Ngỡ ngàng những con đường đầy hoa, không một cọng rác ở xã miền núi
Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến với xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là con đường nội bản với đa dạng các loại hoa ven đường. Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, xã Mường Sang đã có nhiều nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
Tạo thói quen thường ngày cho người dân
Người dân bản Là Ngà 1 chăm sóc hoa, giữ gìn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm
Bản Là Ngà 1, xã Mường Sang có 130 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái dẫn chúng tôi tham quan bản, Trưởng bản Là Ngà 1 Lò Văn Đức cho biết: Khi chưa có chủ trương xây dựng NTM, toàn bản vẫn là đường đất lầy lội, vệ sinh môi trường chưa được quan tâm. Sau này, đường được bê tông hóa, để thực hiện tiêu chí môi trường, bản đã đưa vào hương ước, quy ước của bản quy định rõ, giao từng đoạn đường cho gia đình nào quản lý. Ai dắt trâu, bò đi qua thì tự dọn sạch phân trâu, bò trên đoạn đường đó hoặc nhờ hộ gia đình ở khu vực đó dọn sạch luôn.
Bên cạnh đó, vận động các hộ dân chỉnh trang hàng rào, vệ sinh nhà cửa, trồng hoa ven đường. Nhờ đó, các tuyến đường luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ý thức của người dân đã được nâng cao rõ rệt. Đồng thời, để duy trì thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, tại các cuộc họp bản, luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường.
Bà Lường Thị Púm, bản Là Ngà 1 có thói quen trồng, chăm sóc hoa quanh nhà, cũng như quét dọn đường làng ngõ xóm
Được biết, xã Mường Sang có 12 bản, gần 1.500 hộ dân, với 4 dân tộc cùng sinh sống. Thời điểm ban đầu, số hộ nghèo còn nhiều, công tác vệ sinh môi trường nông thôn còn nhiều bất cập. Đây cũng là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất đối với xã do lượng rác thải sản xuất và sinh hoạt ở một số bản chưa được thu gom, xử lý tập chung. Việc vận động nhân dân di dời chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn, vận động nhân dân xây dựng các công trình hợp vệ sinh ở một số hộ gia đình trong các bản vẫn còn khó khăn.
Video đang HOT
Song, với sự vào cuộc tập trung, quyết liệt của chính quyền các cấp và sự đồng sức, đồng lòng của người dân, xã Mường Sang đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về bảo vệ môi trường. Tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện chỉnh trang nhà cửa, vệ sinh các tuyến đường trục bản, ngõ bản, thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt và chất thải chăn nuôi.
Kết quả, sau 3 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, năm 2016, 100% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 09/09 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đã thực hiện ký cam kết về môi trường. 5/12 bản, tiểu khu có xe đẩy rác, có điểm tập kết tập trung, 7/12 bản xử lý rác thải bằng hình thức chôn đốt tại gia đình. Nghĩa trang của xã đã được quy hoạch tập trung; 12/12 bản, tiểu khu có nghĩa địa, có quy định quản lý nghĩa trang, nghĩa địa trong hương ước, quy ước của bản, tiểu khu, trong đó có lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường.
Duy trì các hoạt động bảo vệ môi trường
Ông Trần Xuân Thành, Trưởng phòng NN&PTNT, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Mộc Châu thông tin: Xác định tiêu chí số 17 về môi trường là nội dung khó, phải thực hiện thường xuyên, lâu dài, huyện Mộc Châu đã tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nước sạch – Vệ sinh môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng làm thay đổi hành vi việc sử dụng nước sạch và thực hành vệ sinh cá nhân, bản, tiểu khu; tuyên truyền và hướng dẫn người dân các biện pháp xử lý, trữ nước và sử dụng nước an toàn cho gia đình.
Con đường nội bản được bê tông hóa
Thành lập các đoàn kiểm tra các cơ sở thu gom phế liệu, lò nung vôi, kho thuốc bảo vệ thực vật của doanh nghiệp, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát các cơ sở sản xuất tinh bột dong chưa có xác nhận về bảo vệ môi trường.
Công tác thu gom, xử lý chất thải, rác thải, nước thải, cải tạo cảnh quan môi trường, phòng chống dịch bệnh được tổ chức thường xuyên và đồng loạt ở các xã. Năm 2017, huyện đã bàn giao 105 thùng nhựa HPPE 120 lít cho xã Chiềng Sơn và 16 xe gom rác đẩy tay cho xã Phiêng Luông để nâng cao hiệu quả thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt.
Bên cạnh đó, thường xuyên vận động người dân tổng vệ sinh đường bản, tiểu khu, khơi thông cống rãnh làm sạch môi trường và làm đẹp cảnh quan. Thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Duy trì hoạt động câu lạc bộ “Phụ nữ hạn chế sử dụng túi ni lon” tuyên truyền, vận động các hộ gia đình hội viên trồng lá dong để gói thực phẩm và sử dụng làn nhựa để đi chợ thay thế túi ni lon; mô hình “Tuyến đường phụ nữ tham gia tự quản đường làng, ngõ xóm”; mô hình “Nhà tôi xanh, sạch, đẹp”…
Có thể nói, sau 6 năm thực hiện xây dựng NTM, đã góp phần quan trọng thay đổi bộ mặt nông thôn huyện Mộc Châu. Đời sống nhân dân được nâng lên, môi trường, cảnh quan nông thôn được cải thiện. Tháng 11/2018, huyện Mộc Châu dự kiến sẽ có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là xã Phiêng Luông và Đông Sang. Để đạt mục tiêu này, huyện Mộc Châu đang tập trung các nguồn lực thực hiện các tiêu chí còn chưa đạt, đặc biệt là tiêu chí số 17 về môi trường và an toàn thực phẩm.
