Ngộ độc nhôm do dùng phèn chua liên tục chữa hôi nách
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị cho một bệnh nhân nữ 64 tuổi ở Thanh Hóa bị nhiễm độc nhôm.
Bệnh nhân cũng may mắn chưa bị tổn thương các cơ quan liên quan.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: hai tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân M.T.L (sinh năm 1960) liên tiếp xuất hiện tình trạng ngứa lòng bàn chân, tay, toàn thân mà không có các nốt ban hay sẩn mề đay.
Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi, cả các chuyên khoa điều trị dị ứng không đỡ.
Với việc sử dụng phèn chua nhiều năm để chữa hôi nách, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ nhôm trong máu và nước tiểu cao hơn mức cho phép.
“Theo tiêu chuẩn nồng độ nhôm trong máu không được quá 12mcg/lít và nước tiểu phải dưới 12mcg/24h. Với bệnh nhân M.T.L, chỉ số trong máu 12,5mcg/lít và nước tiểu 47,37mcg/24h. Điều đặc biệt, chức năng thận của bệnh nhân vẫn bình thường, nghĩa là nồng độ nhôm trong cơ thể tăng không phải do suy thận”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết.
Bệnh nhân M.T.L chia sẻ, khoảng 10 năm nay, bà thường xuyên sử dụng phèn chua rang lên, tán bột và bôi nách ngày 2 lần để chữa hôi nách. Đây là một mẹo chữa dân gian được nhiều người sử dụng, lan truyền. Bản thân bà không hề nghĩ đến nguy cơ bị nhiễm độc.
Sau thời gian điều trị gần 1 tháng, tình trạng bệnh nhân M.T.L đã được cải thiện. Bệnh nhân được ra viện, uống thuốc ngoại trú và khám lại định kỳ.
Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: “Đây là trường hợp rất hi hữu, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận ca nhiễm độc nhôm từ bên ngoài xâm nhập qua da và nguyên nhân lại từ một thứ rất quen thuộc, thông dụng, được sử dụng rộng rãi. Phèn chua là muối sunfat kali nhôm”.
Trên thực tế, hợp chất nhôm vẫn được sử dụng để bào chế và chữa bệnh như các thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày tá tràng để điều trị các bệnh lý dạ dày, chữa mùi hôi cơ thể. Nhôm và các hợp chất của nhôm cũng thường được dùng trong chất phụ gia thực phẩm, trong dược phẩm, trong các sản phẩm tiêu dùng (như đồ dùng nhà bếp) và trong xử lý nước uống (các chất lắng lọc nước…).
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho đến nay, lượng nhôm vào cơ thể từ những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng, phụ gia, dược phẩm được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn và sử dụng đúng chỉ định, liều lượng.
Nhiễm độc nhôm thường xảy ra trong môi trường lao động nghề nghiệp, các ngành công nghiệp. Người hay phải tiếp xúc với nhôm, hít phải bụi nhôm, tiếp xúc và nuốt phải. Những người bị suy thận, chạy thận nhân tạo nguy cơ nhiễm độc nhôm cao hơn.
“Trường hợp này qua da và chức năng thận hoàn toàn bình thường, rất hiếm gặp”, bác sĩ Nguyên chia sẻ thêm.
Khi nhôm vào cơ thể sẽ tích lũy và gắn chặt ở xương, nên việc đào thải, loại trừ nhôm ra khỏi cơ thể rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nhiễm độc nhôm gây bệnh thiếu máu nhược sắc hồng cầu giống như bệnh thiếu sắt nhưng chữa không tác dụng, gây chứng nhuyễn xương (osteomalacia), bệnh lý não (biểu hiện rối loạn về phát âm, nói khó, nói lắp, câm, bất thường điện não, giật cơ, co giật, sa sút trí tuệ, khó giữ tư thế và thăng bằng).
Trường hợp bệnh nhân dùng phèn chua rang khô lên và tán bột bôi nhiều năm, không tránh khỏi có lúc da bị viêm, mụn hoặc vết xước… nên nhôm càng dễ hấp thu vào cơ thể. Đây có thể là lý do dẫn tới nhiễm độc nhôm.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo với phèn chua, người dân không nên bôi kéo dài trên da, nên dùng các sản phẩm chăm sóc da đảm bảo an toàn.
Rước họa do căng chỉ để trẻ hóa da mặt
Bệnh nhân nữ (31 tuổi, ngụ tại quận 6, TP.HCM) sau khi đi căng chỉ nâng cơ mặt tại một cơ sở thẩm mỹ thì xuất hiện mảng hồng ban vùng má bên phải, có mụn mủ, nóng, đau..., nên đến bệnh viện kiểm tra.
Cấy 14 sợi chỉ vào 2 má với giá 7 triệu đồng
Bệnh nhân cho biết do mặt bị nọng nên cách đây 4 tháng chị có tìm hiểu trên mạng về phương pháp căng chỉ để nâng cơ mặt. Sau đó chị đến một cơ sở thẩm mỹ của người quen để căng chỉ vùng mặt (theo bệnh nhân, người thực hiện căng chỉ không phải là bác sĩ).
