Ngỡ ngàng chứng kiến con trai như được sinh ra lần nữa
Thằng bé đã lấy lại được niềm tin. Điều đó lan tỏa sự chín chắn, bình tĩnh. Chị đã sinh ra con nhưng hôm nay con lại được sinh ra lần nữa nhờ người sếp tuyệt vời ấy.
Đối với chị Nguyễn Thị Mậu ở Hà Nam, ngày hôm ấy như chị chứng kiến con trai được sinh lần thứ hai. Sau khi chị đọc cho con nghe tin nhắn của sếp: “Chị ơi, Tiến như là lột xác hoàn toàn, chắc chắn sẽ trở thành bác sĩ tốt”, con trai chị ôm chặt lấy mẹ, rồi rủ mẹ cùng chụp chung 1 kiểu ảnh. Thằng bé hơn 600 ngày lấy của chị biết bao nước mắt, trong ảnh giờ thật rạng rỡ như chưa hề có khoảng thời gian khủng khiếp ấy.
Chị cần mẫn hành động với sự mách bảo của trái tim người mẹ
Hơn 1 năm trước, chị Mậu quay cuồng gần 2 năm trời vì cú sốc con trai như một người khác sau 4 năm du học y khoa chuyên ngành mắt ở Trung Quốc về. Đang là một cậu bé vui vẻ, quan tâm, chăm sóc mẹ, nó hay ngồi một mình, cấm cảu và có thể nổi cáu bất kỳ lúc nào. Trái tim người mẹ như bị bóp nghẹt vì lần đầu tiên thằng bé đẩy mẹ ra xa khi mẹ vuốt má con. Dăm thì mười hoạ, con có vẻ bình tĩnh, nó quaytrở lại là đứa thông minh, sắc sảo, bảo mẹ hãy tìm mọi cách cứu con, con nghĩ mình bệnh nặng. Chị cứ thế tìm đủ mọi phương cách, từ đưa con vào bệnh viện tâm thần đến kết hợp tìm thày cúng trừ tà. Từ uống thuốc Nam, châm cứu kích hoạt kết nối hệ thống thần kinh đến vào các khu vườn có nguồn năng lượng đặc biệt. Nhưng thằng bé chuyển biến rất chậm. Chị quyết định lựa chọn tây y để cân bằng sự kích động quá khích trong hành động của con, kết hợp với việc tìm chỗ cho con đi thực tập.
Sau gần 2 năm, bác sĩ rất bất ngờ với sự đáp ứng điều trị của con. Tình hình tiến triển bệnh của con ngoài sự mong đợi của bác sĩ. Chỉ có điều, thằng bé không trụ được lâu ở phòng khám nào vì sự tiếp xúc với các bệnh nhân của con lúc thì nhanh gọn, dứt khoát, hiệu quả, lúc lại nôn nóng, bồn chồn, không chủ động với các quyết định của mình, khiến bệnh nhân hoang mang. Chị cần mẫn nhờ bạn bè, mọi mối quan hệ xin việc cho con hết lần này đến lần khác. Nhưng thêm 1 năm nữa, thằng bé vẫn không bình thường trở lại. Dường như nó cảm nhận rõ sự khác biệt của mình thời gian trước và không tự cân bằng được.
Cho đến khi gặp được cô chủ phòng khám mắt đặc biệt ấy. Cô gần như ngay lập tức hỏi chị về chuyện con từng bị căng thẳng thần kinh không. Tự nhiên, chị có lòng tin vào người phụ nữ ấy, lần đầu tiên kể cho người khác về bệnh của con mình. Cô ấy đã trấn an chị và nói rằng có thể giúp được con trong 2-3 tháng tới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Niềm tin của sếp như truyền cho con trai chị sức mạnh. Nó dần làm quen với các yêu cầu của một bác sĩ khám tư. Nó được Sếp hỏi ý kiến trong mọi chuyện để não phải hoạt động và thấy mình thực sự có ý nghĩa. Mỗi lần nó lơ đãng hay bối rối, thiếu tập trung, chị Sếp như một người chị, am hiểu tâm lý, giúp nó suy nghĩ về mọi việc rõ ràng, mạch lạc hơn. Và khi có bất kỳ kết quả nào của con trong công việc, cô ấy đều mời nó đi cafe ăn mừng, cũng là dịp tỉ tê với nó mọi điều may mắn, bình yên trong nghề nghiệp. Chính người Sếp ấy, khi chứng kiến từ đầu đến cuối 1 lần con trai chị ứng xử tại phòng khám trong điều kiện bắt buộc đánh giá người làm theo biểu mẫu cho sẵn. Thằng bé đã động viên được khách hàng, kết luận bệnh chính xác, không phải sửa bất kỳ chữ nào trong bệnh án. Quan trọng hơn, nó đã trấn tĩnh được bố mẹ bệnh nhân yên tâm vì bệnh của con họ đã chính thức được kiểm soát.
Khi nhận được tin nhắn sếp của con, mắt chị nhoà nước. Nếu nói về yêu thằng bé thì ai mà bằng chị. Nếu nói về mong muốn chữa khỏi bệnh cho nó cũng chẳng ai sánh ngang chị. Nếu nói về sự hy sinh vô điều kiện cho thằng bé thì ai cũng phải thua. Nhưng sự nhẫn nại, tình yêu thương, sự nhạy cảm đôi khi lại phải nhường cho kinh nghiệm, sự đồng cảm và cách tác động hiệu quả đến con. Người Sếp ấy cũng từng bị trầm cảm. Cô ấy biết niềm tin và sự hướng dẫn chi tiết có thể tác động mạnh mẽ đến người bệnh như thế nào. Và cô ấy đã đúng.
