Ngộ độc rượu nguy hiểm thế nào?
Trong những ngày nghỉ lễ dài, nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao ở các buổi tiệc liên hoan, họp mặt gia đình. Nếu không kịp thời cứu chữa, rượu có thể gây bất tỉnh, thậm chí tử vong.
Rượu là chất độc và có thể gây hậu quả chết người. Cơ thể bạn chỉ có thể xử lý một đơn vị rượu mỗi giờ. Uống nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn sẽ cản trở cơ thể hoạt động bình thường.
Theo Medical News Today, ngộ độc rượu là tình trạng nghiêm trọng. Ngay cả khi bạn ngừng uống rượu, nguy cơ ngộ độc rượu vẫn tồn tại vì nồng độ cồn trong máu (BAC) có thể tiếp tục tăng trong 30-40 phút sau đó.
Các triệu chứng tiến triển từ say sang ngộ độc rượu bao gồm:
- Nhầm lẫn
- Da nhợt nhạt, đôi khi có màu xanh
- Không phản ứng nhưng có ý thức (sững sờ)
- Bất tỉnh
- Thở bất thường, đôi khi lên đến 10 giây giữa các nhịp thở
- Nôn mửa, có khả năng bị nghẹn khi nôn
Trong trường hợp nghiêm trọng:
- Ngừng thở hoàn toàn
- Cơn đau tim có thể xảy ra
- Nếu bị nghẹn khi nôn, chất nôn có thể bị hít vào phổi gây nhiễm trùng nghiêm trọng
- Hạ thân nhiệt
Video đang HOT
- Nếu mất quá nhiều chất lỏng, bạn có nguy cơ bị tổn thương não
- Đường huyết giảm có thể gây co giật
- Bệnh nhân có thể hôn mê và nguy cơ tử vong cao
Uống rượu quá nhiều và quá nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ngộ độc rượu. Ảnh: Draxe.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc rượu
Khi ai đó dùng đồ uống có cồn, gan của họ phải lọc chất cồn, chất độc ra khỏi máu. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ rượu nhanh hơn nhiều so với thực phẩm nên rượu ngấm vào máu rất nhanh.
Tuy nhiên, gan chỉ có thể xử lý một lượng rượu hạn chế, khoảng một ly rượu tiêu chuẩn mỗi giờ. Theo Mayo Clinic, một ly tiêu chuẩn là:
- 355 ml bia thông thường (khoảng 5% cồn)
- 237 – 266 ml rượu mạch nha (khoảng 7% cồn)
- 148 ml rượu vang (khoảng 12% cồn)
- 44 ml rượu mạnh 80 độ (khoảng 40% cồn)
Nếu một người uống 2 ly trong 1 giờ, một lượng alcohol nhất định sẽ xâm nhập vào máu. Nếu trong giờ tiếp theo, người đó uống thêm 2 ly nữa, họ sẽ có 2 ly rượu tiêu chuẩn trong máu.
Người nào uống càng nhanh, BAC càng cao. Khi đó, chức năng tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu BAC đủ cao, các chức năng vật lý như thở và phản xạ ngăn ngừa nghẹn cũng bị cản trở.
Những người có nguy cơ cao nhất bị ngộ độc rượu là người nghiện rượu mãn tính, người uống rượu khi đang uống thuốc trị bệnh.
Uống rượu là thói quen phổ biến trong các bữa tiệc liên hoan gia đình, bạn bè. Ảnh: Hellomagazine.
Điều trị ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu là tình trạng y tế khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức nếu nghi ngờ. Nếu một người được cho là bị ngộ độc rượu, bạn nên gọi xe cứu thương. Trước khi xe cấp cứu đến, những người xung quanh cần trợ giúp:
- Cố gắng giữ cho bệnh nhân tỉnh táo
- Giữ người bệnh ở tư thế ngồi, không nằm xuống. Nếu nằm, đừng nằm ngửa, nên quay đầu sang một bên
- Nếu người bệnh tỉnh táo, hãy cho họ uống nước. Đừng cho họ uống cà phê vì caffeine sẽ làm mất nước thêm, đặc biệt không cho họ uống thêm rượu
- Nếu người bệnh bất tỉnh, kiểm tra hơi thở của họ
- Không để người bệnh đi lại
- Giữ ấm cho họ vì thân nhiệt bị hạ
Phục hồi sau ngộ độc rượu
Trong quá trình phục hồi, người bệnh có thể bị đau đầu, chuột rút, buồn nôn, lo lắng và run rẩy. Điều quan trọng là phải giữ nước và tránh uống bất kỳ đồ uống chứa alcohol nào.