Tại đây, chị đã được cấy 8 sợi chỉ ở bên vùng má phải, 6 sợi chỉ bên vùng má trái với chi phí sau khi giảm 50% còn 7 triệu đồng. Sau khoảng 3 tuần thực hiện căng chỉ thì vùng má bên trái bị sưng, đốm đỏ, hơi đau. Liên hệ với người thực hiện, chị được hướng dẫn uống thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng sau khoảng 3 tuần, vùng má trái của chị bị sưng mủ. Cơ sở thẩm mỹ này đã hoàn lại tiền và đưa chị đến một bệnh viện thẩm mỹ để rạch lấy mủ, rút chỉ ra...
Tuy nhiên, sau khi rút chỉ thì vùng má bên phải của chị lại xuất hiện mảng hồng ban kèm mụn mủ, nóng, đau... nên chị đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM để khám. Tại bệnh viện, chị được chỉ định nhập viện để phẫu thuật xử lý khối áp xe
Bệnh nhân được điều trị sau biến chứng do căng chỉ da mặt. Ảnh B.V
Tương tự, bệnh nhân nam (30 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM), đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng vùng mặt bị đỏ, đau. Bệnh nhân cho biết cách đây 6 tháng có đến một spa để căng chỉ và tiêm chất làm đầy vùng rãnh mũi, má (không rõ loại chỉ và chất làm đầy). Sau khi thực hiện, vùng mặt bị đỏ dai dẳng. Cách nhập viện một tuần, vùng má phải bị đau, má trái còn đỏ nên đến bệnh viện khám.
Tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân được siêu âm, kết quả cho thấy góc miệng phải có ổ áp xe, viêm nhiều xung quanh. Vùng má trái có mảng thâm nhiễm, tụ dịch trong lớp bì, vùng rãnh mũi má hai bên có ổ nang, nghi chất làm đầy...
Căng chỉ làm đẹp, nữ bệnh nhân 31 tuổi bị áp xe vùng mặt
Đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong gương mặt
Ngày 16.5, phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết cả hai trường hợp trên bệnh nhân bị áp xe do quá trình thực hiện căng chỉ tại cơ sở không được vô khuẩn nên khi căng chỉ đã đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào trong gương mặt.
Bệnh nhân nữ sau đó được chỉ định phẫu thuật để xử lý ổ áp xe. Tuy nhiên do thời gian bệnh nhân căng chỉ cũng đã khá lâu (khoảng 4 tháng), sợi chỉ lại ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn nên bị vỡ mủn ra khiến quá trình xử lý gặp nhiều khó khăn. Phải xử lý nhiều lần và khả năng khôi phục gương mặt như ban đầu rất khó.
Bác sĩ kiểm tra cho một trường hợp biến chứng da sau làm đẹp. Ảnh B.V
"Biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại, vì khi đưa sợi chỉ bị nhiễm khuẩn vào trong mặt đến khi muốn lấy ra cực kỳ khó, không lấy được hết toàn bộ. Sợi chỉ được ngâm trong môi trường nhiễm khuẩn tức là môi trường axit nên đụng đến đâu thì vỡ đến đó. Không thể nạo hết toàn bộ gương mặt vì sẽ gây biến dạng. Cho nên có thể nói, biến chứng căng chỉ là một báo động đỏ", bác sĩ Hiếu Liêm nhấn mạnh.
Phương pháp căng da bằng chỉ
Bác sĩ Liêm cho biết, căng da bằng chỉ (hay còn gọi là căng chỉ collagen, căng chỉ sinh học) là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn. Sợi chỉ sinh học sau khi được đưa vào dưới da sẽ có thể tạo thành lớp lưới giúp cho làn da chùng nhão được kéo căng ngay lập tức và không còn tình trạng chảy xệ hay nhăn nheo. Đồng thời, sợi chỉ kích thích sản sinh collagen từ bên trong. Phương pháp này được đánh giá có độ an toàn cao. Tuy nhiên cũng như các phương pháp làm đẹp khác, nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro như gây chảy máu; gây phù nề; mất đối xứng 2 bên; nhiễm khuẩn hoặc về lâu về dài có thể gây u hạt, tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh tuyến mang tai, liệt cơ mày, mí mắt, cơ miệng.
Nguyên nhân của những biến chứng này thường do tay nghề của bác sĩ kém hoặc người thực hiện không phải là bác sĩ, chưa được đào tạo bài bản về phương pháp cấy chỉ, không tuân thủ quy trình trong khi thực hiện; cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép, không đủ điều kiện vô khuẩn; chỉ để nâng cơ không đạt chất lượng, không được Bộ Y tế cấp phép...
Phát hiện con giun còn sống dài 10cm trong mắt bệnh nhân Các bác sĩ tại bệnh viện ở Quảng Ninh vừa gắp được con giun dài 10cm trong mắt một bệnh nhân nữ. Theo thông tin từ khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, (Quảng Ninh), bệnh nhân là người phụ nữ trú tại Thủy Nguyên (Hải Phòng), đến khám với triệu chứng đau mắt, cộm, nhìn mờ. Sau khi...