Ngỡ ngàng với diện mạo di tích Chùa Cầu – Hội An sau tu bổ
Sau hơn 1,5 năm tu bổ, di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều) – một biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, tỉnh Quảng Nam – đã lộ diện.
Đơn vị thi công dự án tu bổ di tích Chùa Cầu đang hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị khánh thành công trình, dự kiến vào ngày 2-8, nhân sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ 20.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, sau hơn 1,5 năm tu bổ theo phương thức hạ giải toàn bộ di tích Chùa Cầu, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thiện.
Di tích Chùa Cầu sau trùng tu
Đến nay, phần di tích chính đã tu bổ xong, đơn vị thi công cho tháo dỡ toàn bộ nhà bao che xung quanh; chỉ còn một số hạng mục phụ như lát gạch, tạo cảnh quan xung quanh…
Vài ngày qua, khi toàn bộ mái che được tháo dỡ, di tích Chùa Cầu đã lộ diện cho người dân và du khách chiêm ngưỡng. Có thể dễ dàng nhận thấy di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ trở nên mới mẻ, sáng hơn bởi màu sơn, màu mái ngói và họa tiết trên mái ngói hay các ký tự, dòng chữ viết được sơn quét lại. Tuy vậy, di tích này lại kém phần cổ kính so với trước đây.
Ngói của Chùa Cầu được lợp xen lẫn giữa ngói cũ và ngói mới nhưng vẫn giữ được nét hài hòa. Phần trụ cột di tích gần như còn nguyên sơ như vốn có trước khi tu bổ.
Bên trong di tích, một số khung gỗ hư hỏng, mục ruỗng trước đó đã được thay mới hoàn toàn. Một số trụ gỗ được chắp nối bằng đoạn gỗ mới. Văn bia và ký tự trên văn bia được sơn quét lại. Kết cấu mặt sàn được làm nhô cong hình vòng cung.
Diện mạo Chùa Cầu sau trùng tu
Khi được hỏi, nhiều người dân và du khách nói rằng di tích Chùa Cầu sau khi tu bổ cơ bản còn giữ được các yếu tố nguyên gốc, vẫn giữ được phần hồn như vốn có, diện mạo mới trông khá đẹp. Dù vậy, một số ý kiến cho rằng phần thân và mái ngói được sơn quét mới làm cho di tích trở nên hơi khác lạ, hiện đại hơn so với trước đây.
Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An quản lý thực hiện; tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỉ đồng được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh Quảng Nam (50%) và TP Hội An (50%). Dự án có sự tài trợ về kinh phí để nghiên cứu từ Quỹ Sumitomo và hỗ trợ chuyên gia tư vấn từ tổ chức JICA Nhật Bản.
Công trình khởi công vào ngày 28-12-2022, dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 12-2023. Tuy nhiên, quá trình tu bổ gặp một số trở ngại, có thời điểm phải gián đoạn để tham vấn ý kiến chuyên gia về việc mặt sàn “cong hay thẳng”. Vì vậy, dự án đến nay mới cơ bản hoàn thiện.
Phần giới thiệu dự án cho biết những nguyên tắt cơ bản gồm: Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc; duy trì đồng thời giá trị và chức năng di tích; mọi sự can thiệp phải trên cơ sở tôn trọng khoa học, lịch sử và đảm bảo ổn định lâu dài, ứng dụng khoa học kỹ thuật phù hợp; duy trì tham vấn và ghi lại diễn tiến quá trình,… với phương châm xuyên suốt là phải cân nhắc kỹ lưỡng, kết hợp chặt chẽ với nghiên cứu khoa học và tham vấn chuyên gia trong suốt quá trình triển khai thi công.
