Ngộ Không nhiều lần thót tim với ‘bò lửa’ Ngưu Ma Vương
Những cảnh với “bò lửa” của “Tây du ký” trong tập “Ba lần lấy quạt Ba Tiêu” mang đến nhiều kỷ niệm cho đoàn làm phim.
Tập 17 – Ba lần lấy quạt Ba Tiêu có cảnh quay lửa thiêu Ngưu Ma vương. Vì có cảnh liên quan đến lửa và để đảm bảo an toàn, đoàn phim đã chọn địa điểm quay là một sân bay vốn bị bỏ hoang ở huyện Lâm Quế, tỉnh Quảng Tây. Khu vực này khá rộng rãi, bốn bề không có sự xuất hiện của các công trình hiện đại, vì vậy rất phù hợp với yêu cầu của kịch bản.
Đội kỹ xảo mượn được một con bò trưởng thành của người dân địa phương làm mô hình Ngưu Ma Vương trong một cảnh phim (mặc dù bản thân Ngưu Ma Vương lại là một con trâu). Ngoài ra, đội mỹ thuật còn trang trí sừng và móng bò những dây kim tuyến lấp lánh, tạo dáng dấp một con bò thần, oai vệ.
Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa “vần vò” với chú bò đực lớn đến bở hơi tai.
Nội dung của cảnh quay trên là lúc Tôn Ngộ Không giao đấu với Ngưu Ma Vương, vì yếu thế, Ngưu Ma Vương chỉ còn cách hiện nguyên hình là một chú trâu khổng lồ. Bát Giới và Sa Tăng xông vào tìm mọi cách giữ chặt sừng của Ngưu Ma Vương khiến trâu càng trở nên to lớn gấp bội.
Thời gian quay cảnh trên là khi trời sang thu, khi nhiệt độ còn khá cao và oi bức. Khi quay cảnh Bát Giới và Sa Tăng giao đấu với thần bò, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ đã phải vật lộn với chú bò thật để tạo cảnh quay sống động và chân thực nhất. Nào ngờ, con bò vì quá khỏe đã khiến hai diễn viên thở không ra hơi.
Sau một vài lần quay, bò vẫn điềm nhiên như không có chuyện gì xảy ra, trong khi Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa phải nằm vật ra đất thở. Mã Đức Hoa vừa mệt vừa ca thán: “Xem ra vật lộn với con bò này không hề đơn giản chút nào!”.
Cảnh quay trên thực sự khó khăn, bởi chú bò kia không dễ điều khiển diễn xuất theo đúng yêu cầu của kịch bản. Đặc biệt còn có cảnh toàn thân bò lửa cháy rừng rực, hung hãn. Do vậy, thực hiện cảnh quay như kịch bản là không thể thực hiện được.
Sa Tăng ghìm sừng, Bát Giới kéo đuôi bò.
Cảnh Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa khốn khổ với chú bò trên trường quay.
Video đang HOT
Tổ kỹ xảo vò đầu nghĩ cách khi quyết định sử dụng vải amiăng, may thành trang phục mặc lên thân bò. Trên tấm y phục được phủ một lớp nhiên liệu dễ cháy, một kíp nổ được cài ở phía đuôi bò.
Ngoài ra, để bò chạy theo đúng cung đường định sẵn, nhân viên kỹ xảo phải sử dụng hai đoạn dây thép dài, buộc chặt vào mình bò. Mỗi đầu dây do một tổ nhân viên phụ trách điều khiển. Khi bò chạy, hai tổ phụ trách cầm đầu dây thép điều khiển sao cho bò chạy đúng tuyến đường vạch trước.
Kỹ xảo quay hiện trường như trên, nếu được thực hiện bằng phương tiện máy móc như ngày nay khá đơn giản. Quay phim chỉ cần sử dụng máy quay cầm tay quay nhiều lớp là có thể thực hiện được cảnh quay phức tạp và tuyệt đối an toàn. Thế nhưng, năm 1986, máy ảnh tích hợp cùng với máy ghi hình phim 1 inch và đầu máy VCR ( video cassette recorder ) khi chưa xuất hiện, do vậy, khi quay không thể vượt quá 20 m phim (nếu dài quá sẽ gây tổn thất không nhỏ). Cách duy nhất lúc này là đặt vật cần quay ở xa tiến đến gần vị trí máy quay nhất có thể.
Khi quay, để đảm bảo không xảy ra nguy hiểm cho quay phim, máy quay được đặt ở vị trí cách 100 m so với bối cảnh quay. Ngoài ra, hai bên máy còn được bố trí vật vật cản, đề phòng mọi bất trắc nguy hại đến máy và quay phim.
Một cảnh quay khó và khá nguy hiểm với không chỉ diễn viên mà toàn bộ đoàn phim.
Vợ chồng Ngưu Ma Vương (Vương Phu Đường) và Thiết Phiến công chúa (Vương Phượng Hà) rối rit xin Na Tra và Ngộ Không tha mạng.
