Ngỡ ngàng trước tổ chim dòng dọc tưởng chỉ có trong mơ ở miền Tây
Dòng dọc là loại chim có nhiều ở vùng nông thôn Nam bộ, có hình thể nhỏ nhăn nhưng nhanh nhẹn. Đặc biệt, loài chim này làm tổ kỹ càng, cầu kỳ, duyên dáng như một “công trình kiến trúc”.
Đàn chim bay về tổ đẹp đến ngỡ ngàng.
Chim mái có loại tổ riêng, kín đáo còn tổ của chim trống thì thông thoáng, cẩu thả hơn.Tổ dòng dọc mái trông như những chiếc túi hình chuông, bên hông phình ra, nối liền với một cái ống tròn, phồng lên như ống tay áo của các chị, dài vài ba tấc, buông thõng, hướng xuống phía mặt đất làm cái “cửa” có một không hai, để chim dễ dàng chui ra chui vào đẻ rồi ấp trứng, nuôi con…
Những chiếc tổ chim lơ lửng giữa trời này được coi như một công trình kiến trúc của loài chim.
Từ xa, tổ chim mái trông như những cái dấu chấm hỏi treo lơ lửng giữa trời. Nếu được mục kích các “kiến trúc sư” dòng dọc xây tổ, ta sẽ thấy chúng cần mẫn cắp từng cọng cỏ, tươi có, khô có rồi nhả ra, lựa cọng khác rồi lại bỏ xuống, đến vài ba lần mới chọn được một cọng thật vừa ý, ngậm cho thật chặt bay về tổ.
“Nhà” của các “kiến trúc sư dòng dọc” thường được treo trên những cành cây sao, bần, gừa, da, sộp, tràm hoặc các bụi cỏ voi. Vào những ngày mưa gió, nhìn nhà của chúng đong đưa tưởng chừng sắp rơi xuống đất , nhưng chẳng có chiếc nào rơi cả, những chiếc tổ trông rất mong manh ấy cứ thế bám chặt lấy các cành cây, đung đưa giữa không trung, trông rất tuyệt.
Theo Đỗ Minh (KHPT)
Những "kiệt tác kiến trúc" của động vật đến con người cũng phải nể phục
Không dùng đến bất cứ dụng cụ nào, các loài vật đã tự tạo cho mình những chiếc tổ hoàn hảo không chỉ là nơi trú ẩn an toàn mà còn trở thành những "kiệt tác kiến trúc" ấn tượng.
1. Chim sẻ Ploceidae
Đây chính là những chiếc tổ khổng lồ của loài chim thuộc họ sẻ Ploceidae, có hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, sinh sống tại vùng bình nguyên khô cằn ở nơi tiếp giáp biên giới giữa Nam Phi và Namibia. Loài chim này thường xây những chiếc tổ to lớn như thế này cho cả bầy đàn, có thể chứa hàng trăm con chim qua nhiều thế hệ.
Chúng lựa chọn những cành cây khác nhau hoặc cột điện để tạo nên bộ khung của tổ, sau đó dùng cỏ khô, lông chim, sợi bông, rơm dạ để tạo nên từng gian nhỏ. Mỗi gian nhỏ có cửa vào riêng, trong mỗi gian là nơi cư trú ở của 3 đến 4 con chim.
Vào những đêm đông lạnh giá, nhiệt độ ngoài trời có thể giảm xuống mức âm độ nhưng nhiệt độ trong tổ chim vẫn ấm áp ở mức 21- 24 độ C. Còn mùa hè nóng bức, nhiệt độ trong tổ vẫn rất mát.
Video đang HOT
Những chiếc tổ chim khổng lồ lơ lửng trên ngọn cột điện hoặc ngọn cây nhưng rất chắc chắn.
2. Kiến Weaver (Kiến xanh Úc)
Loài kiến này sống ở Trung Phi và Đông Nam Á, chúng thường đan những chiếc lá lại để làm tổ. Chúng sử dụng một loại "keo dính" rất đặc biệt từ tơ ấu trùng để làm tổ.
Loại keo này vừa có tính dính rất cao, vừa có tính dẻo dai như lụa, vì vậy những chiếc lá được gắn lại với nhau rất chắc chắn. Có những cái tổ khi làm xong phải dùng đến nửa mét keo.
