Ngỡ ngàng với biệt tài viết chữ ngược của cô giáo 8x
Cô giáo 8x còn có thể viết chữ ngược đẹp như in bằng cả hai tay.
Điều đầu tiên học sinh Việt Nam được học khi cắp sách đến trường là “Tiên học lễ, hậu học văn”, “nét chữ nết người”. Đó là lý do tại sao, những người có đạo đức và viết chữ đẹp luôn rất được trân quý.
Mới đây, biệt tài viết chữ đẹp và chữ ngược bằng cả hai tay của một cô giáo 8x khiến không ít người phải ngỡ ngàng và “ngả mũ” thán phục.
Những nét chữ ngược điêu luyện của Bích Nguyệt
Cô giáo đặc biệt đó là Nguyễn Thị Bích Nguyệt (sinh năm 1985, quê Hà Nội, hiện đang là giáo viên dạy tiếng Anh của Cung văn hóa Thiếu nhi Hà Nội).
Ngắm nhìn những nét chữ đẹp “mê hồn”, uốn lượn như phượng múa rồng bay của Bích Nguyệt, ít ai tin cô lại là một giáo viên dạy tiếng Anh từng tốt nghiệp trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) chứ không phải là một giáo viên tiểu học.
Bích Nguyện cho biết, cô bắt đầu rèn chữ từ cách đây 3 năm. Lý do đưa cô đến với những con chữ cách điệu cũng rất đơn giản, xuất phát từ một câu nói của các em học sinh.
Đây là cách viết từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, nghĩa là phải soi bài viết ngược vào gương mới có thể đọc được
“Cách đây 3 năm, có lần, học sinh của mình nói “Cô dạy tiếng Anh nên quên hết tiếng Việt rồi”. Câu nói ấy cứ khiến mình lăn tăn, suy nghĩ mãi rồi mình quyết định phải rèn chữ. Hơn nữa, nơi mình dạy toàn học sinh nhỏ nên mình cũng muốn rèn chữ chuẩn và đẹp để làm gương cho các con”.
Và thế là cô giáo 8x bắt đầu hành trình rèn chữ. Bích Nguyệt đến lớp dạy chữ của thầy Nguyễn Ánh Đương học trong 3 ngày, sau đó tự tập luyện.
“Luyện chữ không đơn giản như mình từng nghĩ. Luyện viết chuẩn đã khó, vừa chuẩn vừa đẹp lại càng khó hơn. Trong năm đầu tiên học viết chữ cách điệu, tối nào mình cũng luyện từ 11 giờ đêm đến khoảng 1, 2 giờ sáng”, Bích Nguyệt chia sẻ.
Video đang HOT
Bài viết chữ ngược với nội dung là lời bài hát “Hải Hậu rực sáng một vùng quê”
Rất nhiều người thắc mắc, tại sao Bích Nguyệt lại quyết tâm học chữ đến vậy, Bích Nguyệt chỉ cười: “Ban đầu là mình quyết tâm rèn chữ đẹp để làm gương cho các con, về sau là mình rèn chữ vì yêu thích. Mình thấy việc rèn chữ có rất nhiều ý nghĩa, nó giúp mình giảm stress, rèn khả năng tập trung cao trong công việc, bình tâm hơn trước những rắc rối. Người ta nói “rèn chữ là rèn tâm” là vì thế”.
Sau ba năm rèn luyện, khả năng viết chữ đẹp của Bích Nguyệt đã lên một tầm cao mới. Những nét chữ của cô giáo 8x rất thanh thoát, uốn lượn, bay bổng khiến nhiều người mê mẩn khi ngắm nhìn.
Không chỉ vậy, Bích Nguyệt còn có biệt tài viết chữ ngược. Kiểu viết chữ của Nguyệt là từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, nghĩa là phải soi vào gương mới đọc được.
Những nét chữ ngược uốn lượn của cô giáo 8x
Biệt tài này của cô giáo 8x khiến nhiều người phải “ngả mũ” thán phục. Bích Nguyệt cho biết, riêng việc viết chữ ngược cô chưa từng phải học mà chỉ đặt bút xuống là viết được luôn. Không chỉ vậy, cô còn có thể viết chữ ngược bằng cả tay phải và tay trái.
