Ngơ ngẩn trước loài hoa biểu tượng của sự tái sinh
Hoa anh đào thường nở rộ vào tháng 4, khi năm học mới ở Nhật Bản bắt đầu. Cứ mỗi độ xuân về, cả Nhật Bản ngập trong sắc hồng và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa anh đào.
Mùa xuân Nhật Bản thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 5. Thông thường, cuối tháng 3 đến tháng 4 là khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ. Đây cũng được coi là thời điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của hoa anh đào.
Do Nhật Bản trải dài từ Bắc tới Nam, nên thời gian hoa anh đào nở cũng khác nhau ở các vùng. Hoa anh đào nở sớm nhất ở Okinawa vào đầu tháng 1. Trong khi đó, ở Hokkaido, hoa anh đào nở rộ vào tháng 5.
Hoa anh đào ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản. Chúng thường xuyên được đưa vào thơ ca, văn học. Hoa anh đào cũng là biểu tượng của sự sống, cái chết và sự tái sinh. Thời điểm hoa anh đào nở là lúc diễn ra lễ hội Hanami ở Nhật Bản.
Đây là lễ hội ngắm hoa truyền thống nổi tiếng bậc nhất của đất nước này mỗi khi xuân về. Hanami có lịch sử hàng nghìn năm và được coi là quốc lễ của người Nhật. Hoa anh đào trên khắp nước Nhật sẽ đồng loạt nở rộ vào thời điểm diễn ra Hanami và tàn dần sau đó một tuần.
Từ xa xưa, người dân Nhật Bản đã mê mẩn vẻ đẹp của hoa anh đào. Họ coi đó là sự tồn tại của các vị thần linh báo trước mùa xuân đến. Trong số đó, những cây có cành lá dài và lộng lẫy được coi là “ba loài hoa anh đào chính”. Những cây này được quốc gia bảo vệ và coi như đài tưởng niệm tự nhiên cũng như di tích lịch sử.
Văn hóa Nhật Bản và những điều thú vị chỉ có ở xứ phù tang
Du lịch xứ phù tang vừa là cơ hội để bạn chiêm bái cảnh quan và trải nghiệm những nét thú vị độc đáo của văn hóa Nhật Bản.
Với nhiều khách du lịch, Nhật Bản là một điểm đến hấp dẫn với bề dày lịch sử và văn hóa sâu sắc. Cách đây khoảng 214 năm, Nhật Bản đóng cửa, không giao lưu và thông thương với bên ngoài. Điều này phần nào lý giải vì sao xứ phù tang lại có sức hấp dẫn đến vậy. Dù bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến tham quan hay đơn giản là tìm hiểu thêm thông tin cho thỏa trí tò mò thì dưới đây là những truyền thống văn hóa độc đáo của Nhật Bản mà bạn có thể chưa biết.
Video đang HOT
Du lịch Nhật Bản khám phá văn hóa độc đáo.
Khám phá những nét độc đáo trong văn hóa Nhật Bản
1. Hanami (lễ hội ngắm hoa anh đào)
Hoa anh đào (, sakura) là loài hoa không chính thức của đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên, người Nhật đã tôn vinh loài hoa đẹp đẽ, tinh tế này trong nhiều thế kỷ qua và xem nó là một phần quan trọng trongvăn hóa Nhật Bản.
Ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản.
Hoa anh đào thường nở từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5. Khi những cánh hoa mịn màng mướt bung trên thảm cỏ xanh rờn dọc đường đi như muốn níu chân khách bộ hành dừng bước cũng là thời điểm mọi người nô nức kéo nhau về dự hội hanami.
Tham gia lễ hội Hanami.
Đây là lễ hội mừng mùa xuân và những bông hoa anh đào tượng trưng cho hy vọng và những khởi đầu tốt đẹp cho năm mới.
2. Kutsuwonugu (không mang giày vào trong nhà)
Khi du lịch Nhật Bản, bạn nên nhớ không được phép mang giày đi bên ngoài vào trong nhà vì hành động này được coi là thô lỗ và không sạch sẽ. Trong văn hóa Nhật Bản, những thứ bên ngoài sẽ bị coi là bẩn, và bên trong là sạch. Do đó, khi bước chân vào nhà của ai đó ở Nhật Bản, bạn nên tháo giày và để chúng ngay ngắn ở hiên nhà và yên tâm, gia chủ sẽ đưa cho bạn một đôi dép đi trong nhà.
