Ngỡ ngàng chiếc áo ra đời từ 5.000 năm trước nhưng giống hệt áo ngày nay
Bằng phương pháp giám định tiên tiến, các nhà khoa học chính thức công nhận chiếc áo Tarkhan là chiếc áo cổ xưa nhất thế giới, ra đời từ hơn 5.000 năm trước.
Chiếc áo với cổ chữ V được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Ai Cập UCL Petrie là chiếc áo cổ nhất trên thế giới. Cuộc thử nghiệm cacbon phóng xạ do trường Đại học Oxford thực hiện, đã khẳng định với độ chính xác lên đến 95% rằng chiếc áo được may vào giữa những năm 3482-3102 trước công nguyên.
Mặc dù có nhiều mảnh vải cùng thời kỳ đó vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay nhưng những chiếc áo đó thường chỉ là để khâm liệm xác chết. Trong khi, chiếc áo Tarkhan là một chiếc áo dài tay, cổ chữ V với những nếp gấp li nhỏ, điều khiến cho chiếc áo trông rất giống với trang phục hiện đại.
Suýt nữ, người ta đã bỏ quên chiếc áo cổ xưa nhất thế giới này.
Chiếc áo Tarkhan do nhà khảo cổ học Flinders Petrie khai quật được vào năm 1913 từ một khu nghĩa địa cách thủ đô Cairo, Ai Cập 50 km. Petrie đã tìm thấy một số tấm vải nằm dưới cát bên cạnh những cổ vật khác. Thay vì vứt chúng đi, Petrie quyết định giữ lại tất cả những gì ông tìm thấy với hy vọng một ngày nào đó sẽ tìm thấy những bí mật về cuộc sống của người Ai Cập cổ đại.
Những tấm vải bẩn thỉu mà Petrie thu lại thì đã bị bỏ quên trong 65 năm. Nhưng phải mãi đến năm 1977 thì các chuyên gia bảo quản tại Bảo tàng Petrie mới phát hiện ra tấm áo này trong khi phân loại đống vải.
Khi nhà bảo tồn nghiên cứu về vải Sheila Landi cẩn thận gỡ bỏ lớp bùn đóng trên chiếc áo, cô đã vô cùng thích thú khi nhìn thấy những nếp gấp ở khuỷu tay và dưới cánh tay chứng minh chiếc áo này đã được mặc lên người. Chiếc áo cũng được tìm thấy khi đang lộn trái, giống như là chủ nhân của nó đã cởi nó ra bằng cách kéo qua đầu vậy.
Chiếc áo Tarkhan được làm từ 3 mảnh vải dệt bằng tay khá chắc chắn với một đường kẻ màu xám nhạt, làm tô điểm cho phần ống tay và thân áo xếp nếp san sát nhau. Phần dưới của áo thì bị thiếu, do vậy rất khó để xác định độ dài ban đầu của chiếc áo. Tuy vậy, kích cỡ của nó cho thấy nó vừa vặn với một thiếu nữ trẻ tuổi hoặc là một người phụ nữ mảnh dẻ.
Video đang HOT
Chiếc áo Tarkhan có những đường nét trang trí khá giống với kiểu áo của phụ nữ.
Vào thời điểm chiếc áo được phát hiện vào cuối những năm 1970, việc giám định niên đại bằng cacbon phóng xạ không được tiến hành vì để làm điều đó, người ta phải lấy một mẫu vải lớn, đồng nghĩa với việc phá hủy luôn cả mẫu vật.
Vì thế, thay vì giám định chiếc áo, họ đã áp dụng với các mẫu vật khác cũng được tìm thấy tại Tarkhan. Các kết quả cho thấy chiếc áo có thể ra đời từ năm 3100 trước công nguyên.
Những tiến bộ trong việc sử dụng giám định cacbon đã cho phép các nhà nghiên cứu xác định thời điểm ra đời chiếc áo chỉ nhờ một mẫu vải nặng khoảng 2.24 mg lấy từ nó. Kết quả mới không chỉ khẳng định tuổi của chiếc áo mà thậm chí còn chỉ ra rằng nó có thể còn xuất hiện từ trước đó nữa.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Đi tìm căn phòng bí mật của Nữ hoàng Nefertiti
Hầm mộ của huyền thoại sắc đẹp Ai Cập Nefertiti từ lâu vẫn là một ẩn số với giới khảo cổ thế giới. Và khoảnh khắc lịch sử để các nhà khảo cổ học tìm thấy hầm mộ của bà có vẻ như đang đến rất gần.
Bên trong hầm mộ của Tutankhamun. (Ảnh: AFP)
Đứng trước những bức tranh màu hoàng thổ và trắng tại lăng mộ của Pharaoh Tutankhamun, nhà khảo cổ học người Anh Nicholas Reeves đã có bài thuyết trình đầy cảm xúc để bảo vệ một giả thuyết táo bạo: Nefertiti - vị Nữ hoàng nổi tiếng của Ai Cập biến mất không để lại một dấu vết vào 3.000 năm trước - được chôn cất ngay tại đây, bên trong một trong hai căn phòng bí mật.