Cách ngăn ngừa ngộ độc rượu
Khi bạn buộc phải uống rượu, bạn cần biết cách hạn chế và kiểm soát lượng rượu bạn uống. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, điều đó có nghĩa là uống tối đa một ly tiêu chuẩn mỗi ngày với phụ nữ mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi. Và tối đa 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nam giới dưới 65 tuổi. Khi uống, hãy thưởng thức đồ uống từ từ.
Tiêu thụ một bữa ăn lành mạnh trước khi bạn uống rượu, tiêu thụ đồ ăn nhẹ trong khi uống. Những điều này có thể giúp làm chậm quá trình hấp thụ rượu của cơ thể, tạo điều kiện cho gan hoạt động tốt hơn. Đặc biệt đừng uống rượu khi đói bụng.
Theo Zing
Giải mã hiện tượng 'người sống lại từ cõi chết'
Hội chứng Lazarus, hạ thân nhiệt, "chứng bắt thế"... được giả thiết khiến một người được tuyên bố đã chết rồi sống lại, song vẫn còn là bí ẩn.
Benjamin Franklin đã từng nói: "Trong thế giới này không có gì chắc chắn hơn cái chết và thuế". Tuy nhiên, trong bối cảnh lâm sàng, khi một người ngừng thở, tim và các cơ quan ngừng hoạt động vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn họ đã chết.
Theo Medicalnewstoday, năm 2014 một phụ nữ 80 tuổi đã "sống đông lạnh" trong nhà xác bệnh viện sau khi bị chẩn đoán sai. Cùng năm đó, một bệnh viện New York tuyên bố một phụ nữ chết não sau khi dùng thuốc quá liều. Người phụ nữ này đã tỉnh dậy ngay sau khi được đưa đến phòng phẫu thuật để lấy nội tạng.
Một trường hợp khác, Janina Kolkiewicz 91 tuổi được các bác sĩ xác định qua đời khi trái tim bà ngừng đập và không còn thở nữa. Mọi người chuẩn bị các nghi lễ mai táng cho bà trong bệnh viện, 11 giờ sau Janina Kolkiewicz bỗng nhiên tỉnh dậy bày tỏ thèm uống trà và ăn bánh kếp. Bà trở thành một hiện tượng "từ cõi chết trở về".
Năm 2001, một người đàn ông 66 tuổi bị ngừng tim trong ca phẫu thuật phình động mạch bụng. Bác sĩ suốt 17 phút nỗ lực hồi sức tim phổi, khử rung tim..., bệnh nhân vẫn không tỉnh lại. Cuối cùng các bác sĩ xác định anh ta đã chết. Tuy nhiên, bất ngờ tim người đàn ông này hoạt động trở lại trong 10 phút sau.
Ảnh: Medicalnewstoday
Theo các nhà khoa học, những câu chuyện chết đi sống lại tưởng như phi thường này là dấu hiệu của hội chứng Lazarus. Hội chứng này được định nghĩa là sự trở lại chậm trễ của lưu thông tự phát (ROSC) sau khi tim phổi ngừng hoạt động. Khi áp lực này ngừng hoạt động sẽ dần giải phóng và tim phổi bắt đầu làm việc trở lại. Từ năm 1982, khi hiện tượng Lazarus lần đầu tiên được mô tả trong y học, đã có ít nhất 38 trường hợp được ghi nhận. Bệnh nhân được xác định đã chết sau khi ngừng tim sẽ tỉnh dậy và hoạt động bình thường.
Nghiên cứu công bố năm 2007 của Vedamurthy Adhiyaman và các đồng nghiệp cho biết, khoảng 82% người mắc hội chứng Lazarus xảy ra trong vòng 10 phút khi tim phổi ngừng đập. 45% bệnh nhân hồi phục thần kinh tốt sau khi tỉnh dậy.
