Ngỡ ngàng lá mì xào hoa đu đủ
Vị đắng từ rau xào khiến lưỡi bị “gượng ép tiếp đón” rồi “niềm nở chào mừng” khi vị ngọt hậu thấm vào từng tế bào vị giác.
Nguyên liệu chuẩn bị và món lá mì xào cùng hoa đu đủ khi hoàn thành ẢNH: TRANG THY
Thực khách ngỡ ngàng bởi điều diệu kỳ của cuộc sống khi thưởng thức món lá mì xào hoa đu đủ đực…
Miền tây Quảng Ngãi đồi núi trập trùng ẩn chứa những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số Hrê, Cor, Cadong… sinh sống chốn non cao. Văn hóa ẩm thực của họ độc đáo với các món ăn được chế biến từ sản vật nơi núi rừng. Trong đó phải kể đến món lá mì xào cùng hoa đu đủ đực đậm đà hương vị khiến thực khách xuýt xoa khen ngợi khi thưởng thức. Bởi ngon và lạ nên món ăn dân dã này đã “di cư” xuống miền xuôi cho ẩm thực người Việt thêm phong phú.
Lá mì dùng để xào cùng hoa đu đủ phải là mì gòn với cuống màu đỏ tím, lá nhỏ và mỏng. Chọn hái những lá non và lá bánh tẻ rồi rửa sạch vớt ra rổ cho ráo nước. Nhẹ tay ngắt những cành hoa đu đủ đực thành đoạn ngắn trước khi rửa qua nước. Món rau xào thơm ngon không thể thiếu trái ớt cay, vài củ hành tím cùng dăm nhánh sả thơm ngát.
Ớt, sả và hành tím rửa sạch rồi xắt mỏng. Dùng chày và cối giã nát lá mì rồi vắt sơ cho ráo nước trước khi gỡ rời. Rán mỡ heo sôi tí tách rồi cho hành tím vào chảo đến khi tỏa hương thơm thì cho lá mì và hoa đủ đủ vào rồi dùng đũa đảo đều. Tiếp đến, cho ớt, sả cùng gia vị muối, đường, đun lửa vừa phải và không đậy nắp để giữ màu xanh của rau.
Món rau xào dân dã gây “thương nhớ” khi thưởng thức. Rau vừa vào miệng đã cảm nhận vị đắng từ hoa đu đủ và lá mì át cả béo từ mỡ cùng mặn, ngọt của gia vị. Lưỡi như bị “gượng ép tiếp đón” rồi “niềm nở chào mừng” khi vị ngọt hậu thấm vào từng tế bào vị giác. Ớt cay nồng khiến cho miệng tê tê để vị giác cảm nhận trọn vẹn hương vị rau xào. Vị ngọt đằm sâu khi đắng lắng dịu khiến thực khách ngỡ ngàng, lòng chợt vui sướng vì vừa phát hiện ra một điều diệu kỳ của cuộc sống.
Video đang HOT
Nhiều người xào lá mì và hoa đu đủ đực cùng thịt heo, thịt bò, lòng gà… với hương vị khá thơm ngon. Nhưng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Ngãi vẫn thích món rau xào đơn giản như bao đời vẫn thế.
Sớm tinh sương, người phụ nữ bỏ gạo, gia vị cùng lọ mỡ vào gùi rồi mang trên lưng theo chồng lên nương. Sau những giờ miệt mài lao động, vợ ngừng tay nhóm lửa nấu cơm trong căn chòi đơn sơ bên dốc núi. Chồng dạo quanh rẫy hái lá mì, hoa đu đủ, quả ớt cay, bẻ vài nhánh sả rồi mang đến bên suối nước chảy róc rách.
Vợ nở nụ cười tươi đón mớ rau quả từ tay người chồng làn da sạm đen vì nắng gió. Hai vợ chồng cùng vò nát lá mì, ngắt ngắn hoa đu đủ, xắt ớt và sả rồi cho vào chảo mỡ đang sôi trên bếp. Bữa cơm đạm bạc với món rau xào đơn sơ mặn nồng nghĩa phu thê, dẫu cuộc đời còn nhiều gian khó. Niềm yêu thương dậy lên trong lòng, gió rừng xào xạc đùa vui cùng cây lá.