Khi cảnh quay bắt đầu, phó đạo diễn Tuần Hạo tay cầm chiếc loa nhỏ và hô: “Diễn!”. Liền sau đó là tiếng kíp nổ phát ra từ đuôi bò, lửa cháy bùng trên tấm y phục bằng quấn quanh thân bò. Trong phút chốc, bò đứng ngây vì quá hoảng sợ. Rất nhanh sau đó, bò trở nên điên loạn, chạy thục mạng về phía trước. Chú bò giờ đã thực sự hung hãn và dữ tợn, ngay đến 7-8 nhân viên của đoàn bố trí nắm đầu dây đứng hai bên cũng không khống chế nổi.
Chỉ trong giây lát, chú “bò lửa” đã kéo đứt một bên đầu dây thép, hướng thẳng về máy quay phim phía trước như muốn xông thẳng vào tổ quay và đạo diễn đang đứng ngay trước mặt. Tình huống xảy ra quá bất ngờ, mọi người đều không có sự chuẩn bị nào trước, chỉ còn biết ôm lấy máy quay để bảo vệ. Con bò hung hăng chạy vụt qua, không ai còn nghĩ gì đến việc giữ bò lại. Nhờ hai chướng ngại vật chắn phía trước máy quay, bò lao qua và đâm sầm vào chiếc xe đạp cùng một khung gỗ cạnh đó. Đến lúc này, bò mới chạy chậm lại, lửa trên thân cũng đã dần tắt, nó có vẻ kiệt sức, miệng đùn nước dãi trắng và nôn thốc nôn tháo, bước đi lảo đảo, rồi lộn nhào xuống một hố đất cạnh đó.
Vài nhân viên cứu hỏa của đoàn được bố trí từ trước, vội chạy tới dùng bình cứu hỏa xịt lên mình bò để dập cho lửa tắt hẳn. Thực tế, cảnh quay trên đã không thành công bởi độ khó cao, do đó, ê-kíp phải ghi hình lại bằng cách sử dụng bò mô hình ở trường quay trong nhà.
Ngộ Không giao đấu với bò mô hình.
Cảnh quay được thực hiện tại lễ đường Nhà hát Nghệ thuật quân đội ở Bắc Kinh.
Sau khi trở về Bắc Kinh, đạo diễn Dương Khiết bàn bạc với tổ đạo diễn, thực hiện quay cảnh giao đấu giữa Ngộ Không và trâu lớn do Ngưu Ma Vương hiện nguyên hình bằng một mô hình giả. Cảnh quay diễn ra tại lễ đường của Nhà hát Nghệ thuật Quân đội ở Bắc Kinh, với cảnh quay giao đấu giữa Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương trước đó được ghi hình ngoài trời ở Quế Lâm.
Trong khi cảnh Ngưu Ma Vương hiện nguyên hình là một chú bò khổng lồ được thực hiện tại Nhà hát Quân đội, một vài phân cảnh nhỏ giữa Ngộ Không và Ngưu Ma Vương cũng được thực hiện ở đây.
Với cảnh quay này, chỉ còn Ngộ Không và Bát Giới vật lộn giao đấu với bò, thay vì cả Sa Tăng như kịch bản ban đầu. Như vậy, chú bò mô hình không có cảnh lửa bốc cháy rừng rực khắp thân mình.
Ngộ Không giao đấu với Ngưu Ma Vương.
Theo Khám phá
Ngộ Không, Đường Tăng cũng làm "cửu vạn"
Vì thiếu nhân viên và để tiết kiệm kinh phí, tất cả mọi thành viên từ Ngộ Không, Đường Tăng, Bát Giới, yêu tinh quỷ quái... đều phải tham gia bốc dỡ đồ đạc của đoàn thay cho nhân viên cửu vạn.
Trong đoàn phim Tây Du Ký, lực lượng diễn viên, nhân viên đa phần đều là những người trẻ, ai cũng năng nổ, nhiệt huyết và khỏe mạnh, thật thà. Vì vấn đề kinh phí của đoàn lại khá hạn chế, trong khi đầu công việc lại không hề nhỏ, nếu không biết tính toán phân bổ cho phù hợp sẽ không đủ tiền để quay. Đặc biệt là việc bốc dỡ đồ trên xe mỗi khi đoàn đến một địa điểm quay mới.
Cả đoàn phim có từ 4 - 5 xe tải chở đồ, nào đạo cụ, phục trang, thực phẩm... đêu chất đầy ních mấy xe tải lớn. Mỗi lần đến địa điểm quay phim, công việc bốc dỡ không phải là chuyện đơn giản. Nếu thuê nhân công cửu vạn để lo việc bốc dỡ cho đoàn thì chi phí tính ra sẽ vô cùng lớn.
Bốn thầy trò Đường Tăng, vua Đường hay quần thần, sĩ phu gì đều phải tham gia bốc dỡ đồ đạc, trang thiết bị lên xuống xe như một nhân viên cửu vạn thứ thiệt.
