Ngộ độc do tự pha nhầm thuố.c diệt kiến để uống
Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ thực hiện cấp cứu bệnh nhân bị nhiễm độc thuố.c diệt kiến Pyretheroid.
Pyrethroids là một nhóm hóa chất diệt côn trùng được sản xuất từ axit pyrethrin hoặc các chất hóa học tương tự. Ảnh minh họa
Được biết, do khu vực sinh sống của gia đình xuất hiện nhiều kiến, gián. Nam bệnh nhân (43 tuổ.i), trú tại huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) pha 5 gói thuố.c diệt kiến vào 1.500ml nước chứa trong chai nhựa. Lý do là bệnh nhân lầm tưởng đó là chai nước uống.
Với thói quen uống nước mát hằng ngày, bệnh nhân mở tủ lạnh, rót và uống khoảng 200ml từ chai dung dịch nói trên. Sau uống ít phút, nhận ra chai nước do chính mình pha là thuố.c diệt kiến, anh nhanh chóng tự gây nôn, sau đó đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê cấp cứu.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm độc thuố.c diệt kiến Pyretheroid giờ thứ nhất, chỉ định rửa dạ dày và dùng các thuố.c giải độc. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh, các chỉ số sinh tồn ổn định.
Theo bác sĩ Hà Thị Phương Thúy, Khoa Cấp cứu, Pyrethroids là một nhóm hóa chất diệt côn trùng được sản xuất từ axit pyrethrin hoặc các chất hóa học tương tự. Thông thường, trong một loại thuố.c diệt côn trùng thường kết hợp 2 hoạt chất của nhóm Pyrethroid. Các thuố.c Pyrethroid nói chung ít nguy hiểm, nhưng có thể đ.e dọ.a tính mạng nạ.n nhâ.n nếu đưa vào cơ thể một lượng đáng kể.
Video đang HOT
Thuố.c kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê, tụt huyết áp, ngứa trên da, đỏ da…
Các bác sĩ khuyến cáo, trước khi sử dụng Pyrethroids, hãy đọc kỹ hướng dẫn và các biện pháp an toàn. Sử dụng đồ bảo hộ cá nhân khi sử dụng các hóa chất Pyrethroids. Tránh tiếp xúc với da và mắt khi sử dụng Pyrethroids. Nếu tiếp xúc với Pyrethroids, hãy rửa sạch với nước muối sinh lý tức thì.
Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê
Sở thích ăn các món sống, tái, đặc biệt là tiết canh tiềm ẩn nhiều mầm bệnh như liên cầu lợn, sán, giun, viêm màng não.
Sau khi ăn tiết canh dê, anh Y.K.B. (ngụ huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) bắt đầu có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn ói, sốt cao và được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên thăm khám.
Tại đây, kết quả xét nghiệm cho thấy anh B. bị viêm màng não do tăng bạch cầu ái toan.
Điều tra bệnh sử, anh B. cho biết thường xuyên ăn tiết canh dê vì cho rằng dê nhà nuôi đảm bảo an toàn chất lượng. Đây là lần đầu tiên người đàn ông này có các biểu hiện khó chịu, ói liên tục kèm sốt cao sau vài giờ ăn tiết canh.
Theo bác sĩ Phạm Hồng Lâm, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay, khoa tiếp nhận khoảng 30 trường hợp viêm màng não mủ, nhiễ.m trùn.g thần kinh trung ương nặng. Căn nguyên phổ biến là do vi trùng, virus, ký sinh trùng và nấm. Những căn nguyên này phần lớn bắt nguồn từ thói quen ăn thực phẩm chưa nấu chín, rau sống các loại, ốc và đặc biệt là tiết canh.
Một bệnh nhân bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do ăn tiết canh được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Ảnh: Đình Thi.
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.
"Khi đã mắc hai nhóm bệnh này, biểu hiện bệnh rất nặng nề. Bệnh nhân sẽ bị sốt, đau đầu, buồn nôn, hôn mê co giật. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễ.m trùn.g máu sẽ bị sốt, sốc, nếu không xử trí kịp thời có nguy cơ suy gan, thận, tụt huyết áp, rối loạn đông má.u, nếu không đến cơ sở y tế sớm và không được chẩn đoán sớm, nguy cơ không qua khỏi rất cao. Trường hợp điều trị được cũng rất khó khăn và tốn kém, khoảng 30 triệu/1 bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và thời gian điều trị ngắn nhất khoảng một tuần, dài nhất là một tháng", bác sĩ Lâm cho biết thêm.
Hiện vẫn có nhiều người quan niệm ăn tiết canh tự làm tại nhà và chế biến từ con vật nhà nuôi sẽ an toàn, sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia ngành thú y, giống lợn nào cũng có nguy cơ nhiễm liên cầu dù được chăn nuôi trong điều kiện tốt nhất. Người nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể phát triển tình trạng bệnh rất nguy hiểm, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ không qua khỏi khoảng 7%.
Bên cạnh đó, một quan niệm sai lầm khác mà nhiều người mắc phải còn là chỉ ăn tiết canh lợn mới bị bệnh và mắc liên cầu lợn mới nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả loại tiết canh dù là dê, vịt, ngan... đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo mọi người:
Không ăn tiết canh, dù là tiết canh lợn, dê hay vịt, ngan... và không ăn các sản phẩm làm từ thịt chưa được nấu chín
Tuyệt đối không thịt gia súc, gia cầm không còn sống
Không ăn các món ăn tái sống như gỏi, nem chua, nem chạo, đặc biệt là tiết canh
Sử dụng các phương tiện phòng hộ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc, chế biến thịt
Khi có vết thương hở, không nên mổ lợn hoặc chế biến thịt tươi sống. Vệ sinh các đồ dùng chế biến hay dụng cụ nhà bếp ngay sau khi sử dụng
Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
Hiểm họa từ sở thích ăn 'của lạ' Chỉ trong 5 tháng đầu năm, cả nước đã ghi nhận hơn 1.000 người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Sâu ban miêu có thể gây rối loạn cảm giác, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp... Ảnh minh họa Bên cạnh những ca ngộ độc do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có không ít trường hợp...