3 món ăn "lạ" ở miền núi Phú Yên
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau.
Là địa bàn giáp phía đông Tây Nguyên và không xa vùng đồng bằng nên các huyện miền núi Phú Yên có nhiều loại đặc sản phong phú, hấp dẫn.
Canh bồi "bá đạo rau rừng"
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau. Ban đầu, người Ê Đê chỉ nấu với rau rừng, sau đó, bất cứ loại rau gì trồng quanh nhà cũng có thể đưa vào nồi canh bồi.
Đ ộ c đáo món canh làm từ lá sắn, hoa đu đủ, măng rừng
Canh bồi - Món ăn đậm đà hương vị núi rừng Phú Yên
Để nấu món này, đem ngâm gạo khoảng 1 giờ, để ráo nước rồi giã nhuyễn cùng một nắm lá xanh (một loại rau rừng), sau đó cho nước vào nấu sôi, khoấy đều. Tiếp đó, cho đọt khổ qua rừng, đọt ớt, đọt bí, bầu, mướp, lá vong, rau bép, dền, ngót, cải, măng tươi... vào nồi, trộn đều. Khi tất cả đã chín thì cho muối, ớt tươi vào nồi bắc xuống ăn kèm với muối é hoặc với cơm.
Món canh bồi Phú Yên
Ông Ma Kha cho biết, canh bồi còn được nấu với thịt bò, heo để bồi bổ sức khỏe người già, người mới bệnh dậy.
Nấm khoang nấu ớt rừng
Nấm khoang rất thơm và ngọt nên chỉ cần xào nấu đơn giản, món ăn làm từ nấm khoang vẫn có thể làm thực khách "mê mệt".
Nấm khoang nấu mẳn, món có thể làm lủng nồi trôi rế khi bạn lỡ cầm đến đôi đũa
Với món nấu mẳn (canh hơi mặn), chỉ cần rửa sạch những búp nấm khoang, nấu sôi nhanh trong ít nước với chút muối ớt, bông nhím, lá é trắng, hoặc lá gừng. Bà Hờ Lan (ở huyện Sông Hinh) cho biết: "Khi hái và chế biến nấm không nên dùng dao, vì "hơi dao" sẽ làm nấm mất ngon. Phải là hiểm (ớt xiêm rừng) thì nấm khoang nấu mẵn mới cay thơm, mới đã".
Canh lá sắn
Đây là món khoái khẩu của đồng bào Ba Na, Ê Đê ở Phú Yên. Đọt sắn non đem rửa sạch cho vào cối đá giã nát, vắt bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi. Nấu kèm lá sắn với cà đắng (hoặc cà dĩa, cà pháo) thêm bông đu đủ đực, măng tươi, dăm trái ớt hiểm xanh. "Đạm" đi kèm chỉ cần nhúm cá cơm khô, vài con cá suối; sang hơn thì vài miếng khô bò gác bếp, mực khô, thịt heo ba chỉ,...
Canh lá sắn đậm đà hương vị núi rừng
Tất cả rau, ớt và "đạm" cho vào nồi với nước xăm xắp rồi bắc lên bếp. Khi canh sôi mở nắp một lúc cho lá sắn thoát bớt mùi, rồi lại đậy nắp, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
Lạ đời thứ hoa hái để bỏ đi từ loài cây ăn quả, lên món ăn lại thành thứ gây nghiện Hoa đu đủ đực thường chỉ để bỏ đi nhưng biết cách chế biến lại thành thứ đặc sản "ăn 1 lần, nghiện cả đời". Cũng kỳ lạ, đu đủ là loài cây bình thường trĩu trịt quả. Quả đu đủ xanh thì có thể nấu canh, làm nộm, chín ăn ngọt mát. Nhưng có cây lại quanh năm suốt tháng một bóng...