Để tiết kiệm chi phí, đạo diễn Dương Khiết đề xuất ý kiến, tất cả anh chị em trong đoàn, từ diễn viên chính đến phụ và nhân viên phụ trách, quản lý trong đoàn đều tham gia làm cửu vạn bốc dỡ đồ lên và xuống xe. Ý tưởng này của Dương Khiết lập tức được các thành viên trong đoàn đồng thanh hưởng ứng. Vì vậy, cứ mỗi khi xe của đoàn đi tới đâu đều vui như hội khi mọi người trong đoàn đều nô nức, tất bật vận chuyển, khuân vác hành lý, đồ đạc của cả đoàn lên xuống xe. Ngay cả bốn thầy trò gồm Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ cho đến Đường Tăng Từ Thiếu Hoa cũng không phải ngoại lệ.
Đội ngũ nhân viên của đoàn, ngoài việc lo liệu công việc quản lý, phụ trách được giao trong đoàn. Họ còn là đội ngũ diễn viên đóng thế rất đắc lực và hữu ích của đoàn Tây Du Ký. Đặc biệt mỗi khi cần kíp thiếu diễn viên, anh em nhân viên trong đoàn đều sẵn sàng có thể trở thành diễn viên, những lức nước sôi lửa bỏng như vậy mới thấy được sự cần thiết của lực lượng nhân viên trong đoàn Tây Du Ký quan trọng đến mức nào.
Dù là thần tiên, Phật đạo...
... cho đến yêu ma quỷ quái, nam nữ trong đoàn đều phải tham gia khuân vác, bốc dỡ đồ.
Những lúc thiếu diễn viên, các nhân viên đều tích cực tham gia, họ hóa trang và trở thành những tiểu yêu tiểu quái, thần tiên, hòa thượng, thái giám... Vai diễn nào họ cũng có thể diễn được. Sau nhiều lần được giao vai diễn, nhân viên trong đoàn cũng dần dà trở thành đội ngũ diễn viên phụ không thể thiếu của đoàn Tây Du Ký. Nếu là thành viên trong đoàn, dễ dàng có thể nhận thấy những đồng nghiệp của mình thường xuyên xuất hiện trên phim Tây Du Ký với những vai diễn phụ, diễn viên quần chúng. Họ là những nhân viên phục trang, ánh sáng, đạo cụ, thư ký trường quay, bối cảnh...
Chỉ cần có yêu cầu của đạo diễn hô " Chuẩn bị!" là ai nấy đều răm rắp sẵn sàng vào vai diễn. Đạo diễn Dương Khiết cho biết, tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình và hết lòng của các thành viên trong đoàn thì như vậy, thế nhưng đồng lương ít ỏi của trả cho họ cũng khiến bà thực sự day dứt và không biết làm thế nào hơn. Trung bình một nhân viên trong đoàn mỗi tập chỉ nhận được từ 30 - 40 tệ (103.000 - 137.000 đồng hiện nay), người nào nhiều nhất cũng chỉ được 50 - 60 tệ (171.000 - 206.000 đồng). Tình hình khó khăn chung, đổi lại không ai trong đoàn nhắc nhở hay kêu ca gì về thù lao.
Không kể lực lượng diễn viên chính, phụ trong đoàn...
Hay đến các nhân viên khác trong đoàn, ai nấy đều tham gia công việc khuân vác, bốc dỡ như nhau.
Bản thân Dương Khiết từng báo cáo khi đề xuất lên phó giám đốc Đài CCTV khi đó là bà Nguyễn Nhược Lâm, với hy vọng lãnh đạo xem xét và có thêm trợ cấp bốc dỡ cho anh em, trợ cấp tiền lương và trợ cấp đặc biệt cho nhân viên đoàn Tây Du Ký cũng như trợ cấp cho các diễn viên quần chúng.
Trên thực tế, mỗi lần được trợ cấp cũng chỉ thêm được 3 - 5 tệ (10.000 - 17.000 đồng). Lần này, Nguyễn Nhược Lâm đồng ý cho phép đoàn được sử dụng thêm ngân quỹ dựa theo tình hình thực trạng cũng như hoàn cảnh của đoàn. Trước lời đồng ý của phó đài Nguyễn Nhược Lâm, đạo diễn Dương Khiết tức tốc tuyên bố với anh em trong đoàn: " Hôm nay chị em cố gắng, tối nay đoàn ta mỗi bàn sẽ có thêm một chai bia nhâm nhi".
Mọi người nghe xong liền hoan hô reo hò tán thưởng. Sau lần đó, mỗi khi bốc dỡ đồ lên, xuống xe, nhân viên trong đoàn lại tự nói với nhau: " Hôm nay sẽ lại có bia uống cho mà xem".
Theo Khám phá
'Tây du ký' và những nhân vật thay diễn viên nhiều lần Những tháng ngày trong động Ba Nguyệt, đạo diễn Dương Khiết hào hứng nhớ lại vai nhân vật Ngưu Ma Vương, một thử thách cực kỳ khó khăn cho người thể hiện khiến 3 người mới hoàn thành được vai diễn trên. Cảnh sắc trong động Ba Nguyệt được Dương Khiết đánh giá là một động đẹp tuyệt sắc, sau khi được các...