Đến Nhật Bản chớ mang giày vào trong nhà.
Kurisumasu ni wa Kentakkii (Thưởng thức Kentucky vào Giáng sinh)
Theo phong tục truyền thống của Nhật Bản, để có một đêm Giáng sinh an lành, hãy làm những gì người Nhật làm và gọi KFC.
Trong thực tế, món gà tây ở Nhật Bản thường rất khó kiếm và lò nướng trong nhà bếp người Nhật lại quá nhỏ để tự mình nấu nướng. Vì vậy, giám đốc tiếp thị của KFC tại Nhật Bản đã nhận ra điều này và đưa ra chiến lược Marketing hoàn hảo mang tên 'Kentucky cho Giáng sinh'.
Thưởng thức Kentucky vào Giáng sinh.
Chiến dịch này thực sự hiệu quả và mang lại lợi nhuận khổng lồ cho KFC mỗi dịp Giáng sinh về. Ước tính có khoảng 3,6 triệu gia đình Nhật Bản đến KFC vào ngày lễ này.
Sumo Harae (nghi lễ thanh tẩy trong Thần đạo)
Trước mỗi trận đấu vật, các Sumo sẽ tung muối lên không trung theo phong tục truyền thống liên quan đến harae - nghi lễ thanh tẩy trong Thần đạo. Còn trong văn hóa Nhật Bản, điều này được thực hiện như một phép trừ tà để xua đuổi những linh hồn xấu ra khỏi điện thờ.
Nghi lễ Sumo Harae.
Bowing (cúi đầu chào nhau)
Theo truyền thống văn hóa Nhật Bản, mọi người chào nhau bằng cách cúi đầu. Hành động này có thể thay đổi từ cái gật đầu nhẹ đến cúi gập người. Thậm chí, mọi người còn cúi đầu để nói lời cảm ơn, để xin lỗi và đưa ra một yêu cầu hoặc nhờ ai đó một điều gì đó.
Nghi thức cúi đầu chào nhau ở Nhật Bản.
Seijin no Hi (Lễ trưởng thành)
Trong văn hóa Nhật Bản, một người được xem là trưởng thành khi họ vừa tròn 20 tuổi. Sinh nhật quan trọng này thường được tổ chức vào thứ Hai tuần thứ hai của tháng Giêng và được gọi là seijin no hi (lễ trưởng thành).
Phụ nữ mặc Kimono trong lễ trưởng thành.
Trong buổi lễ, phụ nữ sẽ mặc một bộ kimono truyền thống, còn đàn ông sẽ mặc hakama (quần ống rộng) và áo khoác haori.
Hatsuhinode (Đón bình minh đầu tiên của năm mới)
Thức dậy để ngắm bình minh đầu tiên trong năm mới (hatuhinode) là một truyền thống độc đáo ở Nhật Bản. Vào ngày đầu tiên của năm mới, các gia đình Nhật Bản thường dậy sớm và đến một ngôi đền, bãi biển hoặc đỉnh núi để ngắm mặt trời mọc.
Người Nhật coi việc ngắm mặt trời mọc là điềm may mắn cho năm mới và Toshigami là vị thần của Năm mới sẽ xuất hiện cùng với mặt trời.
Đón bình minh đầu tiên của năm mới ở Nhật Bản.
Có thể nói cách tốt nhất để trải nghiệm văn hóa Nhật Bản là trực tiếp bởi không gì bằng tự tai mình nghe và mắt mình thấy cả. Nếu như có cơ hội bạn hãy book ngay một chuyến du lịch Nhật Bản để thấy yêu xứ phù tang nhiều hơn lúc mới đến.
Chuyến đi lý tưởng trong năm 2022 dành riêng cho bạn Bật mí, trong số này có nhiều Di sản Thế giới nhằm kỷ niệm 50 năm UNESCO. Hãy xách ba lô, lên đường và khám phá ngay nhé. Ở nhà lâu quá rồi, bạn đã sẵn sàng lên đường ngay trong năm mới này chưa? Ban biên tập National Geographic đã chuẩn bị sẵn danh sách các điểm đến tuyệt nhất trần đời,...