Theo phunuvietnam.vn
Ở cữ nhà chồng nghèo, nàng dâu 'tiểu thư' khóc ròng vì sự vô tư đến vô tâm của bố mẹ chồng
Bố mẹ chồng Oanh không chỉ vô ý đến mức vô tâm mà họ còn coi mọi thứ trong nhà là của chung. Và có lẽ nếu cứ cái đà này, cô nghĩ mình sẽ bị trầm cảm mất.
Không phải khoe khoang nhưng có thể nói nhà Oanh là một gia đình có điều kiện. Bố mẹ cô làm kinh doanh nên có chút của ăn của để. Hơn nữa cô lại là con gái một nên từ nhỏ đã được cưng chiều và không phải làm bất cứ việc gì.
Ai cũng đinh ninh rằng, cô tiểu thư này sẽ yêu và cưới một chàng trai có hoàn cảnh lẫn xuất thân tương đồng. Nào ngờ, lên đại học, không hiểu duyên phận đưa đẩy kiểu gì mà Lâm, người Oanh yêu lại có gia cảnh hoàn toàn khác, nếu không muốn nói là một trời một vực. Oanh càng sành điệu bao nhiêu thì anh lại càng quên mùa bấy nhiêu.
Không chỉ có thế, hoàn cảnh gia đình 2 bên cũng hoàn toàn đối lập. Trong khi bố mẹ cô là dân buôn bán nhanh nhẹn, linh hoạt thì bố mẹ anh là nông dân chất phác, hiền lành. Trong khi nhà cô nhà cao cửa rộng, đầy đủ đồ dùng hiện đại thì nhà anh lại hầu như không có gì nhiều.
(Ảnh minh họa)
Vẫn được nghe Lâm nói nhiều về gia đình mình nhưng Oanh vẫn không thể không giật mình khi về ra mắt lần đẩu tiên. Đó là một căn nhà cấp 4 thấp và nhỏ. Trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tivi anh mua từ khi bắt đầu đi làm. Xung quanh nhà còn toàn là đồng ruộng nên lại trông càng trơ trọi.
Bữa ăn đầu tiên ở nhà Lâm, anh còn nhìn cô ái ngại vì tính cả cô là 7 người nhưng mâm cơm chỉ có 1 món cá kho, 1 bát canh và mấy quả cà muối. Dù không quen nhưng Oanh vẫn gắng nuốt cho qua bữa. Khi về nhà rồi, cô đã không khỏi suy nghĩ về hoàn cảnh nhà chồng. Cô không tưởng tượng được mình sẽ sống như thế nào nếu thành dâu, thành con trong nhà.
Nhưng rồi vì yêu và thương, Oanh đã bất chấp mọi thứ, kể cả lời can ngăn của bố mẹ để quyết tâm làm vợ Lâm. Họ cưới nhau sau khoảng 6 năm yêu nhau. Cưới xong, đôi vợ chồng trẻ chỉ ở nhà 2 ngày rồi quay lại thành phố làm việc. Không phải sống chung với nhà chồng nên cô cũng chẳng lăn tăn gì chuyện nhà Lâm nghèo khó nữa. Thậm chí, Oanh còn cảm thấy mình đã, đang và sẽ quen với căn nhà trống huơ trống hoác này.
Tuy nhiên, đến khi sinh con, phải về nhà chồng ở cữ thì mọi chuyện dường như quá sức chịu đựng của Oanh.
(Ảnh minh họa)
Biết bố mẹ chồng không có nhiều tiền nên Oanh đã đưa cho chồng 3 triệu mỗi tháng, nhờ chồng nói với mẹ để bà lo chuyện ăn uống cho 2 mẹ con. Nào ngờ, bữa cơm cữ của cô vẫn chẳng khác gì bình thường. Bữa nào khá khẩm hơn thì có thêm quả trứng luộc.
Không chỉ có thế, bố mẹ chồng cô còn vô ý đến mức vô duyên. Rõ ràng mẹ con Oanh nằm trong buồng riêng nhưng cô cảm giác chẳng khác gì như đang nằm giữa phòng khách vậy. Bởi dù đã ý tứ đóng cửa, bố mẹ Lâm vẫn đi ra đi vào thoải mái.
Tủ đồ của vợ chồng cô mua về khi cưới cũng được họ dùng hết sức tự nhiên. Son phấn, áo chống nắng, mũ nón của Oanh, các em chồng cũng thoải mái dùng mà không bao giờ hỏi han hay mượn. Tóm lại, trong nhà, mọi thứ đều là của chung, không ai nhận thức được rằng mỗi người đều có quyền riêng tư và cần được tôn trọng quyền riêng tư đó.
Thực ra nếu 1 mình Oanh thì chuyện ăn uống hay chung sống đều không có gì quá đáng cả, khổ thế chứ khổ nữa cô vẫn chịu được. Nhưng vì có cả con nữa nên cô cần phải đủ sữa cho con bú, cần có sức trông và chăm con.
Oanh đem chuyện này tâm sự với chồng và bảo anh về đón 2 mẹ con lên thành phố thì anh chỉ ừ cho qua chuyện chứ mãi không thấy ý định sẽ thực hiện. Nếu cứ cái đà này, Oanh sẽ trầm cảm sau sinh mất thôi.
Miss Tơ
Theo docbao.vn
Tôi muốn buông xuôi vì vợ thường xuyên quát nạt con cái Không khí trong gia đình tôi càng lúc càng căng thẳng. Đi làm về tôi lại thấy vợ quát con, đóng cửa rầm rầm, con sợ khóc ré lên. Hình ảnh minh họa Tôi 38 tuổi, sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo. Gia đình tôi có 2 chị em, chị lớn hơn tôi 7 tuổi và đã lập...