Ngộ độc do hóa chất trong dưa
Ngày 20-9, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Điện Biên đã báo cáo kết quả điều tra ban đầu nguyên nhân vụ 10 học sinh bị ngộ độc thực phẩm tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Theo đó, nguyên nhân ngộ độc nghi ngờ do hóa chất từ dưa chuột, dưa vàng bị ô nhiễm hóa chất được trường mua về ăn. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Điện Biên hiện vẫn đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra xác định nguyên nhân để xử lý triệt để vụ ngộ độc thực phẩm.
Thư Kỳ
Theo ANTD
Video đang HOT
Lấp sông Nậm Na để mở đường - sự tàn độc vô biên!
Sông Nậm Na - một dòng sông lớn và đẹp nổi tiếng của Tây Bắc - đang hằng ngày bị xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống.
Sông Nậm Na chảy qua cửa khẩu Ma Lù Thàng (tỉnh Lai Châu) rồi đi dọc các miền địa lý, văn hóa, tâm linh sặc sỡ của bà con các dân tộc Thái, Dao, Mảng, Hà Nhì... (dài hơn 100km), nó hội tụ các con suối lớn trước khi nhập vào sông Đà ở ngã ba sông huyền sử Nậm Na - Nậm Tè (sông Đà) chỗ thị xã Mường Lay bây giờ. Nhiều ghềnh thác vắt như áng tóc trữ tình qua quốc lộ 4D, vượt qua bao thảm rừng xanh lộng lẫy.
Dù mùa cạn hay mùa mưa, Nậm Na luôn là dòng nước lớn đầy quyến rũ bao điệu hồn biết đắm mình với Tây Bắc. Nhiều con cá chiên nặng gần một tạ, to như quả bom tấn đã xuất hiện ở đây, bà con từng bắt thịt suốt bao năm qua. Nhiều mó tôm cá lớn, nhiều đến mức bà con phải rẽ cá ra mới hớt được gầu nước. Nậm Na chính là con sông lớn góp phần làm nên "trang sử đẹp" cầu Hang Tôm- từng là cây cầu dây văng lớn nhất nước Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á, được xây dựng từ thời chiến tranh chống Mỹ (dưới chân cầu có nhiều mỏ tôm, bà con thay nhau đánh bắt nuôi sống mình và nuôi sống bản làng, vì thế mới đặt thành tên)...
Vậy nhưng, trong tháng 4 này, khi phóng viên Báo Lao Động đi dọc sông Nậm Na từ thị xã tỉnh lỵ Lai Châu về Mường Lay để tới Mường Tè, Mường Nhé thì được chứng kiến thảm cảnh ở nơi đây. Thủy điện được xây ồ ạt, ngăn đường, phá núi, mở đường mới khiến cung đường này trở thành nỗi kinh hoàng bụi bẩn, tai nạn, ách tắc... nhất Việt Nam.
Chưa hết, trong mỗi lần cấm đường cả tiếng đồng hồ, người ta phải chứng kiến cảnh tàn độc: Các đơn vị thi công lấp sông Nậm Na theo đúng nghĩa đen. Xe ben, xe tải, máy ủi, máy xúc ùn ùn đổ đất đá xuống sông Nậm Na trước ống kính của chúng tôi. Tai họa khủng khiếp đã, đang và sẽ đến với bà con khu vực và toàn bộ vùng hạ lưu. Khi sông bị lấp, lũ quét, lũ bùn, lũ ống sẽ đồng loạt xuất hiện, cảnh quan sinh thái bị thay đổi, ruộng rẫy của bà con bị ảnh hưởng. Chỉ có doanh nghiệp thi công là trục lợi; vì đất đá lúc làm đường và các công trình khác, họ không phải đem đi đổ, mà cứ ào ào ném xuống sông cho... gọn.
Những hành động tàn độc này diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật, trong suốt nhiều năm, ai cũng nhìn thấy và cũng xót xa, vậy mà không thấy có sự ngăn chặn của các cơ quan hữu trách.
Xin gửi tới độc giả chùm ảnh này để chúng ta cùng suy ngẫm:
Lấp sông suối khi thi công mở đường, nhìn từ trên cao, khi đi trên con đường mới phá đá xây dựng Pa Tần, đi dọc biên giới vào Mường Tè (Lai Châu).
Chúng tôi đã "phục kích" chụp được bức ảnh này, chiếc xe BKS 90T 6080 đang lấp sông Nậm Na.
Con sông huyền thoại của Tây Bắc sắp biến thành... đường nhựa và các lô đất xây dựng quán xá, nhà cửa?
Bức ảnh này, cho thấy: con sông Nậm Na chỉ bé bằng... chiếc chiếu, bởi nó bị lấp gần hết. Và dòng đất đá bụi bặm nghi ngút kia chính là xuất phát từ chiếc máy lớn đang tiếp tục đổ đá xuống sông (chụp ven quốc lộ 4D, khu vực huyện Phong Thổ).
Máy móc lớn ầm ầm đổ đất đá, san ủi "lấy mặt bằng" từ vách đá, bờ sông và chính lòng sông Nậm Na!
Theo Dantri
Hoang dại dã quỳ Tây Bắc Nhắc đến những mùa hoa dã quỳ vàng rực rỡ, hẳn là bạn sẽ nghĩ đến Đà Lạt. Nhưng không, có một mùa hoa dã quỳ nở dọc những cung đường Tây Bắc. Có lẽ không phải nói nhiều về loại hoa dại này. Cứ vào khoảng tháng 11 dương lịch, trên khắp cao nguyên Đà Lạt, hoa dã quỳ lại bung nở....