3. Chim Vogelkop
Nếu nói những chiếc tổ chim là những "kiệt tác kiến trúc" thì tổ của loài chim Vogelkop này xứng đáng là những tuyệt phẩm đẹp nhất, rực rỡ sắc màu nhất và thậm chí có người còn ví chúng là những "kiến trúc sư" đại tài.
Những con chim Vogelkop trống xây tổ từ cỏ, cành cây nhỏ... để thu hút con mái. Tổ của chúng có "thiết kế nội thất" hoàn hảo nhất thế giới động vật, bên trong chứa các loại quả, hoa, bọ cánh cứng và những đồ trang trí đầy màu sắc sặc sỡ và được sắp xếp có nghệ thuật để thu hút bạn tình.
Thế nhưng những "ngôi nhà" tiện nghi, ấm cúng như thế này lại không được chim mái dùng làm chỗ nuôi con.
4. Mối la bàn
Loài mối này xây những chiếc tổ trùng với từ trường của trái đất một cách kỳ lạ tại lãnh thổ phía bắc Australia, trong Vườn quốc gia Litchfield, gần thị trấn Batchelor, cách Darwin khoảng 100 km về phía tây nam.
Nhìn từ xa giống như những chiếc bia mộ nhưng khi đến gần có thể thấy kích thước của chúng lớn hơn rất nhiều. Một tổ mối ở đây có thể cao tới 3m với hình dáng khá dẹt.
Điều đặc biệt là những cạnh mỏng của tổ mối đều hướng về phía bắc và nam giống như kim của một chiếc la bàn. Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra giải thích lý do loài mối này lại xây tổ như vậy. Một trong số đó cho rằng, là để đảm bảo điều kiện sống bên trong mỗi tổ mối. Vì miền Bắc Australia có khí hậu nóng vào ban ngày và mát vào ban đêm, do đó các nhà nghiên cứu tin rằng loài mối bằng cách nào đó đã nắm được từ trường của Trái đất để áp dụng vào việc xây tổ cho phù hợp với khí hậu.
5. Chim sẻ lò đỏ
Chim sẻ lò Nam Mỹ thường được gọi bằng cái tên "thợ xây nhà" bởi chúng có kĩ thuật xây tổ vô cùng kì lạ, tạo nên những chiếc tổ có hình dáng giống với các lò nướng.
Chúng làm chiếc tổ này từ bùn, phân bò trộn với tóc hoặc rơm rồi để cho ánh sáng mặt trời "sấy khô" hỗn hợp này cho đến khi nó trở nên cứng như đá. Thậm chí, trong tổ của loài chim này còn có một vách ngăn để tạo không gian riêng gọi là "buồng sinh nở" cho chim cái, chiếc "buồng sinh nở" này sẽ được lót cỏ và lông rất ấm áp.
6. Chim sẻ Baya
Loài chim này thường xây tổ treo ở những cành cây đầy gai hoặc treo lơ lửng trên mặt nước, để động vật ăn thịt khó tiếp cận chúng. Những cái tổ này được xây khá tỉ mỉ và có vẻ ngoài đẹp đẽ, thanh lịch.
Một chiếc tổ của ong vò vẽ.
Một "ngôi nhà" của ong bắp cày.
Tổ của loài hải ly được xây chìm dưới nước nhằm tránh kẻ thù. Chúng xây tổ bên bờ sông ở những khu rừng sâu.
Hàng trăm chiếc tổ của chim vàng anh Montezuma treo lủng lẳng trên một thân cây, tất cả do một con chim đực đầu đàn thống trị.
Cách xây tổ kỳ lạ của loài chim vàng anh Montezuma.
Những chiếc tổ chim nhạn cũng không kém phần độc đáo.
Tổ của loài chim này có thể ăn được, thậm chí còn được coi là đặc sản.
Còn đây là "ngôi nhà đặc biệt" của sâu bọ cánh lông.
Theo Cloud / Trí Thức Trẻ
Chợ chim trời lớn nhất miền Tây Hàng nghìn con chim trời các loại, có cả những loài quý hiếm như trích cồ, cổ rắn.... được bày bán tràn ngập đoạn đường ở huyện Thạnh Hoá, Long An. Khu chợ chỉ là những lều tạm nằm sát bên quốc lộ 62, cách trung tâm hành chính huyện Thạnh Hóa (Long An, giáp Campuchia) hơn một km. Chợ chim lớn nhất...