Ngộ độc asen mạn tính vì xông nhà bằng hùng hoàng
Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rụng tóc, sốt, chán ăn. Qua các xét nghiệm, bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc asen nguyên nhân do xông nhà bằng hùng hoàng trong thời gian dài.
Theo báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy (ngày 9/10) của bác sĩ Nguyễn Thị Ngát, khoa Bệnh Nhiệt Đới, tại đây vừa tiếp nhận, điều trị cho một trường hợp bị ngộ độc thạch tín (asen) mạn tính rất nguy hiểm.
Bột hùng hoàng đang được rao bán rất phổ biến trên mạng xã hội
Bệnh nhân bị ngộ độc là người đàn ông 39 tuổi, nhập viện với biểu hiện sốt từng đợt, chán ăn, rụng tóc, sang thương da thân và chi. Khai thác bệnh sử của bác sĩ ghi nhận, tình trạng trên đã xuất hiện ở người bệnh khoảng 1 năm trước, các biểu hiện ngày càng nặng dần khiến bệnh nhân bị tê, yếu và dị cảm cẳng tay, cẳng chân.
Bệnh nhân cho biết, khoảng 10 năm qua thường xuyên sử dụng bột đốt xông nhà chứa hùng hoàng. Từ yếu tố nguy cơ và biểu hiện lâm sàng với tình trạng tăng sắc tố da, nổi sẩn dạng giọt mưa rơi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, các bác sĩ nhận định bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc asen trong bột hùng hoàng.
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ asen trong máu, nước tiểu và tóc của bệnh nhân đều cao bất thường. Bệnh nhân nhanh chóng được chỉ định điều trị nội khoa tích cực để giải độc, đồng thời cắt nguồn phơi nhiễm. Sau thời gian điều trị, sức khỏe bệnh nhân đã cải thiện tốt.
Từ trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo, ngộ độc asen với bột đốt xông nhà có chứa hợp chất asen đến nay chưa được báo cáo trong y văn. Việc sử dụng bột hùng hoàng dạng bột để xông nhà nhằm mục đích trừ tà, trị bệnh theo truyền miệng hoặc quảng cáo của người bán nguy cơ gây tình trạng ngộ độc mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Hùng hoàng là một loại dược liệu được dùng trong đông y nhưng rất hạn chế. Hùng hoàng có chứa asen nên việc sử dụng phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc với liều lượng rất khắt khe.
Tuy nhiên, hiện nay bột hùng hoàng đang được rao bán phổ biến trên mạng xã hội. Việc tự ý sử dụng hùng hoàng khi quá liều sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc, phơi nhiễm, nguy hiểm tính mạng. Bác sĩ cảnh báo người dân tuyệt đối không sử dụng hùng hoàng để xông nhà hoặc điều trị bệnh nếu không có chỉ định.
Cha mẹ cần làm gì khi con bị cúm?
Cha mẹ thường muốn giữ cho trẻ khỏe mạnh trong mùa cúm. Tuy nhiên, đôi khi, ngay cả những biện pháp phòng ngừa thận trọng nhất cũng không thể ngăn ngừa trẻ ốm.
Video đang HOT
Nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, cha mẹ nên để con ở nhà. Ảnh minh họa.
Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên để con nghỉ học và dành thời gian hồi phục.
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng, khi bị cúm, trẻ em nên ở nhà cho đến khi đủ khỏe để tới trường. Tình trạng con sẽ đỡ dần khoảng 24 giờ sau khi các triệu chứng cải thiện.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cha mẹ có thể khó xác định liệu con đã đủ khỏe để trở lại trường hay chưa. Khi đó, phụ huynh hãy cân nhắc các dấu hiệu sau:
Sốt
Trẻ nên nghỉ học nếu thân nhiệt từ 38 độ C trở lên. Tình trạng sốt xảy ra khi cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều này có nghĩa là trẻ sẽ dễ bị tổn thương và có khả năng lây cho bạn cùng lớp. Vì vậy, cha mẹ cần chờ ít nhất 24 giờ sau khi trẻ hạ sốt mà không cần dùng thuốc để cho con tới trường.
Nôn và tiêu chảy
Những triệu chứng này sẽ rất khó để xử lý ở trường và cho thấy, trẻ có thể lây bệnh cho người khác. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, triệu chứng tiêu chảy và nôn có thể gây khó khăn cho việc vệ sinh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
Mệt mỏi
Nếu trẻ ngủ gật trên bàn hoặc tỏ ra mệt mỏi, con sẽ khó để học cả ngày. Khi đó, cha mẹ cần bảo đảm con bổ sung đủ nước và được nằm nghỉ ngơi. Nếu trẻ có biểu hiện quá mệt mỏi, nhiều khả năng con sẽ bị hôn mê. Hôn mê là một dấu hiệu nghiêm trọng và cha mẹ cần đưa con tới bác sĩ ngay lập tức.
Ho dai dẳng hoặc đau họng
Tình trạng ho dai dẳng ở trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng tới cả lớp. Nếu con đau họng dữ dội và ho kéo dài, cha mẹ nên để trẻ ở nhà cho đến khi tình trạng này được kiểm soát. Bên cạnh đó, để con gặp bác sĩ cũng là một yếu tố quan trọng, nhằm hạn chế sự lây lan.
Kích ứng mắt hoặc phát ban
Nếu trẻ bị đau mắt đỏ hoặc chảy nước mắt, con sẽ khó tập trung vào việc học. Trong một số trường hợp, phát ban có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng khác. Vì vậy, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới cơ sở y tế.
Để con ở nhà thường là biện pháp tốt nhất cho đến khi các triệu chứng này hết hẳn. Nếu con bị viêm kết mạc hoặc đau mắt đỏ, trẻ cần được chẩn đoán kịp thời vì tình trạng này có thể lây lan nhanh chóng trong trường học cũng như trung tâm chăm sóc trẻ.
Ngoại hình và thái độ
Trẻ có vẻ xanh xao hoặc mệt mỏi? Con có vẻ cáu kỉnh hoặc không quan tâm đến các hoạt động thường ngày? Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống? Đây là tất cả những dấu hiệu cho thấy con cần thêm thời gian phục hồi tại nhà.
Đau
Đau tai, đau bụng, nhức đầu hoặc đau người thường cho thấy rằng, trