sài Gòn’.
Diễn viên Bảo Thanh nền nã với áo dài họa tiết độc đáo.
Cô vui vẻ gặp lại NSND Hoàng Dũng, ‘ông trùm’ của phim ‘Người phán xử’.
MC Phí Linh đảm nhận vai trò dẫn dắt buổi ra mắt.
Ảnh: Giang Huy, Hải Hà Nội
Quỳnh Như
Theo Ngoisao.net
Giám đốc sáng tạo lên tiếng về những ý kiến trái chiều xoay quanh poster "Cô Ba Sài Gòn"
Trước những nhận định cho rằng poster "Cô Ba Sài Gòn" không hợp lý, rối mắt, tác giả đã chính thức chia sẻ những ý kiến của mình về sự việc này.
Poster chính thức của phim Cô Ba Sài Gòn sau khi được công bố đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều khán giả cho rằng poster quá rối, loạn phong cách, bố cục, không đẹp như cái đầu tiên tung ra. Trước tình hình đó, giám đốc sáng tạo của Cô Ba Sài Gòn - anh Lê Đức Hiệp, đã có những chia sẻ trên trang cá nhân.
Poster chính thức "Cô Ba Sài Gòn"
Anh Lê Đức Hiệp chia sẻ trên trang cá nhân về poster
Cụ thể, anh viết:
" Chuyên mục Nói lại cho rõ:
Sau mấy hôm release poster chính thức của Cô Ba và nhận được khá nhiều ý kiến đa chiều, mình có suy nghĩ một tẹo. Comment của các bạn mình đọc hết. Bình thường mình sẽ không nói về những artwork của mình trừ khi có ai hỏi trực tiếp nhưng vì đã có cả 1 bài viết phân tích poster nên mình nghĩ cũng nên nói cho rõ một vài thắc mắc mà mình nghĩ là hợp lý của các bạn. Bỏ qua chuyện xấu đẹp vì xấu đẹp là trong con mắt người xem, mình miễn bàn nhé.
1. Về ý tưởng: Cũng như các poster khác. Poster chính cũng muốn gợi nhớ về một thời xa vắng, một câu chuyện Sài Gòn diễm tình với phong cách retro. Cảm hứng chính cho poster này là hộp xà bông, chai dầu gió cô ba, các poster quảng cáo ca kịch Sài Gòn trước 75, một số tour poster của The Beatles. Mình may mắn vì hồi trước có làm sách cho cô NSND/Kỳ nữ Kim Cương, khi đến nhà cô được cô cho xem những lưu trữ riêng của cô từ thời xưa, những tờ quảng cáo ca kịch xưa với phong cách sến, siêu sến, siêu Việt Nam, những hình ảnh cắt ghép thủ công tứ tung, cái nét mỹ thuật sến đó đã ăn sâu vào mình và mình đã thể hiện chúng trên poster này. Vì thế nên nếu ai nói đây như một poster cải lương rẻ tiền thì đúng rồi, chính nó đó. Những cái rẻ tiền này tràn đầy đường phố Sài Gòn xưa đó. Ngày xưa người ta vậy đó. Thực ra nếu đẹp nhất mình có thể mang layout poster này đi vẽ lại đúng kiểu xưa. Nhưng về góc nhìn thương mại, hình vẽ sẽ không hút bằng ảnh thật nên mình chọn phương án ảnh thật.
Bìa sách Hồi ký Nghệ sỹ Kim Cương
2. Về tạo hình của các nhân vật. Cô Ba Sài Gòn có câu chuyện trải dài từ 1969 - 2017 nên không chỉ có các nhân vật style cũ. Rất nhiều nhân vật là từ 2017, đó là lý do các nhân vật này được giữ kín đến tận gần ngày ra mắt. Nhìn poster các bạn cũng đoán được ai 2017 ai 1969 ha.
3. Về số lượng nhân vật trên poster. Ban đầu NSX muốn có nhiều nhân vật trên poster chính nhưng mình thì muốn là chỉ có một mình Lan Ngọc (mình đã làm option này). Khi option này không được duyệt thì mình nghĩ sao không làm hẳn 1 phiên bản over ngược lại, đúng kiểu Sài Gòn xưa đó là có gì thì khoe hết, có gì quảng cáo hết, vì thế nhân vật phụ nhất mình cũng đưa lên poster (ai hay xem mấy cái quảng cáo Sài Gòn xưa chắc hiểu kiểu này). Cái này không phải là tham mà là đi đến tận cùng của ý tưởng. Khi gửi poster này cho chị Vân (tức Ngô Thanh Vân - người viết bổ sung), chị Vân muốn bỏ bớt 1 vài nhân vật vì cũng như cảm quan của mọi người là quá rối nhưng mình đã thuyết phục chị giữ lại hết. Mình muốn mọi người khi nhìn vào poster này phải nhìn thêm lần thứ 2, thứ 3, nhìn kỹ để xem trên poster này có những gì. Một poster phim không phải chỉ đẹp là được, nó có 1 phần "chức năng" nữa. Chức năng đó là khiến khán giả ghi nhớ, nếu chỉ đèm đẹp OK lướt qua thì sẽ rất ít người nhớ đến poster này, nhưng mình chắc chắn từ hôm trước đến giờ các bạn đã xem rất kỹ hình này đúng không, để xem có những ai trên này, để xem là "what the hell is going on in this poster?". Và chỉ cần thế thôi là phần chức năng của poster này đã thành công rồi.
