Ngỡ ngàng “Vạn Lý Trường Thành” của đế chế La Mã
Những gì còn tồn tại cho đến nay của Vạn Lý Trường Thành của đế chế La Mã vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ.
Cắt ngang qua lục địa châu Âu , đường biên giới La Mã là một công trình phản ánh chiều dài lịch sử hơn 1.000 năm của đế chế La Mã.
Bắt đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 TCN, đường biên giới này được ví như ” Vạn Lý Trường Thành” của đế chế La Mã có chiều dài lên đến 5.000 km, kèo dài từ bờ biển Đại Tây Dương ở miền Bắc Vương quốc Anh qua châu Âu, tới tận biển Đen.
Ngày nay, dấu tích còn lại của công trình là các bức tường, mương nước, pháo đài, tháp canh, các khu dân cư… được chia thành 193 cụm nằm tại hai quốc gia Đức và Vương quốc Anh.
Video đang HOT
Tại Đức, bức tường thành đầu tiên được xây dựng vào năm 83 TCN, kéo dài từ sông Rhein tới dãy núi Taunus cùng với đó là nhiều pháo đài mới được xây dựng.
Tiếp sau đó, dưới thời hoàng đế Claudius, hoàng đế Domitian, hoàng đế Traianus, tường thành được mở rộng qua các con sông về phía Bắc và một số pháo đài đã được xây dựng như pháo đài Trajan.
Trong thế kỷ thứ 2, dưới thời hoàng đế Hadrian, vật liệu đá được sử dụng để thay thế cho các hàng rào, tháp canh bằng gỗ.
Phần biên giới ở Anh dài 118 km là tường thành Hadrian được xây dựng vào năm 122 TCN dưới thời hoàng đế Hadrian và phần còn lại của bức tường Antonine ở Scotland được xây dựng dưới thời hoàng đế Antonius Pius năm 142 TCN tại phía Bắc vùng lãnh thổ của La Mã trên đảo Anh (Britannia).
Đường biên giới La Mã được coi là ví dụ nổi bật về khu vực quân sự, công sự phòng thủ, chiến lược địa chính của đế quốc La Mã thời cổ đại.
Sau khi đế chế La Mã suy tàn, các bức tường nhanh chóng bị những hư hại bởi tự nhiên, bắt đầu từ các đoạn tường thành là các hàng rào gỗ. Sau đó, thời trung cổ, đá ở các tường thành bị lấy để xây dựng lâu đài, nhà ở, nông trại cùng với đó là hoạt động khai thác than trong khu vực, các khu dân cư mở rộng khiến nó bị hư hại nghiêm trọng.
Dù vậy, những gì còn tồn tại cho đến nay của công trình kỳ vĩ này vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ.
Đường biên giới thời La Mã đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1987.
Theo_Kiến Thức
Dân Trung Quốc gỡ gạch Vạn Lý Trường Thành để xây nhà
Theo tờ Wantchinatimes (Trung Quốc), Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc đang "trên bờ vực đổ nát", nó không những bị "hao mòn" do thiên nhiên gây ra mà cả con người cũng là tác nhân trực tiếp tác động vào.
Nhiều dự án phục hồi và công tác bảo vệ đã được tiến hành nhưng rõ ràng muốn Trường Thành được một phần nguyên trạng như trước thì thật không dễ chút nào.
Sự tác động của thời tiết xấu đã làm nhiều bức tường thành sụp đổ, đặc biệt là sự khắc nghiệt của các vùng hoang mạc, các vùng hẻo lánh. Điển hình tại tỉnh Hà Bắc, đoạn tường thành quanh khu vực này giờ đây chỉ là một đóng đổ nát, chỉ một phần tường thành nhấp nhô khi nhìn từ xa. Hồi năm 2013, một số đoạn ở khu vực Funing bị sụp đổ do một trận mưa như trút đổ xuống. Một đoạn tường thành dài 36 mét ở Hà Bắc cũng đã bị phá hủy bởi một cơn bão trong năm 2012.
Cây cỏ mọc um tùm cũng đang đẩy nhanh sự "tàn rụi" của Trường Thành, nhiều loài cây đã bén rễ giữa các viên gạch.
Một đoạn của Vạn Lý Trường Thành
Không chỉ tự nhiên mà du lịch và các hoạt động khác của con người còn là tác nhân thúc đẩy quá trình sự sụp đổ của Trường Thành. Ở những vùng hẻo lánh, người dân còn lấy gạch của Trường Thành để xây nhà, nhiều căn nhà với mái ngói y hệt tường thành. Nhiều viên gạch quý, mang đặc trưng của thời Trung Quốc cổ đại đã và đang bị đánh cắp. Những viên gạch này thường được bán trên thị trường chợ đen với mức giá khoảng 40 nhân dân tệ (6,4 USD). Những đoạn tường thành được giữ gần như nguyên trạng là những đoạn nhà nước khai thác để phục vụ du lịch và nghiên cứu. Còn những bức tường ở những vùng hoang vu, hẻo lánh thì dễ bị tàn phá. Nhiều dự án tu sửa đã được chính quyền Trung Quốc đề ra nhưng với một công trình khổng lồ như vây thì chi phí trùng tu là không ít, hơn nữa công tác bảo vệ Trường Thành còn chưa nghiêm ngặt. Liu Zhimin, lãnh đạo Cục di sản văn hóa tỉnh Hà Bắc cho rằng để việc phục hồi được diễn ra thuận lợi thì không dễ chút nào vì có nhiều đoạn tường thành đi qua các vùng có điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Một vị lãnh đạo tên Dong Yaohui cho biết: "Sau khi trùng tu được một số đoạn, chính quyền tốt hơn hãy giám sát chặt chẽ hơn nữa các hành vi của khách du lịch và có các biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn". Vạn Lý Trường Thành là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng từ thế kỷ V trước Công nguyên cho tới thế kỉ XVI để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Hiện nay chỉ dưới 10% Trường Thành được coi là bảo quản tốt, trong khi khoảng 30% đã biến mất.
Bảo Anh (theo Wantchinatimes)
Theo_PLO
Ảnh: Thế giới kỷ niệm 70 năm thành lập Liên Hợp Quốc Những công trình nổi tiếng thế giới như Kim tự tháp (Ai Cập), Vạn lý trường thành (Trung Quốc) hay tháp nghiêng Pisa (Italia)... trong ngày hôm qua (24.10) đã trang hoàng cùng một màu sắc để kỷ niệm 70 năm thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc. Hơn 200 công trình kiến trúc ở 60 quốc gia đã được thắp sáng với...