Ngỡ ngàng trước những công trình làm mới di tích hơn 2 nghìn tuổi – chùa Đậu
Di tích quốc gia Chùa Đậu (xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên (cách đây hơn 2.000 năm) vừa được làm mới nhờ những công trình tu bổ và xây mới cạnh di tích cổ.
Chùa Đậu được phong tặng là “Đệ nhất đại danh lam”, hiện còn lưu giữ dáng dấp nghệ thuật kiến trúc hưng thịnh thời Lê (thế kỷ XVII). Chùa Đậu là một trong 4 ngôi chùa thờ tứ pháp (mây, mưa, sấm, chớp) lớn nhất miền Bắc, sở hữu hai pho tượng toàn thân hai vị thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường nổi danh trong và ngoài nước; Tam Quan chùa Đậu đồng thời là gác chuông hai tầng 8 mái. Mái lợp ngói ngũ hài, các cột đều chạm rồng, những bệ đá chân cột chạm hoa sen. (nguồn ảnh Đình làng Việt)
Thời gian gần đây, nhiều hạng mục của di tích chùa Đậu xuống cấp, nên Tam quan cùng nhà Hữu Mạc được tiến hành tu bổ. (trong ảnh: Tam quan sau khi tu bổ khoác lên màu sơn mới cùng những dáng dấp điêu khắc không còn tinh xảo như trước)
Từ vị trí Tam quan nhìn vào chùa, chếch bên tay trái, cũng là lối đi vào là hồ nước rộng, có công trình khổng lồ được dựng kiên cố, theo sơ đồ tham quan Chùa Đậu thì vị trí này là Tháp quan âm.
Kế bên Tháp quan âm là Bảo tháp Mạn đà la, Thủy đình di lặc, được xây mới ngay cạnh chùa Am (một trong những hạng mục nằm trong tổng thể kiến trúc chùa Đậu xưa kia). Ba kiến trúc nổi này được kết nối bằng một cây cầu bằng bê tông với hai điểm tiếp giáp tới khu vực được gọi là vườn thiền.
Video đang HOT
Từ vị trí Tam quan nhìn vào chùa phía bên tay phải cũng xuất hiện công trình mới, lợp mái tôn hoành tráng, cách Tam Bảo một bức tường. Theo sơ đồ tham quan di tích, đây là khu Giảng đường
Không chỉ Tháp quan âm, Bảo tháp Mạn đà la, Thủy đình di lặc mà hệ thống cửa, tường bao xung quanh cũng được dựng lên mới mẻ
Khập khiễng với kiến trúc của Tiền đường, Tam bảo, nhà tổ… vẫn giữ được vẻ thâm trầm của di tích cổ
Mới đây, Sở VH&TT phối hợp với các cơ quan tiến hành kiểm tra đánh giá tại di tích và ghi nhận, khu sân vườn bên phải đường vào chùa đã làm đường vào di tích và có biển chỉ dẫn khu vực bãi để xe; đường vào phía trước hạng mục Tam quan gác chuông phía trước Tam bảo đã bị quây tôn bịt kín lối đi cũ, khu vực phía trước chùa.
Nhiều hạng mục quy mô lớn được xây dựng có dấu hiệu vi phạm Luật di sản văn hóa cũng như quy định hiện hành về bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
Theo tìm hiểu của phóng viên, việc xây dựng làm mới được diễn ra trong vòng 2 năm trở lại đây, nhà chùa đã xây dựng thêm nhiều công trình mới, có những ngày 40 nhân công làm việc liên tục. Trong dịp cuối tuần vừa qua, qua khảo sát tại chùa vẫn còn hơn 10 nhân công đang hì lục đào, xới; máy móc xúc đổ làm đường bao quanh khu vực chùa.
Nhiều du khách sau 20 năm quay lại tham quan di tích đều ngỡ ngàng với việc làm mới di tích.
Về đề xuất lập hồ sơ đề nghị di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là Di sản văn hóa thế giới: Ủng hộ nhưng lại băn khoăn...