4. Tại sao các nhân vật hơi... lung tung? Một lần nữa mình lại phải nói lại về phong cách Sài Gòn xưa nó vậy... ngày xưa người ta cắt dán chứ không có photoshop như bây giờ nên hầu như không kiểm soát được độ hợp lý của hình ảnh. Nên mình cũng chả biết làm sao, vì nếu làm đúng thì nó vậy) giờ sắp xếp đẹp quá thì nó sẽ ra hiện đại. Mình đã sắp xếp theo cách hợp lý nhất, đúng hướng nhìn bình thường của mắt là từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (hay còn gọi là bố cục chữ Z như bài viết nói). Về bố cục lại phải nói thêm là poster cần phải có đối trọng tương phản giữa Như Ý & Helen. Về hình học: mình đã xếp Như Ý và Helen vào 2 đầu đối trọng của bố cục Z. Về màu sắc: phía Như Ý những gam nóng vàng, đỏ, hồng, phía Helen những gam lạnh, xanh, đen, trắng. Bên Như Ý những biểu cảm ánh mắt xa xăm mơ màng diễm lệ, sến súa. Bên Helen, những ánh mắt sắc xảo, lạnh lùng. Nói chung về bố cục đảm bảo nếu bạn chỉ nhìn 1 lần sẽ thấy tên phim, thấy Như Ý, thấy Helen những key point (điểm nhấn quan trọng - người viết bổ sung). Còn những cái khác thì sẽ bắt bạn phải nhìn thêm, nhìn kỹ. Vốn dĩ mình có thể làm cho các nhân vật dễ nhìn hơn, nổi hơn bằng cách tạo ánh sáng ven cho các nhân vật nhưng làm vậy mất đi chất "cổ" nên mình nghĩ để nguyên vậy tốt hơn.
5. "Mình thấy gì đó sai sai". Đúng vậy. Để mình nói cái sai sai cho bạn: Vì câu chuyện phim kéo dài đến 2017 (và còn sau nữa cơ ) nên main poster này không được làm cũ quá. Phải dung hòa giữa mới và cũ sao cho người ta vẫn thấy 1969 và vẫn thấy 2017. Chính vì cái chênh này nên bạn mới thấy nó có gì đó hơi sai sai. Mình hoàn toàn có thể làm 1 poster siêu cũ như cái pre-release poster "Thời trang, lãng mạn, sâu lắng!" trước đây nhưng để trọn vẹn cho câu chuyện phim nên mình giảm mấy cái hiệu ứng cũ đi 1 tẹo, màu tươi hơn, ít rách hơn, ít hoen ố hơn.
6. Poster này hoàn toàn là idea của mình, không có bị ai, client nào bắt ép phải làm như này cả. Và mình vẫn hoàn toàn tin tưởng vào nó.
Vậy thôi, đây là những gì mình muốn nói vì mình thấy những thắc mắc này là hợp lý, phải mình là người không biết về phim khi nhìn vào chắc chắn mình cũng có thắc mắc như vậy. Mình muốn chia sẻ 1 lần duy nhất để rõ ràng vậy thôi. Poster này, hay phim Cô Ba Sài Gòn đều được làm bởi tình yêu của mình, của chị Vân, chị Thủy, anh Đương, anh Nam... những con người thời nay dành cho 1 thời Sài Gòn vang bóng, những người trân trọng những giá trị văn hóa xưa cũ nên tuyệt đối không có làm vớ vẩn. Để làm phim này, mọi người đều research rất kỹ hàng tháng trời, đặt mình vào bối cảnh thời đại để cảm nhận đc hết cái tinh thần xưa. Mỗi sản phẩm đưa ra đều là sự gìn giữ và phát huy những gì của Sài Gòn xưa để lại.
Chúc các bạn xem phim vui vẻ (với những ai sắp đi xem) nhé!"
Cùng xem lại những hình ảnh mà anh Lê Đức Hiệp đã thực hiện cho phim Cô Ba Sài Gòn:
Anh Lê Đức Hiệp cũng đã đảm nhiệm mỹ thuật cho khá nhiều phim điện ảnh trước đây:
Từ trái qua: Phim "Sắc đẹp ngàn cân", "Chạy đi rồi tính", "Tấm Cám: Chuyện chưa kể"
Phim Cô Ba Sài Gòn khởi chiếu trên toàn quốc ngày 10/11/2017.
Theo Trí Thức Trẻ
Ơn trời, cuối cùng "Cô Ba Sài Gòn" cũng tung poster chính thức trước một tuần công chiếu! Chỉ còn đúng một tuần nữa, "Cô Ba Sài Gòn" sẽ ra rạp nhưng poster chính thức của phim vừa được tung ra cũng như thông báo phim sẽ được chiếu trên tất cả các rạp. Cô Ba Sài Gòn là một trong 3 bộ phim được mong chờ nhất nửa cuối năm 2017. Trong tháng 11, đây cũng là phim Việt Nam...