“Mình thấy trên mạng có nói về nhiều bạn viết chữ ngược, vì tò mò nên mình làm theo thôi, ai dè viết được luôn. Hơn nữa, mình cũng muốn mọi thứ được cân bằng, rèn chữ thì phải rèn cả tay phải và tay trái (Cười)”.
Dù không trực tiếp mở lớp luyện chữ nhưng Bích Nguyệt vẫn thường xuyên đăng tải bài viết lên trang cá nhân để các bạn trẻ khác nhìn và tập theo. Cô giáo 8x cũng không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm với những người đam mê viết chữ.
Bích Nguyệt đã luyện chữ được 3 năm
Cô có khả năng viết chữ đẹp như in bằng cả tay trái và tay phải
Những nét chữ đẹp như in của cô giáo 8x
Bài viết và vẽ bằng tay trái của Bích Nguyệt
Theo Hạ Nhiên
Dân Việt
Hai món quà của giáo sư Nobel Vật lý
Dù rất bận bịu với các hội nghị chuyên ngành, nhưng GS Jerome Friedman vẫn dành hai buổi để nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên, giáo viên giảng viên các trường ĐH, THPT. Đó như "hai món quà quý" mà nhà khoa học lừng danh dành tặng trí thức, sinh viên, học sinh Việt Nam.
Tham gia Gặp gỡ Việt Nam 2015 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, GS Jerome Friedman (người Mỹ gốc Nga, Giải Nobel Vật lý 1990, Giám đốc Viện nghiên cứu hạt Quark - Viện công nghệ Massachusetts Mỹ), dù rất bận bịu với các hội nghị chuyên ngành, nhưng ông vẫn dành hai buổi để nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên, giáo viên giảng viên các trường ĐH, THPT. Đó như "hai món quà quý" mà nhà khoa học lừng danh dành tặng trí thức, sinh viên, học sinh Việt Nam.
Muốn thành công phải chấp nhận rủi ro
Ngay trong ngày thứ hai có mặt tại Quy Nhơn, GS Jerome Friedman đã dành buổi nói chuyện với hàng nghìn học sinh, sinh viên và người yêu khoa học với chuyên đề Con đường dẫn tới hạt Quark và xa hơn. Hàng loạt các câu hỏi cả về vật lý, khoa học nói chung, và những thắc mắc của bạn trẻ khiến ông thích thú, giải thích tường tận.
Ông cũng chia sẻ bên lề về những kinh nghiệm đứng dậy sau vấp ngã và "giải phẫu" bước cản trong phát triển đam mê nghiên cứu khoa học của các bạn trẻ.
Theo giáo sư, vấn đề cả Việt Nam và các nước phương Tây đang gặp khó là rất ít học sinh hứng thú với khoa học, mà hầu hết họ bị thu hút bởi những thần tượng âm nhạc, bóng đá... Ông cũng lấy ví dụ từ chính bản thân mình khi đang còn học phổ thông vẫn mong muốn trở thành một họa sỹ nổi tiếng và dành hàng tiếng đồng hồ bên những bức tranh. Nhưng mong muốn được vào trường ĐH chuyên ngành mỹ thuật không thành công. Một ngày, ông có mặt tại Bảo tàng Chicago, và bắt gặp cuốn sách về nhà vật lý Albert Einstein.
Choáng ngợp trước một con người vĩ đại với những cống hiến về thành tựu lớn cho nền vật lý thế giới đã thay đổi suy nghĩ của ông. "Tôi dành trọn cả mùa hè đó cho việc tìm đọc các cuốn sách về vật lý trong các thư viện, nhà sách. Càng đọc tôi càng thấy bị cuốn hút, sự giải thích của vạn vật xung quanh mình nên quyết định theo đuổi bằng cách ghi tên vào một trường Đại học tiếp tục theo đuổi đam mê", ông chia sẻ.
Nhiều bạn trẻ thú nhận dù rất yêu thích khoa học nhưng vẫn chưa dám mạnh dạn lựa chọn nó vì thấy rất mơ hồ, nhiều rủi ro. Ông khuyên muốn thành công phải biết chấp nhận rủi ro mới tạo ra những cái mới và phải biết đứng lên từ thất bại. Ông liên hệ, trong cuộc đời mình cũng từng gặp những người không ủng hộ, họ cho rằng tôi đang làm những việc vô ích, lãng phí thời gian, nhưng tôi tin vào mình, và quyết tâm theo đuổi để có được thành công.
