Ngỡ ngàng chuyện 48 tỷ đồng để tháo dỡ 17km dải phân cách
Sở GTVT tỉnh Hải Dương vừa công bố dành trên 48 tỷ đồng để tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ trên tuyến quốc lộ 5, đoạn qua TP Hải Dương kéo dài 17km. Con số này đã gây ngỡ ngàng trong dư luận.
Công trình tháo dỡ dải phân cách này sẽ ngốn hết 48 tỷ đồng
Công trình tháo dỡ đắt đỏ
Theo đó, chủ đầu tư dự án là Ban quản lý các dự án giao thông Hải Dương (Sở GTVT tỉnh Hải Dương), đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Thiên Khai (Hà Nội). Thời gian thi công dự kiến thực hiện từ nay đến cuối tháng 6-2013. Tổng dự toán công trình hơn 48 tỷ đồng. Sở GTVT Hải Dương nhận định, một số vị trí làn xe thô sơ được mở rộng, người dân và công nhân trong các khu công nghiệp cũng như khu dân cư thường xuyên đi ngược chiều trên làn này khiến mặt đường quốc lộ 5 trở nên chật hẹp. Bởi vậy, việc tồn tại phân làn bằng tôn lượn sóng với hộ lan di động giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đoạn tuyến này.
Theo thiết kế, tuyến đường sẽ giữ nguyên quy mô đường hiện tại, không giải phóng mặt bằng, không mở rộng, chỉ tiến hành tháo dỡ và vuốt nối cho êm thuận giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ tháo dỡ toàn bộ biển báo nằm giữa phân làn xe cơ giới và làn xe thô sơ. Bên cạnh đó, tại những vị trí trạm xe buýt, ở hai đầu trạm giữ nguyên hộ lan di động với chiều dài 20m tiến hành trồng mới bổ sung tôn lượn sóng tại một số vị trí.
Việc tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và xe thô sơ trên tuyến quốc lộ 5 được nhận định là cần thiết trong bối cảnh giao thông hiện nay. Công trình này cũng đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) phê duyệt vào tháng 10-2012. Tuy nhiên, dùng số kinh phí 48 tỷ đồng chỉ để tháo dỡ 17km dải phân cách và làm bổ sung cục bộ một số đoạn trải nhựa, cột, tôn chắn sóng có hợp lý?
Lãng phí ngân sách
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Cường, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 240 (Khu quản lý đường bộ II) cho biết, số kinh phí 48 tỷ đồng để thực hiện công trình trên sẽ do ngân sách tỉnh Hải Dương tạm ứng, Tổng cục ĐBVN ghi nợ, thanh toán bằng nguồn vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ 2013.
Video đang HOT
Ông Cường cho rằng, so với công trình, thì 48 tỷ đồng chi ra là hợp lý! “Công trình đã có tư vấn, thiết kế, dự toán hẳn hoi. Ngoài dỡ bỏ hàng dải phân cách còn tiến hành thảm bù lại toàn bộ làn đường xe thô sơ 2 bên. Chi phí cho việc dỡ bỏ cọc, tôn chắn sóng là không lớn, chủ yếu là chi phí để thảm lại đường”. Cũng theo ông Cường, do làn đường xe thô sơ thấp hơn làn đường xe cơ giới, sẽ phải thảm 2 lớp bù vênh, nên chi phí 48 tỷ đồng cũng ở mức… hợp lý. Ông Cường còn tiết lộ thêm: “Tổng cục ĐBVN đang tiến hành tháo dỡ (dải phân cách giữa làn xe thô sơ và xe cơ giới) trên toàn tuyến quốc lộ 5 ( trừ đoạn qua TP Hải Dương), xử lý cục bộ (trải thảm nhựa làn xe thô sơ do bị vênh) một số vị trí nhưng kinh phí cũng dự kiến hết hơn 793 tỷ đồng. Hiện, tư vấn đang trải thử 2 đoạn, mỗi đoạn 200m để thử nghiệm trước khi đưa vào trải đại trà ở làn đường thô sơ trên toàn tuyến”.
