Ngộ độc thực phẩm cần nhập viện ngay khi có dấu hiệu sau
Vụ ngộ độc sau ăn bánh đêm Trung thu tại TPHCM khiến bé gái 6 tuổi tử vong và gần 50 người bị rối loạn tiêu hóa làm nhiều người lo lắng.
Vậy ngộ độc thực phẩm khi nào cần nhập viện ngay?
Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn, là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh, bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia…
Trường hợp bị ngộ độc nhẹ, người bệnh thường cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đối với các trường hợp ngộ độc nặng với những triệu chứng như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, sốt… cần phải được nhập viện để điều trị và theo dõi. Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm trong đó thường thấy như:
- Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm men và nấm mốc).
- Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…).
Video đang HOT
- Nguyên nhân ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….
- Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng; xuất phát từ khâu sản xuất, bảo quản, chế biến thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể do chất bảo quản, chất ép chín trái cây nhanh, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia…
Thức ăn nấu chưa chín, không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa.
Nhận biết ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn thức ăn nhiễm độc, cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, cũng có thể xuất hiện muộn hơn sau 1-2 ngày. Một số biểu hiện cần nghĩ đến bị ngộ thực phẩm: Đau bụng (có thể đau nhẹ đau vừa hay đau dữ dội); nôn mửa; tiêu chảy; sốt cao; đau đầu, chóng mặt.
Ngoài ra, khi rơi vào các tình huống như người vừa mới ăn xong và khởi phát bệnh ngay sau đó hoặc có hai người trở lên có dấu hiệu tương tự nhau sau khi cùng sử dụng một loại thực phẩm, trong khi những người không ăn thì không bị, chúng ta có thể nghĩ ngay đến nguy cơ bị ngộ độc.
Ngộ độc thực phẩm có thể là do độc tố enterotoxin của khuẩn tụ cầu hoặc do salmonella spp gây ra.
Dấu hiệu cần nhập viện khi bị ngộ độc thực phẩm
Phần lớn đối với trường hợp ngộ độc nhẹ, người bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên nên đến viện khám kể cả khi có triệu chứng nhẹ. Trường hợp cần nhập viện khẩn cấp khi có các dấu hiệu sau:
Nôn nhiều; nôn ra máu hoặc đi đại tiện ra máu; đau bụng dữ dội; nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C; mắt trũng, khát nước, khô miệng, đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt; tầm nhìn bị mờ, cơ yếu và ngứa ran cánh tay; tay hoặc chân lạnh; thở nhanh hoặc thở dốc; tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày.
Đặc biệt lưu ý với ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già trên 60 tuổi, người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản…) nên đi khám càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả
Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn ra vô cùng phức tạp. Cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân và người thân trong gia đình trước nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe trên. Cụ thể như:
Chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng; bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín; ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm…); đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.
Bánh su kem nhiễm khuẩn khả năng cao là nguyên nhân gây ngộ độc hàng loạt ở TPHCM
Đã có trường hợp không dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights nhưng vẫn bị ngộ độc sau khi ăn bánh su kem có cùng nhãn hiệu, cùng địa chỉ nơi mua bánh.
Sáng 4/10, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức họp khẩn các chuyên gia đầu ngành y tế của thành phố về vụ bé gái 6 tuổi tử vong sau ăn bánh đêm Trung thu.
Dựa vào kết quả điều tra các trường hợp có triệu chứng ngộ độc thực phẩm sau khi dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights (thực hiện vào ngày 3/10) và các bệnh viện báo cáo cập nhật tình hình thu dung điều trị những bệnh nhân ngộ độc thực phẩm, hội đồng chuyên gia thống nhất nhận định như sau:
- Đây là trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt, diễn biến phức tạp và khó nhận biết hơn so với các trường hợp ngộ độc thực phẩm hàng loạt trước đây, thường xảy ra tại các trường học (nhà trẻ, mẫu giáo...).
- Loại thực phẩm gây ra ngộ độc trong trường hợp này khả năng cao là từ bánh su kem (loại trừ xúc xích nướng, nước uống cũng được dùng trong tiệc Trung thu) do tất cả trường hợp ngộ độc đều có có triệu chứng giống nhau liên quan đến nhiễm khuẩn thức ăn (như sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy), bạch cầu máu tăng cao, CRP tăng cao (xét nghiệm máu giúp nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn).
- Đặc biệt, đã có trường hợp không dự tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights tổ chức nhưng vẫn bị ngộ độc và có cùng triệu chứng sau khi ăn bánh su kem của cùng nhãn hiệu, cùng địa chỉ nơi mua bánh. Vậy nên, loại trừ khả năng bánh su kem mới bị nhiễm khuẩn tại nơi tổ chức tiệc Trung thu, mà đã bị nhiễm khuẩn trước đó.
Các chuyên gia cho biết, cần chờ kết quả phân lập vi khuẩn (đang được Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM xử lý) thì mới có thể đưa ra nguyên nhân gây ngộ độc chính xác.
Theo BS. Bạch Văn Cam - Cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 1, có 2 nhóm tác nhân thường gặp gây ra ngộ độc thực phẩm chính đó là enterotoxin và salmonella spp. Nếu các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trước 6 giờ (sau khi ăn) thì thường là do độc tố enterotoxin của vi khuẩn tụ cầu; nếu các triệu chứng xuất hiện muộn thường do cơ thể bị nhiễm khuẩn do tác nhân salmonella spp gây ra.
Theo báo cáo, hiện còn 17 trẻ đang nằm điều trị tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, và Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Sức khỏe của các bệnh nhân đều ổn định.
Bác sĩ chỉ cách nhận biết và xử trí khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm Vụ việc vừa xảy ra tại Trường Ischool Nha Trang cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm - mối đe dọa thường trực đối với mỗi người. Do sức đề kháng yếu nên trẻ thường là đối tượng dễ bị ngộ độc thức ăn hơn người lớn. Chính vì vậy bố mẹ nên chuẩn bị các kiến thức cơ bản để...