Theo hồ sơ dự án, di tích Chùa Cầu được trùng tu các hạng mục như: gia cố hệ nền, móng, mố, trụ cầu; tu bổ hệ sàn, khung gỗ, mái; cải tạo hệ thống điện, chống mối công trình; số hóa di tích bằng công nghệ 3D phục vụ lưu trữ và việc tu bổ, tổ chức hội thảo, tọa đàm, lập hồ sơ khoa học; tôn tạo cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật; mạng internet, hệ thống camera an ninh và nhà bao che phục vụ thi công tu bổ và bảo quản di tích…
Video đang HOT
Ra đời vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XV, đến nay đã trải qua khoảng 400 năm tồn tại, Chùa Cầu là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo không chỉ ở Việt nam mà còn hiếm thấy trên thế giới, trở thành biểu tượng của TP Hội An.
Theo các tư liệu, Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 7 lần tu bổ lớn vào các năm 1763, 1817, 1875, 1917, 1962, 1986, 1996.
Một số hình ảnh di tích Chùa Cầu do PV Báo Người Lao Động ghi lại:
Diện mạo Chùa Cầu trước và sau khi trùng tu
Bên hông Chùa Cầu được sơn màu trắng khiến di tích không còn mang nét cổ kính so với trước đây
Dự án tu bổ đang thi công dần hoàn thiện
Mặt sàn được làm theo hướng nhô cong hình vòng cung
Một số cấu kiện gỗ được thay thế, chắp nối bằng vật liệu mới nhưng giữ được sự tương đồng so với vật liệu cũ
Văn bia được quét sơn lại
Bảng hiệu di tích còn giữ được nét nguyên vẹn
Mái ngói mới đã làm giảm bớt đi phần cổ kính của di tích
Dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện các công trình phụ trợ
Nhiều khách du lịch chụp hình lưu niệm bên di tích Chùa Cầu
Cận cảnh con đường lọt tốp đẹp nhất thế giới ở Hội An
Đường Trần Phú, một con đường nằm trong phố cổ Hội An (Quảng Nam) vừa lọt vào danh sách 71 con đường đẹp nhất thế giới.
Du khách đạp xe trên đường Trần Phú, hoặc có thể đi xích lô để cùng ngắm cảnh trên dọc tuyến đường.
Tạp chí chuyên về kiến trúc Architectural Digest (Hoa Kỳ) vừa bình chọn 71 con đường đẹp nhất thế giới, trong đó có đường Trần Phú nằm ở trung tâm của phố cổ Hội An với vị trí thứ 45.
Đường Trần Phú dài khoảng 1km, rộng 5m, bắt đầu từ Chùa Cầu - một di tích biểu tượng của phố cổ Hội An đến điểm cuối là chợ Hội An.
Thời Pháp thuộc, đường Trần Phú mang tên Rue du Pont Japonais, nghĩa là phố cầu Nhật Bản.
Theo Architectural Digest, đường Trần Phú còn là khu vực tọa lạc nhiều di tích quan trọng cũng như các công trình kiến trúc đặc sắc của đô thị cổ đáng để du khách trải nghiệm, khám phá, như Hội quán Quảng Đông, Miếu Quan Công, hội quán Hải Nam, hội quán Ngũ Bang, hội quán Phước Kiến... Tất cả đều nằm bên đường đánh số chẵn.
Không chỉ là những kiến trúc cổ xưa, trên đường Trần Phú người dân còn trồng rất nhiều hoa giấy, nở quanh năm với màu hồng, đỏ, cam, trắng... khiến con đường càng thêm bừng sáng, là điểm check-in lý tưởng cho du khách.
Sự bình yên của đường Trần Phú.
Những ngôi nhà cổ đặc trưng.
Một góc đường Trần Phú nối với đường Lê Lợi.
Những giàn hoa giấy nhiều màu sắc trên đường Trần Phú tạo nên vẻ đẹp cho phố cổ Hội An.
Đường Trần Phú phố cổ Hội An lọt top 71 con đường đẹp nhất thế giới Tạp chí kiến trúc Architectural Digest vừa công bố 71 con đường đẹp nhất thế giới, trong đó, đường Trần Phú (phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam) đứng thứ 45. Đường Trần Phú dài khoảng 1 km, rộng 5 m, nối giữa Hoàng Diệu và Chùa Cầu nổi tiếng Hội An. Thời Pháp thuộc, đường Trần Phú mang tên Rue du Pont...