Thông tin UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng về việc xin chủ trương lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi trình UNESCO xem xét, công nhận là Di sản văn hóa thế giới đã nhận được sự quan tâm của dư luận và một số nhà chuyên môn.
Du khách quốc tế được hướng dẫn cụ thể trước khi trải nghiệm tại Địa đạo Củ Chi
Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ, theo một số chuyên gia và ý kiến Bộ, ngành có liên quan, vì đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng hồ sơ khoa học về loại hình di tích chiến trường nên các bước đi cần phải hết sức thận trọng, đồng thời cần được tham vấn kỹ từ những chuyên gia trong nước, quốc tế...
"Một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam"
Theo Hồ sơ khoa học di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi hiện đang được lưu giữ tại Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL), di tích này được hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khoảng năm 1948. Hệ thống địa đạo được xây dựng sớm nhất tại hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, tên gọi Địa đạo Củ Chi cũng xuất hiện từ đó. Lúc đầu, địa đạo chỉ có những đoạn ngắn, cấu trúc đơn giản, dùng để giấu tài liệu, trú ém cán bộ trong vùng địch hậu. Sang giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, địa đạo được gia cố và mở rộng.
Cũng theo hồ sơ di tích, với sức mạnh và ý chí quật cường, quân và dân Củ Chi đã kiến tạo được một hệ thống đường hầm dọc ngang, nhiều tầng, dài hơn 200km xuyên trong lòng đất, kết hợp với khoảng 500km chiến hào, công sự trên mặt đất, tựa như "thiên la địa võng", khiến kẻ thù phải khiếp sợ... Đặc biệt, hồ sơ di tích đánh giá: Hệ thống đường hầm có khả năng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn hầm sâu chống được bom cỡ nhỏ. Có những đoạn cấu trúc từ 2 đến 3 tầng (tầng trên gọi là "thượng", tầng dưới gọi là "trầm"). Chỗ lên xuống giữa các tầng có nắp hầm bí mật. Trong địa đạo có những nút chặn ở những điểm cần thiết để ngăn địch hoặc chất độc hóa học do địch phun vào. Có những đoạn hẹp (eo), phải lách người mới chui qua được. Dọc theo đường hầm có lỗ thông hơi bên trên, được ngụy trang kín đáo và trổ lên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật. Nhiều cửa được cấu trúc thành ổ chiến đấu, ụ bắn tỉa rất linh hoạt. Dưới những khúc địa đạo ở khu hiểm yếu, có đặt hầm chông, hố đinh, cạm bẫy...
Xung quanh cửa lên xuống hầm được bố trí nhiều hầm chông, hố đinh, mìn trái (gọi là tử địa), có cả mìn lớn chống tăng và mâm phóng lựu đạn chống máy bay trực thăng, nhằm tiêu diệt, ngăn chặn quân địch tới gần. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng có thể mắc võng để nghỉ ngơi. Trong hầm có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, có giếng nước, bếp "Hoàng Cầm", hầm làm việc của lãnh đạo, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm chữ A vững chắc cho phụ nữ, người già, trẻ em trú ẩn. Có những hầm lớn, mái lợp thoáng mát, bên trên ngụy trang khéo léo để hội họp, biểu diễn văn nghệ... "Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng "đất thép", một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận", hồ sơ di tích chỉ rõ.
Không ít du khách quốc tế trong đó có những cựu chiến binh khi đến tham quan và có nhiều hoạt động trải nghiệm tại Địa đạo Củ Chi đã phải bật lên về sự ngạc nhiên, thậm chí là không dám tin vào mắt mình về "rừng" đường hầm chi chít nơi đây. Chỉ với hai bàn tay và những công cụ thô sơ, người Việt Nam đã tạo nên một công trình thật kỹ vĩ dưới lòng đất, và điều này chỉ có thể tìm thấy nơi đây. Trước đề xuất này của UBND TP.HCM, TS Lê Hữu Phước (Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM) cho rằng đây là một ý tưởng phù hợp và khả thi. Bởi ở góc độ quốc gia, khu địa đạo đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt, còn trên phạm vi toàn cầu, đối chiếu với các tiêu chí theo Công ước Di sản thế giới, Địa đạo Củ Chi cũng đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, vì đây là kiệt tác sáng tạo của con người, là minh chứng độc đáo liên quan trực tiếp với truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, là một hình mẫu nổi bật của một công trình xây dựng về nơi sinh sống và sử dụng đất đai của con người...