Tuy nhiên, đại diện một doanh nghiệp chuyên về cầu đường phân tích, chi phí tháo dỡ dải phân cách tôn lượn sóng và hàng rào hộ lan, tháo dỡ biển báo đều rất thấp. Đặc biệt với hàng rào hộ lan (có thể di động được) chi phí này gần như không đáng kể. Việc tháo dỡ với dải tôn lượn sóng hết trung bình 50.000 – 100.000 đồng/m bao gồm cả tháo gỡ và đào cột lượn sóng, việc trồng lại cột và lắp đặt lại tôn cũng hết chi phí tương tự. Nếu phải mua vật liệu mới và trồng lại hàng rào ở vị trí mới, chi phí cao nhất cũng hết khoảng 2 triệu đồng/m dài bao gồm cả cột và tôn lượn sóng. Như vậy, nếu đầu tư tôn lượn sóng mới thì chi phí lắp đặt bổ sung cũng chỉ hết hơn 5 tỉ đồng cho 17km.
Ngoài ra, theo tư vấn, cần thảm lại bê tông nhựa cho khoảng 2.700m đường bù vênh độ cao giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ – không phải giải phóng mặt bằng (độ dốc giữa 2 làn không lớn, khoảng 4 – 5%). Theo một doanh nghiệp đường bộ (với bề ngang làn xe thô sơ khoảng 2m), độ dốc 5%, sẽ cần khoảng hơn 700 tấn nhựa đường thảm. Với thời giá 1,6 triệu đồng/tấn nhựa thảm, việc thảm nhựa cũng chỉ hết khoảng 1,2 tỷ đồng/3km.
Theo ANTD
Lời khẩn cầu của một thương binh
Những ngày cận Tết Quý Tỵ, ông Nguyễn Hoàng Giang (SN 1964), thương binh hạng 2/4, mất sức lao động 61%, ngụ thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, Sóc Trăng, đã ôm đơn cầu cứu các cơ quan chức năng về việc chính quyền địa phương hành xử không đúng với gia đình ông.
Theo trình bày của ông Giang cũng như xác nhận của nhiều cán bộ hưu trí và người dân địa phương: Tháng 7/2003, ông được nhà nước xây cho một căn nhà tình nghĩa ở ấp 3, thị trấn Phú Lộc, nhưng nơi đó nằm giữa đồng, không có dân cư, xa trung tâm thị trấn, khó khăn trong đi lại. Năm 2011, chị dâu của ông là bà Nguyễn Thị Nga và người cháu tên là Nguyễn Thanh Tùng (con bà Nga) đã cho ông một phần đất cũng tọa lạc tại ấp 3, thị trấn Phú Lộc (nằm ngay trung tâm thị trấn) và kêu ông về làm nhà ở cho thuận tiện. Phần đất này là của cha ruột ông Giang là ông Nguyễn Ngọc Năng (mất năm 1997) để lại cho vợ chồng bà Nga, đã có giấy tờ Chứng thư cấp quyền sở hữu năm 1969 của chính quyền cũ.
Ông Giang bắc thang trèo rào đón khách vào nhà
Năm 2004, người cháu của ông là Nguyễn Thanh Tùng cũng đã làm hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được UBND thị trấn Phú Lộc xác nhận đủ điều kiện cấp giấy nhưng lại bị ách lại cho đến nay mà không có lý do thỏa đáng.
Sau khi được cho đất, ông Giang làm đơn xin dời nhà và được UBND thị trấn Phú Lộc chấp thuận. Làm nhà xong, ông Giang xin lắp đồng hồ điện, kéo nước sử dụng trong sinh hoạt và đều được chấp thuận. Do phần đất của chị cho ông Giang nằm sát phần đất của huyện cho doanh nghiệp tư nhân Tuấn Khanh thuê để làm bãi lên xuống hàng hóa nên ông Giang thỏa thuận và được doanh nghiệp này chấp thuận cho mở đường đi qua phần đất đó để vào nhà cho thuận lợi.
Tuy nhiên, sau khi đã ký hợp đồng kéo điện, kéo nước xong không lâu, chính quyền huyện Thạnh Trị cho rằng ông xây nhà không xin phép, xây nhà sau khi đã có hàng rào (kéo bằng dây thép gai) của bãi lên xuống hàng hóa nên lập biên bản phạt hành chính ông Giang 12,5 triệu đồng. Ông chấp nhận phạt và xin nộp tiền thành nhiều đợt nhưng địa phương không cho, bắt phải nộp một lần. Đồng thời, chỉ đạo ngành điện lực, cấp nước cắt điện, cúp nước không cho gia đình ông Giang sử dụng.
Đồng thời, huyện cũng buộc doanh nghiệp Tuấn Khanh phải rào lại, không cho gia đình người thương binh này đi vào nhà bằng cổng thuận lợi. Ngày 27 Tết Quý Tỵ vừa qua, chính quyền thị trấn mời vợ chồng ông lên làm việc thì ở nhà có người đến dùng dây xích khóa cửa rào, dùng cây sắt hàn chặt cổng rào nhà ông Giang.
