Ngỡ ngàng ghé thăm Zadar
Zadar là thành phố của Croatia bên biển Adriatic. Nơi đây với nhiều nhà thờ La Mã kiến trúc độc đáo, quần đảo với cảnh quan khiến du khách ngỡ ngàng…
Xem các nhà thờ La Mã thời Trung cổ
Tản bộ trên các con hẻm đá thời Trung cổ, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng 6 nhà thờ kết hợp kiến trúc La Mã cổ đại và Byzantine; ấn tượng với các cung đường trang trí độc đáo…
Trên quảng trường, bạn sẽ thấy nhà thờ St Donat được xây dựng vào thế kỷ thứ 9. Đây là nơi vào dịp hè sẽ tổ chức sự kiện lễ hội cổ điển thu hút nhiều du khách.
Gần đó, nhà thờ St Anastasia xây dựng thế kỷ 12. Leo lên 180 bậc thang để ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp, bao gồm những mái nhà bằng đất nung của phố cổ, phóng tầm mắt ra biển, đảo xa xa…
Chiêm ngưỡng kiến trúc Venice
Phố cổ của Zadar nằm gọn trên một bán đảo nhỏ, được củng cố dưới sự cai trị của người Venice trong những năm 1400 đến 1700.
Cụm công trình bức tường phòng thủ, tòa tháp, pháo đài và cổng vòm hoành tráng được UNESCO xác nhận là di sản thế giới.
Ngỡ ngàng trước đồ thủy tinh La Mã tinh xảo
Video đang HOT
Zadar được người La Mã thành lập với tên Iadera vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ học đã khai quật được các đồ vật làm bằng thủy tinh La Mã cực tuyệt đẹp. Những hiện vật lịch sử này được trưng bày tại bảo tàng Thủy tinh cổ.
Thưởng thức rượu vang
Vùng Zadar nổi tiếng sản xuất rượu vang. Bạn có thể nếm thử rượu Debit Birin, một loại rượu màu trắng nhẹ hoặc Bibich Sangreal Merlot, loại rượu vang màu đỏ có nồng độ mạnh.
Lái xe vào vùng nội địa nông thôn, bạn có thể thăm vườn nho và hầm ủ rượu vang.
Thưởng thức hải sản Dalmatian
Chợ sáng Zadar cung cấp nhiều loại hải sản tươi sống như cá vược, bạch tuộc, mực và tôm hùm.
Để thưởng thức món hải sản Dalmatian truyền thống, hãy đặt bàn tại quán ăn thượng lưu Kornat trên bến cảng. Tại đây, phục vụ nhiều món hải sản độc đáo, Gnocchi với nước sốt nấm, món cá chày (monkfish), cá vược nướng.
Đi thuyền đến quần đảo Kornati
Vào một ngày nắng nóng, còn gì bằng khi bạn nhảy lên một chiếc thuyền và đi qua vùng nước màu xanh ngọc lấp lánh của biển Adriatic.
Mỗi sáng có nhiều chiếc thuyền du ngoạn khởi hành từ bờ biển Zadar đến công viên quốc gia Kornati. Công viên này bao gồm 89 hòn đảo đá, đảo nhỏ, rạn san hô và vùng biển xung quanh.
Theo TGTT
Trước khi có giấy vệ sinh, con người dùng gì để vệ sinh cá nhân?
Trước khi giấy vệ sinh ra đời, con người đã nghĩ ra vô vàn cách để giải quyết nhu cầu vệ sinh thân thể.
Việc sử dụng đồ vật có công dụng tương tự giấy vệ sinh lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ VI ở Trung Quốc.
Vào thời Đường, một nhà ngoại giao Trung Đông khi tới thăm Trung Quốc từng viết rằng: "Họ không cẩn thận về chuyện vệ sinh cá nhân, họ không rửa với nước mà lau bằng giấy".