Một câu hỏi nảy sinh là hiện tượng ngừng hoạt động các cơ quan trong cơ thể do sự chậm trễ của quá trình lưu thông hay thiếu sót của các kỹ thuật hồi sức liên tục tại bệnh viện. Hiện các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa lý giải đầy đủ về hiện tượng Lazarus này. Tuy nhiên, họ tin rằng hội chứng này phổ biến hơn những nghiên cứu trước đó.
Một giả thiết cho rằng hiện tượng này do tác dụng phụ của thuốc nỗ lực hồi sức, chẳng hạn Adrenaline. Ngoài ra, nồng độ kali trong máu quá cao cũng là giả thuyết cho hiện tượng Lazarus. Các nhà khoa học cho rằng "Không nên gọi là hiện tượng "chết đi sống lại", bởi bệnh nhân hội chứng Lazarus chưa bao giờ chết".
Vậy làm thế nào để biết chính xác một người đã chết thực sự hay chưa? Theo các nhà khoa học, có hai dạng tử vong là tử vong lâm sàng và tử vong sinh học. Chết lâm sàng được định nghĩa là không có nhịp tim, không còn hơi thở, còn tử vong sinh học là không có hoạt động của não. Từ định nghĩa này, bạn có thể nhận biết một người đã chết hay chưa. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó không đơn giản như vậy.
Một số biểu hiện y học có thể chẩn đoán bệnh nhân chết như hạ thân nhiệt, tình trạng thần kinh tê liệt và "chứng bắt thế", một hội chứng mà người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo nhưng không phản ứng được. Theo đó, khi cơ thể giảm nhiệt độ đột ngột sẽ dễ phơi nhiễm kéo dài và cảm lạnh, gây tử vong. Một số bệnh nhân hạ thân nhiệt khiến nhịp tim và hơi thở chậm, đến mức gần như không thể phát hiện được, tưởng rằng đã chết.
Hạ thân nhiệt cũng là nguyên nhân dẫn đến sự chẩn đoán nhầm lẫn về cái chết của một em bé sơ sinh ở Canada vào năm 2013. Em bé được sinh ra trên vỉa hè trong nhiệt độ lạnh giá. Các bác sĩ đã không thể cảm nhận được nhịp tim và hơi thở của em. Bé được tuyên bố đã chết. Hai giờ sau, đứa bé bắt đầu cử động.
Tiến sĩ Michael Klein, Đại học British Columbia ở Canada, nói rằng sự tiếp xúc của em bé với nhiệt độ lạnh khiến toàn bộ lưu thông sẽ dừng lại. Trong khi đó tình trạng thần kinh của đứa trẻ vẫn hoạt động và vẫn nhận thức được dưới cái lạnh.
Nhiều người bị "chứng bắt thế" có biểu hiện thở chậm, giảm độ nhạy và bất động hoàn toàn, có thể kéo dài từ vài phút đến vài tuần. Tình trạng này có thể phát sinh như bệnh động kinh và bệnh Parkinson. Theo đó, bệnh nhân nhận thức được môi trường xung quanh nhưng bị tê liệt hoàn toàn các cơ tự nguyện, ngoại trừ các cơ kiểm soát chuyển động của mắt. Do vậy, nhiều người bị tuyên bố sai "đã chết". May mắn, theo các nhà nghiên cứu, hội chứng Lazarus cực kỳ hiếm.
Các nhà nghiên cứu khuyên bệnh nhân nên được theo dõi trong 10 phút sau khi chết, vì đó là khung thời gian quá trình lưu thông tự phát bị trì hoãn. Không nên kết luận ngay bệnh nhân đã chết khi có dấu hiệu ngừng tim, phổi và ngừng thở. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà nghiên cứu có chung ý kiến rằng bác sĩ có chuyên môn và thiết bị y tế hiện đại có thể xác định một người đã chết.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Chàng trai đột ngột ngưng thở, hôn mê được cứu sống nhờ 'ngủ đông' Đột ngột ngưng thở, hôn mê nhưng bệnh nhân hồi tỉnh chỉ 3 ngày sau đó. Bệnh viện đã cứu sống bệnh nhân một cách ngoạn mục. Bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục. ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP Ngày 21.9, Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định TP.HCM cho biết BV vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công bệnh nhân...