Cổng nhà ông Giang bị rào kín suốt từ Tết Nguyên đán đến nay
Trước tình thế đó, ông Giang phải chạy lên cầu cứu UBND tỉnh Sóc Trăng và được một cán bộ Phòng tiếp dân động viên: "Chú cứ về, ủy ban điện thoại xuống huyện yêu cầu có điện nước cho chú sử dụng và mở cổng rào cho chú vào nhà". Thế nhưng khi ông về thì mọi việc vẫn không được giải quyết. Tết cận kề, bàn thờ cha mẹ và người anh là liệt sĩ Nguyễn Hoàng Tư (hy sinh năm 1968) không được hương khói, ông buộc lòng phải chui hàng rào và phá cổng rào để vào nhà. Lúc này chính quyền cho công an đến lập biên bản.
Ông Giang nói: "Ngày tết ông bà mỗi năm một lần, vậy mà địa phương không cho gia đình tôi kéo điện, không cho nước sinh hoạt, thật là xót xa. Vì vậy, ngày giáp tết, chính quyền cho người đến tặng quà tết, tôi mang trả không nhận vì có ý nghĩa gì đâu".
Ngày 27/2, chính quyền địa phương cho lực lượng xuống dùng dây thép gai cột chặt cổng rào, bịt kín cổng không cho gia đình ông Giang vào nhà. Bí đường, gia đình người thương binh này phải bắc thang trèo hàng rào để ra vào nhà.
Ông Lê On, cán bộ hưu trí ở ấp 3, thị trấn Phú Lộc nói: "Thời chống Mỹ, chúng tôi cầm súng đánh kẻ thù. Nhưng khi đứng trước một tên tù binh, chúng tôi không nỡ đánh chúng vì dù sao họ cũng là người. Vậy mà bây giờ, một thương binh như chú Giang, có anh trai là liệt sĩ lại bị chính quyền đối xử như vậy thì thật là bất công. Trong khi đó, cùng lối với chú Giang còn có nhà bà Trúc và ông Ngầu thì hai nhà này tự mở và có lối đi, còn chú Giang được doanh nghiệp đồng ý cho mở thì bị chính quyền xử lý".
Theo ông Lê On, ông Giang có lỗi khi làm nhà không xin phép, chính quyền đã xử phạt hành chính rồi. Hơn nữa, ông Giang làm nhà ngay giữa thị trấn chứ không phải ở nơi xa xôi. Đáng lẽ khi ông Giang làm nhà, chính quyền phải xuống kiểm tra, nếu chưa đúng thủ tục thì hướng dẫn chứ không phải chờ xây xong rồi xuống phạt và gây khó khăn như vậy.
Ông Giang phân trần: "Tôi nghĩ mình đã được cho phép dời nhà tình nghĩa về đây nên khi xây dựng nhà tôi không xin phép. Nếu địa phương giải thích thì tôi phải thực hiện đúng. Cho nên khi xây xong, vào ở rồi mới bị xử phạt, tôi chấp hành chứ không cãi cọ gì. Chỉ xin cho nộp phạt nhiều lần vì nhà nghèo quá thôi".
Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Chủ tịch UBND huyện Thạnh Trị giải thích: "Ông Giang cất nhà không phép trên đất công nên không được kéo điện, nước là đúng qui định của pháp luật. Còn việc rào cổng nhà ông Giang hôm 27 Tết Nguyên đán là do doanh nghiệp Tuấn Khanh thực hiện theo yêu cầu của địa phương".
Khi chúng tôi hỏi có biên bản nào chứng minh đất ông Giang làm nhà là đất công thì ông Nghiệp cho biết: "Sẽ cho bên văn phòng cung cấp đầy đủ hồ sơ". Nhưng hai lần đến Văn phòng UBND huyện Thạnh Trị thì được chỉ qua gặp ông Phó trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng. Hỏi ông này thì ông bảo phải gặp trưởng phòng. Gia đình thương binh Nguyễn Hoàng Giang hiện vẫn cứ ngày ngày trèo thang qua lại hàng rào đội đơn đi kêu cứu mà không biết bao giờ mới được xem xét.
Theo Dantri
Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng phân làn đường Chiều 19-2, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Tân cho biết, thời gian tới, TP sẽ tiếp tục phân làn trên một số tuyến phố đủ điều kiện. Theo ông Nguyễn Xuân Tân, việc phân làn cho thấy ý thức tham gia giao thông của người dân đã tiến bộ rất nhiều, chỉ có ít người đi xe máy...