Du khách rất hào hứng với những điểm di tích tại Địa đạo Củ Chi
Cần cân nhắc và thận trọng
Theo TS Phước, khi nỗ lực đưa một chứng tích chiến tranh tiêu biểu của Việt Nam thời hiện đại trở thành một di sản thế giới, chúng ta vừa nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị được kết tinh bằng xương máu của các thế hệ cha anh, đồng thời vừa để khẳng định khát vọng hòa bình luôn cháy bỏng trong tâm thức của người dân Việt Nam. "Không chỉ là một trong những chứng tích chiến tranh tiêu biểu của toàn nhân loại, Địa đạo Củ Chi cũng chính là nơi kêu gọi hòa bình thuyết phục nhất cho thế giới. Đó sẽ là ý nghĩa cao đẹp nhất của khu di tích độc đáo này", TS Lê Hữu Phước nhấn mạnh. PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam cũng đánh giá cao đề xuất này của TP.HCM: "Bên cạnh những giá trị mà nhiều người đã biết, Địa đạo Củ Chi còn được xem là tấm gương sáng tạo của loài người, qua đó phản ánh ý chí, nghị lực và sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam".
Bên cạnh những ý kiến tán thành, ủng hộ thì nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong việc tư vấn, thẩm định hồ sơ khoa học trình UNESCO xem xét, công nhận cũng bày tỏ sự băn khoăn về đề xuất này của TP.HCM. Trao đổi với Văn Hóa trong ngày hôm qua 13.9, nhiều chuyên gia (xin không nêu tên) nói rằng, về mặt chủ quan họ đồng thuận cao với đề xuất chủ trương của UBND TP.HCM về việc lập Hồ sơ khoa học di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi trình các Bộ, ngành liên quan xem xét, trước khi có văn bản chính thức gửi UNESCO. Nhưng về khách quan thì đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ, vì thế rất khó để dựa vào đó để chúng ta thuyết phục, vượt qua những "rào cản" rất khắt khe của tổ chức này. Thứ nữa, đối chiếu với những tiêu chí của Công ước Di sản thế giới chúng ta cần phải xét từng từ, từng chữ chứ không đơn giản như ai đó cho rằng, di tích phù hợp với tiêu chí này hay tiêu chí kia.
Cũng theo những chuyên gia này, khi làm hồ sơ về loại hình di tích chiến trường cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc về quy trình, thủ tục như ý kiến của Bộ, ngành có thẩm quyền đã đưa ra trước đó. Mọi sự so sánh đều khó chấp nhận, tuy nhiên chúng ta nên nhìn rộng ra ở trong nước, khu vực và trên thế giới để từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan về những di tích có cùng tính chất. "Xin nhấn mạnh lại, rất ủng hộ chủ trương của thành phố trong việc xin chủ trương của các Bộ, ngành có liên quan về lập hồ sơ di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Củ Chi trình cấp có thẩm quyền để gửi UNESCO, thế nhưng để những bước đi sau này được thuận lợi thì thành phố cần tham vấn đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế, trước khi đưa ra quyết định chính thức", một chuyên gia xin không nêu tên cho biết.
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng "đất thép", một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
Phát hiện "thành phố vàng" trong truyền thuyết, đầy bảo vật độc nhất vô nhị Di tích lộng lẫy có niên đại 3.400 năm được mệnh danh là "thành phố vàng bị mất tích của Luxos" hay "Pompeii của Ai Cập", được bảo tồn hoàn hảo cùng vô số cổ vật quý giá. 3.400 năm trước, pharaoh Akhetaten (tức Amenhotep IV) của Ai Cập cổ đại đã từ bỏ tên tuổi, tôn giáo và thủ đô Thebes, "thành...