Tới thời Tống, Hoàng đế ra lệnh đặt trong phòng tắm của mình các mảnh giấy với kích cỡ 60x90 cm. Đây được coi là lần đầu tiên giấy được làm riêng để sử dụng trong nhà vệ sinh.
Thời La Mã cổ đại, người ta sử dụng tersorium, một cây gậy gỗ gắn miếng bọt biển ở đầu. Khi không sử dụng, những miếng bọt biển sẽ được ngâm trong nước muối biển hoặc giấm.
Di tích của các nhà vệ sinh công cộng thời La Mã ở Carthage, Tunisia. (Ảnh: Vingtage News)
Thỉnh thoảng tersorium được nhiều người sử dụng lần lượt. Trong trường hợp dùng nhầm đầu gậy, người dùng có thể sẽ bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong.
Theo tương truyền, một đấu sỹ Đức vào năm 64 SCN thậm chí đã tìm cách tự sát bằng tersorium thay vì phải đối mặt với tử thần trên Đấu trường La Mã.
Dưới thời Ai Cập cổ đại, người ta cũng sử dụng một cây gậy có gắn bọt biển tương tự như tersorium thời La Mã cổ đại được gọi là xylospongium. Tuy nhiên, họ vẫn chuộng sử dụng sử dụng những mảnh gốm gọi là pessoi để vệ sinh cá nhân hơn.
Một cây xylospongium. (Ảnh: Vingtage News)
Tới thời vua Minoan ở Crete, Hy Lạp, những nhà vệ sinh xả nước đầu tiên ra đời nhưng ở dạng khá đơn sơ.
Ở Nhật Bản thời kỳ cổ đại, người ta sử dụng một miếng kim loại mỏng được gọi là chugi để làm sạch các khu vực "khó tiệp cận" trên cơ thể người.
Tại châu Âu, hầu hết dùng những miếng rẻ được tận dụng nhiều lần cho tới khi không thể tái sử dụng và được vứt xuống cống. Với người Mỹ, họ chuộng dùng lõi ngô vì chúng mềm và dễ kiếm.
Lõi ngô được người Mỹ sử dụng thay cho giấy vệ sinh. (Ảnh: Wide Open Eats)
Cứ như vậy, mọi người sống và tìm cho mình đủ mọi cách để vệ sinh cá nhân cho tới năm 1857 khi nhà phát minh người Mỹ Joseph Gayetty bắt đầu rao bán những lô giấy vệ sinh làm từ lô hội đầu tiên với giá 50 xu cho 500 tờ. Ban đầu, loại giấy này chỉ được sử dụng như một phụ kiện y tế, hỗ trợ những người mắc bệnh trĩ. Thậm chí trong một thời gian dài, phát minh của Gayetty còn bị coi như một thảm họa.
Phải tới tận năm 1867 khi 3 anh em Thomas, Edward và Clarence Scott quảng bá nó ra thị trường, loại giấy vệ sinh này mới bắt đầu gây được sự chú ý.
Đến năm 1935, công ty Northen Issue bắt đầu quảng cáo một loại giấy vệ không rách ra thị trường. 7 năm sau, công ty Paper Mill bắt đầu giới thiệu mẫu giấy vệ inh 2 lớp.
Từ thời điểm đó, các nhà sản xuất bắt đầu tính tới chuyện nâng cao chất lượng của giấy vệ sinh. Họ đưa ra các công thức mới để giúp hoàn thiện loại giấy phổ biến mà chúng ta đang sử dụng.
(Nguồn: The Vingtage News)
SONG HY
Theo VTC
Du lịch Croatia, khám phá thiên nhiên Croatia là một trong những quốc gia có thắng cảnh tự nhiên đẹp nhất châu Âu. Dạo một vòng quanh Croatia khám phá 10 điểm đến mê đắm.Với nhiều địa danh tự nhiên tuyệt sắc, Croatia đem lại cho du khách những chuyến hành trình hấp dẫn và khỏe khoắn với thiên nhiên xanh mướt, trong lành. Từ những cánh rừng xanh thẳm...