Ngộ độc vì thực phẩm – con số báo động!
Khi chế biến món ăn, chị em cần ý thức trong việc lựa chọn thực phẩm. Năm 2010 ngộ độc thực phẩm tại các gia đình chiếm 60% tổng vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước.
Có rất nhiều loại thức ăn thông thường phổ biến hàng ngày nhưng tiềm tàng nhiều nguy cơ cho sức khoẻ mà chúng ta không ngờ hoặc biết không rõ ràng. Vì vậy, các bà nội trợ hãy điểm danh và thêm vào danh sách các loại thực phẩm cần chú ý dưới đây.
- Các thức ăn chứa nhiều Tanin như bắp chuối, ổi non, nước trà đặc, cà phê,…(đa số thực phẩm này có vị chát)…có thể gây táo bón, ức chế hấp thu chất sắt trong thực phẩm nên có thể gây thiếu sắt nếu sử dụng nhiều và thường xuyên.
- Thực phẩm chứa nhiều Nitrit – Nitrat nếu sử dụng nhiều có thể gây nhức đầu, nôn ói, tiêu chảy, thiếu oxy tím môi, tím mặt và tử vong ở trẻ em như nước củ dền, củ dền đỏ, muối dưa chưa chín (còn hăng) hay bị khú…đều chứa nhiều Nitrit. Phân đạm bón rau là Nitrat cũng, nếu tồn dư trong thực phẩm ăn vào thì có thể nhiễm vào cơ thể. Nitrit, nitrat cũng thường được dùng để bảo quản thịt, cá cho lâu hư. Nguồn nước giếng khai thác nông, gần hầm phân có thể nhiễm nitrit.
- Các loại đậu phộng, hạt ngũ cốc, quả khô dễ bị nấm mốc xanh chứa Alfatoxin gây xơ gan, ung thư gan.
- Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Solanin có thể gây tử vong ở trẻ em. Cần khoét sâu bỏ hết phần chân gốc nấm hoặc tránh ăn khoai mọc mầm.
- Sắn (khoai mì) chứa Xyanhydric ở lớp vỏ, hai đầu củ, sắn đắng (sắn cao sản) có thể gây chết người ở trẻ em, người già, ốm yếu…Cần gọt vỏ kỹ, cắt bỏ hai đầu củ, ngâm nước và luộc chín để khử Xynhydric, không nên ăn sắn có vị đắng.
Video đang HOT
Khoai tây mọc mầm chứa nhiều Solanin có thể gây tử vong ở trẻ em. Cần khoét sâu bỏ hết phần chân gốc nấm hoặc tránh ăn khoai mọc mầm.
- Măng, đậu mèo, đậu kiến cũng chứa Xynhydric, nên ngâm nước lâu, rửa sạch, luộc bỏ nước.
- Cá nóc chứa chất cực độc ở buồng trứng và gan, nếu làm ruột cá không khéo, không kỹ có thể gây nhiễm chất độc vào phần thịt cá và gây ngộ độc cho người ăn. Cá nóc bị ươn hay cá nóc phơi khô thì chất độc sẽ nhiễm vào thịt.
- Tuyến độc của cóc nằm ở lớp da, gan và trứng. Ăn thịt cóc phải bỏ hết da, làm ruột sạch.
- Cá bị ươn sinh nhiều Histamin có thể gây dị ứng, đỏ mặt, sưng ngứa cổ – mặt, đau bụng tiêu chảy…
- Dầu ăn tinh luyện (salad oil) như dầu mè, dầu nành tinh luyện…rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng để chiên thực phẩm ở nhiệt độ cao, kéo dài thì sẽ sinh nhiều Acrolein gây ung thư, vì vậy chỉ dùng dầu tinh luyện để ăn sống (trộn rau salad, cho em bé ăn), xào nhanh, kho nhanh…Nếu chiên cá, chiên chả giò, chiên chuối…thì nên dùng dầu hỗn hợp (cooking oil) gồm 4 – 6 loại dầu thực phẩm thì ít oxy hoá và sinh Acrolein hơn và có thể tái sử dụng dầu chiên một lần nữa để tiết kiệm.
- Thịt nướng hay chiên bị cháy đen thì không nên sử dụng vì thực phẩm cháy có thể sinh ung thư.
Bạn cần biết!
Thông tin từ bộ Y tế cho biết, trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.766 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41 trường hợp tử vong. Riêng trong quý IV năm 2010, cả nước xảy ra 18 vụ ngộ độc làm 4 người tử vong do độc tố cá nóc tại các tỉnh Phú Yên, Bến Tre, Bình Thuận, trong đó có 3 vụ ngộ độc lớn từ 30 người trở lên. Số người bị ngộ độc là 323 người với 242 người nhập viện. Người dân cần phải nâng cao ý thức trong việc thực hiện ATVSTP ngay chính tại bếp ăn của gia đình mình.
Theo Thời trang trẻ
Bớt phản ứng phụ khi tiêm phòng
Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ... là những căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và để lại các di chứng hàng đầu đối với trẻ em. Việc phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
Phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm nói trên chính là tiêm phòng vắc-xin. Tuy ý thức được hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng nhưng thực tế, không ít bà mẹ vẫn ngần ngại do sau những lần chích ngừa, đôi lúc trẻ gặp những phản ứng phụ không mong muốn. Lịch tiêm chủng dày đặc cũng khiến cho nhiều người ái ngại.
Tâm lý chung của các bà mẹ là làm thế nào vừa giúp con phòng được nhiều bệnh mà lại ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt.Điều này bây giờ đã không phải lo lắng nữa bởi đã có các vắc-xin phối hợp được sử dụng rộng rãi, là phương pháp tiên tiến trong việc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp vì vừa giảm số mũi tiêm đáng kể so với tiêm từng vắc-xin riêng lẻ vừa giúp trẻ ít đau hơn, giảm chi phí và lịch tiêm được rút ngắn nêndễ nhớ.
Chẳng hạn như với vắc-xin phòng ho gà, trước đây, người ta sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất, gọi là vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, vắc-xin phối hợp mới ho gà vô bào đã ra đời, không sử dụng toàn bộ tế bào mà chỉ chọn lọc một vài thành phần ho gà nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn và giảm đáng kể các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ (ít sốt, bớt sưng đau...).Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào đang là vắc-xin mà muốn tiêm thì phải trả phí.
Nhưng dù cho các vắc-xin có tiến bộ đến đâu thì cũng rất cần các bậc cha mẹ phải nâng cao hiểu biết để chủ động hạn chế các phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Cụ thể như:
- Chích ngừa cho trẻ đúng độ tuổi quy định cho từng loại vắc-xin, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
- Không chích ngừa khi trẻ đang bệnh hoặc sức khỏe không đủ tốt.
- Lựa chọn những vắc-xin phối hợp chứa các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm (như sốt, đau, sưng chỗ tiêm...).
Theo NLĐ
Chảy máu tiêu hoá, tổn thương nguy hiểm Tuỳ tổn thương, mức độ chảy máu diễn ra nhẹ, rỉ rả đến ồ ạt, gây tử vong nhanh chóng do hết máu trong cơ thể. Chảy máu tiêu hoá là một báo hiệu tổn thương quan trọng trong đường tiêu hoá, có thể chảy máu từ thực quản, dạ dày - tá tràng, mật, ruột non, ruột già đến hậu môn và...