Theo Nguyễn Nga (Báo TNMT)
Mỏ vàng Bồng Miêu:Công ty 6666 bất chấp lệnh cấm, sai phạm hàng loạt
Công ty 6666 đã bị yêu cầu dừng mọi hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động và liên tiếp sai phạm tại quy định đối với bãi ngâm ủ quặng.
Ngày 27.4, nguồn tin từ Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam cho hay, đã chính thức có báo cáo về kết quả kiểm tra tình hình hoạt động và việc thải nước thải từ hồ chứa quặng thải ra Suối Trang (xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) của Công ty cổ phần Tập đoàn khoáng sản công nghiệp 6666 (Công ty 6666).
Theo Sở TN&MT Quảng Nam, tại thời điểm kiểm tra xưởng chế biến của Công ty 6666 có diện tích 17.055m2 chứa quặng thải sau khi tuyển nổi, khối lượng thực tế hiện nay khoảng 10.000m3. Đây là khu vực theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt là bãi ngâm ủ số 2, nhưng thực tế Công ty 6666 không sử dụng ngâm ủ mà sử dụng để chứa quặng thải sau tuyển. Điều này chứng tỏ trong thời gian dừng hoạt động từ tháng 10.2017 đến nay, Công ty 6666 có hoạt động sản xuất.
Bãi thải của Công ty 6666 lúc bị vỡ.
Điều đáng nói, đơn vị này trực tiếp thừa nhận hoạt động, bất chấp lệnh cấm. Theo Công ty 6666 báo cáo, thời gian ngừng hoạt động từ tháng 10.2017 đến thời điểm kiểm tra, Công ty 6666 hoạt động cầm chừng để duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị, đồng thời kiếm thêm thu nhập để trả lương cho công nhân viên.
Tại báo cáo, Sở TN&MT Quảng Nam còn kết luận thêm sai phạm của Công ty 6666. Cụ thể, khu ngâm ủ số 3 có diện tích 12.687m2, công ty tập kết khoảng 1.000m3 quặng, 3 hồ ngâm ủ (mỗi hồ có diện tích khoảng 200m2), 2 hồ chứa nước (mỗi hồ có diện tích khoảng 100m2), 6 bể chứa hóa chất phục vụ cho việc tuyển quặng vàng. Tại khu vực ngâm ủ, nước mưa chảy tràn không có hệ thống xử lý mà chảy thẳng ra Suối Trang sau đó chảy ra sông Bồng Miêu.
Riêng khu vực đập bãi thải của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu, công ty không hoạt động nhưng trong khu vực có 2 dàn máy hút đẩy quặng từ bãi thải về khu ngâm ủ, mỗi dàn hút đẩy có công suất khoảng 30m3/giờ.
Nước sông Bồng Miêu đục ngầu làm cá chết nghi do vụ vỡ bãi thải của Công ty 6666.
Ngoài ra, tại khu vực Hố Lò 5, qua kiểm tra Công ty 6666 đào mới thêm 4 hố ngâm ủ quặng, diện tích mỗi hố khoảng 150m2. Công ty có tập kết lượng quặng khoảng 2.000m3 tại 3 vị trí để phục vụ cho việc chế biến.
"Để có đủ thông tin số liệu tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ TN&MT, Sở TN&MT đề nghị Công an tỉnh Quảng Nam thông tin về kết quả kiêm tra, xử lý hành vi xả nước thải không đạt Quy chuẩn Việt Nam ra môi trường đối với Công ty 6666.
Riêng Công ty 6666, yêu cầu dừng mọi hoạt động theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh; phải chấm dứt ngay toàn bộ hoạt động vận chuyển, chế biến quặng đuôi thải tại các đập thải của mỏ vàng Bồng Miêu; tuyệt đối không chế biến quặng đuôi thải tại các đập thải của mỏ vàng Bồng Miêu khi chưa kết thúc công tác cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ và khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép", Sở TN&MT yêu cầu.
Trước đó, Dân Việt thông tin, sau Tết, dòng sông Bồng Miêu (xã Tam Lãnh) chuyển màu đục và xuất hiện các loại cá như rô phi, chép, diếc chết hàng loạt. Người dân cho rằng do sự cố vỡ đập bãi thải của Cty 6666 gây nên, nhưng phía công ty phản bác đó là do chất thải từ núi của việc khai thác vàng trái phép chảy về.
Hiện vụ việc cũng đang được Cục Bảo vệ môi trường miền Trung - Tây Nguyên, Cục Kiểm soát khoáng sản miền Trung đã vào cuộc lấy mẫu nước của khu bãi thải chứa quặng vàng và dòng sông Bồng Miêu để xét nghiệm.
Theo Danviet
Điểm sáng ở bản Con Cuông: Đạt thu nhập gần 27 triệu đồng/người/năm Sáng ngày 6.1, thôn Quyết Tiến, xã Chi Khê (Con Cuông) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu thôn đạt chuẩn NTM. Đây là thôn bản đầu tiên của huyện Con Cuông đạt chuẩn NTM. Thôn Quyết Tiến được thành lập năm 1956 với tên gọi Tập đoàn sản xuất nông nghiệp Quyết Tiến, đến năm 1961 đổi tên thành Đội Quyết Tiến...