Ngó lơ Trung Quốc, EU thúc đẩy đầu tư vào Đài Loan
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa EU và Trung Quốc, các nước trong khối đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan.
15 quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha,… hôm 21/9 đã khởi động chiến dịch chung thúc đẩy đầu tư giữa EU và Đài Loan. Đây là tín hiệu cho thấy mối quan hệ nồng ấm giữa EU với hòn đảo này trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Diễn đàn đầu tư mang tính bước ngoặt giữa EU và Đài Loan được tổ chức bởi Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cơ quan ngoại giao của EU tại Đài Loan, diễn ra khi các nước châu Âu ngày càng nghi ngờ Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc gần đây, các quan chức châu Âu đã thúc giục Bắc Kinh mở cửa thị trường và tôn trọng nhân quyền như những yêu cầu cơ bản cho mối quan hệ song phương. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của EU và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của liên minh này.
Các nước EU đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan. (Ảnh: Nikkei Asian Review)
Video đang HOT
Hôm 21/9, lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, cho biết EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Đài Loan và hòn đảo này đã tạo ra môi trường đầu tư mạnh mẽ không chỉ để phục vụ nhu cầu ở Đài Loan mà còn để xây dựng mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ hơn.
“Giống như EU, chúng tôi khuyến khích các quan hệ đối tác toàn cầu cùng có lợi bằng cách cung cấp một hoạt động kinh doanh công bằng. Đài Loan sẵn sàng trở thành một trong những đối tác hàng đầu của EU trong các lĩnh vực thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ sinh học, y tế và di chuyển”, bà Thái Anh Văn cho hay
Filip Grzegorzewski, người đứng đầu Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cho biết đại dịch COVID-19 đã phơi bày những lỗ hổng của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Tốt hơn là chúng ta nên thay đổi. EU và Đài Loan có những khả năng độc đáo để làm việc cùng nhau và nắm lấy những cơ hội mới trong thế giới đang thay đổi… Và điều quan trọng là hai bên cùng chia sẻ các giá trị của hệ thống thương mại quốc tế mở, minh bạch và công bằng”, ông Grzegorzewski nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn.
Trước khi diễn đàn EU – Đài Loan diễn ra, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho biết, Đài Loan từ lâu đã tập trung đầu tư vào một quốc gia duy nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, khi môi trường đầu tư ở đó đang thay đổi, nhiều công ty có trụ sở tại hòn đảo này đang cân nhắc chuyển hướng đầu tư.
“Chúng tôi rất vui khi thấy EU đang chào đón các công ty Đài Loan đầu tư vào đó. EU chia sẻ cùng các giá trị dân chủ, tự do và nhân quyền với Đài Loan. Chúng tôi kêu gọi các công ty Đài Loan đến EU và đầu tư”, ông Joseph Wu cho hay.
Bên cạnh đó, ông Joseph Wu cũng cho rằng, Đài Loan là một địa điểm lý tưởng cho các nước châu Âu và các nước khác đầu tư, bất chấp những lời đe dọa gần như liên tục của Trung Quốc. “Trên thực tế, EU đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Đài Loan vào năm 2019″, ông Joseph Wu nói.
Sự ấm lên của quan hệ EU – Đài Loan diễn ra sau các động thái của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Đài Loan, khi chính quyền Donald Trump tìm cách lôi kéo thêm đồng minh về phía mình trong cuộc xung đột địa chính trị với Trung Quốc.
Hơn 143.000 ca nhiễm nCoV tại Đức
Đức xác nhận thêm 1.785 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên hơn 143.000, trong đó gần 4.600 người chết.
Số ca nhiễm mới tại Đức tăng nhẹ sau hai ngày giảm liên tiếp. Vào ngày cao điểm nhất hôm 27/3, nước này ghi nhận tới gần 7.000 ca mới.
Thêm 194 người chết vì nCoV, tăng so với mức 110 hôm qua, nâng tổng số lên 4.598, theo báo cáo của Viện Robert Koch, cơ quan phụ trách kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của chính phủ Đức.
Với 143.457, Đức là vùng dịch lớn thứ tư châu Âu, sau Tây Ban Nha, Italy và Pháp và thứ năm thế giới. Đức là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất từ Covid-19, song lại thuộc nhóm có phản ứng nhanh nhất trước đại dịch.
Nhân viên y tế đeo mặc trang phục bảo hộ tham gia lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại trạm lưu động ở thành phố Dresden, Đức ngày 15/4. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước, 16 bang sẽ dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 được phép hoạt động từ hôm qua, song tại một số địa phương như thủ đô Berlin, các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hoạt động.
Tuy nhiên, Merkel cảnh báo thành công của Đức "hết sức mong manh". Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị dân chúng đeo khẩu trang khi đi mua sắm và trên các phương tiện công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.
Các quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, trung tâm âm nhạc bị cấm hoạt động. Các sự kiện lớn cũng bị đình chỉ đến ngày 31/8. Hầu hết các bang sẽ cho học sinh quay lại trường ngày 4/5, trừ Bavaria, bang chịu ảnh hưởng nặng nhất.
Covid-19 khởi phát tại Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,4 triệu ca nhiễm, hơn 170.000 người chết và hơn 652.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
Trung Quốc đề nghị hỗ trợ các nước châu Âu chống Covid-19 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 21/3 gọi điện cho lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Serbia đề nghị hỗ trợ trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong cuộc gọi với Thủ tướng Đức Angela Merkel, ông Tập nói Trung Quốc đã chuẩn bị để làm tất cả những gì có thể. "Nếu Đức cần, Trung Quốc sẵn...