Ngoài ra, trau dồi ngoại ngữ là điều cần thiết. Tiếng Anh không phải là ngôn ngữ hay nhất nhưng nó là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Vì vậy Việt Nam nên đầu tư và khuyến khích bạn trẻ học tiếng Anh, lúc đó mới tạo được sự giao lưu, đặc biệt với những nhà khoa học nổi tiếng.
GS Jerome Friedman và GS Trần Thanh Vân chụp ảnh cùng các bạn trẻ yêu khoa học. Ảnh: H.Văn.
Không chỉ dạy mà truyền cảm hứng cho học sinh
Ngày 29/7, đông đảo giáo viên, lãnh đạo các trường ĐH, CĐ và THPT bị cuốn hút bởi buổi giao lưu, nói chuyện của GS Jerome Friedman về phát triển khoa học giáo dục và truyền cảm hứng trong học sinh.
Nhiều năm tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Khoa Vật lý, và là Giám đốc Viện Nghiên cứu hạt Quark tại Viện Công nghệ Massachusetts, ông nhận ra rằng có hai vấn đề quan trọng trong giáo dục là dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết và tạo hứng thú cho học sinh.
"Một quốc gia mà không thúc đẩy được tính tự lập và không khuyến khích sự sáng tạo là đang tự đánh mất đi khả năng phát triển của đất nước mình".
GS Friedman
Ở Mỹ, họ dạy kỹ năng nhiều hơn là khoa học, hình thành trong học sinh những khái niệm và ý tưởng. Ngay từ ban đầu phải tạo chú ý đến việc tạo thói quen, tính tự giác trong học sinh. "Khi thất bại nhưng dám nhận lỗi về mình để đứng dậy và sửa chữa thì đó mới chính là nền tảng của thành công", ông nói.
Ngoài ra, trong giáo dục cần khuyến khích sự sáng tạo. Trách nhiệm của các trường ĐH và phổ thông là khơi dậy đam mê, khuyến khích sự sáng tạo đối với học sinh, sinh viên. Học sinh có thể hoàn thành những bài tập nhỏ về khoa học hay tạo những cuộc thi với sự tham gia thẩm định của các nhà khoa học nhằm tạo hứng thú.
Đối với giáo viên, đặc biệt môn Vật lý, không thể dạy bằng những lý thuyết khô khan nhàm chán mà phải sinh động hóa mọi tiết học, giải thích sự chuyển động của mọi thứ để cuốn hút các em. "Nếu đã có đam mê khoa học thì hãy theo đuổi nó đến cùng. Có thể đi đến các nước có điều kiện tốt nhất để nghiên cứu, nhưng khi thành công thì trở về Việt Nam làm việc. Thật là một thảm họa nếu để đất nước mình chảy máu chất xám" - GS Jerome Friedman thẳng thắn khuyên các bạn trẻ.
Tại các trường ĐH ở Mỹ, họ thành lập những chương trình mời những giáo sư nổi tiếng nói chuyện, giúp đỡ các giáo viên hiểu về khoa học. Khi các giáo viên hiểu rồi sẽ truyền đạt lại cho sinh viên hiệu quả hơn. Cũng cần tạo điều kiện cho các học sinh phổ thông có cơ hội trò chuyện với những nhà khoa học nổi tiếng để khuyến khích và nuôi dưỡng đam mê, sáng tạo.
"Chi phí bỏ ra cho khoa học không nên được xem như khoản mất đi mà đó là sự đầu tư lâu bền và thông minh. Những thành tựu không tự nhiên mà có, nó được hình thành từ quá trình đầu tư nghiên cứu khoa học. Singapore đã dành sự đầu tư lớn cho việc tái cấu trúc khoa học giáo dục và hiện họ đã trở thành cường quốc lớn mạnh của khu vực", GS Jerome Friedman nói.
Theo Báo Tiền Phong
Tại sao học sinh Việt Nam ở Đức thành công? Một tờ báo của Đức vừa có bài phân tích chuyện học sinh từ các gia đình Việt Nam đạt thành tích học tập tốt nhất ở các trường phổ thông Đức. Dưới đây là bài điểm báo với tựa đề "Lúc ở nhà mẹ (cũng) là cô giáo" hay là về nguyên nhân thành công của học sinh Việt Nam tại Đức"...