Ngỡ ngàng với những bức tranh quê hương đẹp như thật
Khung cảnh miền quê mộc mạc, yên bình được chàng trai này phác họa chân thực, sống động trong từng bức tranh, đến nỗi ai nhìn cũng ngỡ ngàng vì quá giống thật.
Năm 2012, sau khi tốt nghiệp Khoa Sư phạm mỹ thuật của Trườngb>ĐH Sư phạm nghệ thuật T.Ư (Hà Nội), anh Đỗ Xuân Tuyển (35 tuổi), hiện đang sống và làm việc tại tỉnh Bắc Giang, đã mở một cửa hàng kinh doanh khung tranh, ảnh ở gần nhà, chuyên nhận vẽ tranh tường, thư pháp theo yêu cầu.
Cho đến khi quê nhà bị phong tỏa bởi dịch Covid-19, giống như bao người thì anh Tuyển chỉ quanh quẩn ở nhà, không đi vẽ tranh tường nữa. Trong một lần tình cờ, anh mang tấm hình mình đã chụp trước đó ra và vẽ lại sáng tạo dựa trên tấm hình ấy rồi đăng lên các hội nhóm trên mạng xã hội. May mắn bức tranh của anh nhận được rất nhiều lời khen ngợi của cộng đồng mạng, nhiều người ngỏ ý hỏi mua nên anh Tuyển nảy ra ý định vẽ tranh để bán. Đến năm 2022, anh tạm dừng công việc kinh doanh tại cửa hàng, tập trung vào vẽ tranh song song với công việc tạo tác bonsai.
Anh Tuyển là tác giả của những bức tranh quê chân thực NVCC
“Thuở đi chăn trâu ngày còn bé, tôi thường vẽ xuống nền đất trống, có lần còn nghịch vẽ lên bờ tường nhà hàng xóm… Tôi rất thích vẽ và có chút năng khiếu nên được anh trai định hướng theo học hội họa để phát triển bản thân”, anh Tuyển nói.
Video đang HOT
Miền quê bình dị, mộc mạc hiện ra trong từng nét vẽ NVCC
Tranh của anh Tuyển mang nét vẽ hồn hậu của tâm hồn từng trải với một tuổi thơ đầy kỷ niệm. Theo anh Tuyển, để tạo ra được một bức tranh có hồn, tạo rung động cho người thưởng thức tranh, đòi hỏi người họa sĩ phải có cảm xúc và vẽ với tất cả niềm đam mê. “Sự từng trải giúp tôi hiểu rõ các chi tiết, hoạt động, cảnh vật mà mình muốn thể hiện, từ đó làm cho bức tranh có ý nghĩa và sinh động hơn”, anh Tuyển nói thêm.
Những gam màu được pha trộn khéo léo khiến bức tranh sinh động hơn NVCC
Cái nồi gang dùng để nấu cơm là vật dụng thân thuộc xuất hiện khá nhiều lần trong tranh của anh Tuyển. Ấy vậy mà mỗi lần anh “mang” nồi gang vào tranh là mỗi lần khác. “Cái nồi gang này từng là nồi cơm “quốc dân”. Khi chưa có nồi cơm điện thì hầu như nhà nào ở quê cũng có một cái y vậy. Nhà tôi cũng không ngoại lệ, hơn nữa nó còn là “của hồi môn” của ông ngoại cho mẹ. Vì lẽ đó nên tôi có một cảm xúc đặc biệt với nó”, anh Tuyển cho hay.
Họa sĩ trẻ này có ấn tượng đặc biệt với cái nồi gang NVCC
Qua từng nét vẽ, anh Tuyển muốn mang những bức tranh gần gũi, chân thực chứa đựng tình yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm và tình cảm gia đình đến gần hơn với mọi người. Vốn là người yêu thích hội họa, Nguyễn Văn Cường (29 tuổi), ngụ tại thôn Xuân An, xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, bày tỏ sự ngỡ ngàng và thán phục khi được ngắm nhìn tranh của anh Tuyển qua các hội nhóm trên mạng xã hội. Cường chia sẻ: “Thoáng nhìn những bức tranh, mình ao ước được trở lại với tuổi thơ lên 5, lên 7, đó là những ngày trưa hè không ngủ để tụ tập, chơi đùa cùng bạn bè ở đầu làng. Mình lại nhớ mỗi khi đông về được quây quần bên bếp lửa cùng ba mẹ, cùng cả những vật dụng thân thương trong ngôi nhà lợp mái ngói truyền thống. Cảm ơn tác giả đã khắc hoạ hình ảnh thôn quê một cách chân thực đến như thế!”.
Phát hiện bức tranh đá quý giá nghìn năm tuổi trên thảo nguyên
Các bức tranh khắc đá không chỉ là di sản mà còn là sự miêu tả chân thực quá trình lao động, săn bắn, chinh phục, hiến tế của tổ tiên sống trên thảo nguyên.
Viện bảo tàng Hulunbuir Nội Mông Cổ vừa tìm thấy bức tranh được khắc trên đá ở núi Y Hòa Ô Lạp, thị trấn Tha Cương, Kỳ Tân Barga Tả sau hai năm khảo sát và nghiên cứu.
Tảng đá - nơi bức tranh được phát hiện. (Nguồn: Sohu)
Bức tranh được khắc trên một tảng đá to khổng lồ diện tích hơn 1000 m2. Tảng đá có hướng bắc nam, cao ở phía bắc và thấp ở phía nam, điểm cao nhất khoảng 7m.
Các bức tranh khắc đá được vẽ ở phần trung tâm của tảng đá, cách mặt đất 150 cm và cao khoảng 180 cm. Các nhà nghiên cứu bước đầu nhận định bức tranh khắc đá được vẽ cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm.
Ông Triệu Long Giang (Zhao Long Jiang) - Phó viện trưởng Viện bảo tàng Hulunbuir cho biết, đây là di vật cổ vô cùng quý giá, nên đơn vị sẽ đưa ra những biện pháp để bảo vệ tốt nhất.
Khi đàn ông ở quê... ế vợ! Cách đây hơn 10 năm, có dịp về các miền quê, khi bàn về chủ đề hôn nhân, chúng ta khá quen với cụm từ 'gái ế'. Nhưng nay, gió đã đổi chiều thành 'trai ế'! Lấy được vợ, đẻ con lại thành mơ ước của không ít thanh niên ở các miền quê (Ảnh minh họa). Ở những thành phố và đô...