Các nhà khảo cổ học chưa bao giờ tìm thấy xác ướp của huyền thoại sắc đẹp Ai Cập Nefertiti, người phụ nữ từng nắm giữ một vai trò nổi bật trong đời sống chính trị và tôn giáo của đất nước kim tự tháp vào thế kỉ 14 trước công nguyên. Bà là vị nữ hoàng đã chủ động ủng hộ chồng là đưa Ai Cập cổ đại từ hệ thống thờ đa thần sang hệ thống thờ một thần, mặc dù những nỗ lực này sau đó cũng sớm lụi tàn sau sự ra đi của Akhenaten.
Theo giả thuyết của nhà khảo cổ học Reeves, Nữ hoàng Nefertiti được chôn cất trong một căn phòng bí mật liền kề với hầm mộ của Tutankhamun, con trai của Akhenaten, vị vua trẻ băng hà vào năm 1324 trước công nguyên chỉ sau 9 năm ngồi trên ngai vàng.
Tại Thung lũng của các vị Vua vào ngày 29/11/1922, nhà Ai Cập học người Anh, Howard Carter đã khám phá ra hầm mộ của pharaoh Tutankhamun.
Nhà khảo cổ học người Anh lập luận, kéo theo việc chôn cất ông diễn ra một cách vội vã trong một phòng an táng dưới lòng đất vốn ban đầu không dành cho vị pharaoh này. Điều này có vẻ phù hợp với việc lăng mộ của Tutankhamun bấy lâu vẫn khiến các học giả rối trí bởi không có kích thước như lăng mộ của các pharaoh.
Bên cạnh đó, nhà khảo cổ học Reeves cũng tin rằng hầm mộ này không phải là thứ duy nhất được "tiện tay dùng tạm" trong sự kiện hoàng gia này. Ngay cả mặt nạ bên ngoài xác ướp của Tutankhamun cùng những vật an táng khác cũng có thể vốn không được thiết kế dành cho vị vua trẻ, mà là dành cho Nữ hoàng Nefertiti. Ông cho rằng, trên mặt nạ có những dấu vết cho thấy người mang mặt nạ có dùng khuyên tai. Trong khi đó, khuyên tai không phải là thứ trang sức được đàn ông trẻ tuổi trong thời đại của Tutankhamun sử dụng.
Bên trong hầm mộ của Tutankhamun tại Thung lũng các vị Vua ở Luxor, miền nam Ấn Độ, nhà khảo cổ học Reeves cho rằng cái chết của Tutankhamun có thể đã buộc các thầy tế phải mở cửa trở lại hầm mộ của Nữ hoàng Nefertiti 10 năm sau ngày bà băng hà bởi hầm mộ của vị pharaoh trẻ tuổi vẫn chưa được xây dựng.
"Đây là một giả thuyết rất tốt nhưng điều này không có nghĩa nó là sự thật bởi không phải lúc nào các giả thuyết cũng đúng... Nhưng tôi nghĩ việc này hoàn toàn đáng để thử bởi chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra mà không gây ra hư hỏng gì", nhà khảo cổ học người Anh cho biết.
Công cụ cho phép ông làm điều này là một loại máy radar của Nhật Bản được sử dụng để tìm ra các khoảng rỗng nếu có. Công việc dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 11 sau khi đội ngũ các chuyên gia được cấp phép nhằm bảo đảm máy radar có thể quét các bức tường "mà không gây ra hư hại".
Như nhiều nhà khảo cổ học khác lẫn các quan chức từ Bộ cổ vật Ấn Độ hiện diện trong hầm mộ của Tutankhamun, Bộ trưởng Cổ vật Mamduh al-Damati lắng nghe một cách chăm chú những tuyên bố của chuyên gia đến từ trường đại học Arizona (Mỹ) về khả năng những bức tranh trong căn phòng an táng này đang che đậy hai cánh cửa bí mật. Một trong số đó có khả năng dẫn đến câu trả lời cho một trong những câu hỏi lâu đời nhất về một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của loài người: Nefertiti!
Hai vị trí được phỏng đoán có căn phòng bí mật.
"Tôi chắc chắn 70% rằng chúng ta sẽ tìm ra điều gì đó", Bộ trưởng Damati nói khi bước ra ngoài hầm mộ. Tuy vậy, theo ông Damati, cũng không loại trừ khả năng hầm mộ của Nữ hoàng Nefertiti sẽ không phải là kết quả của cuộc tìm kiếm. Các nhà khoa học có thể sẽ tìm thấy hầm mộ của Kiya, một trong những người vợ của pharaoh Akhenaten hoặc thậm chí đó sẽ là hầm mộ của một thành viên hoàng tộc được mở rộng để làm nơi an nghỉ cho Pharaoh Tutankhamun.
"Dù là một cánh khác của hầm mộ này hay một hầm mộ khác lâu đời hơn được tìm thấy, đó cũng sẽ là một khám phá lớn", Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập kết luận.
Theo Anh Tiếu (tổng hợp)
baotintuc.vn
15 vật dụng quen thuộc ngày xửa ngày xưa trông như thế nào? Chắc chắn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những chiếc áo, quần hàng nghìn năm tuổi. 1. Đôi tất cổ nhất Đây là đôi tất len 1500 năm tuổi được tìm thấy ở Ai Cập vào thế kỷ 19. Đôi tất len này được chia ra làm 2 phần to thay vì năm ngón chân như một đôi tất điển...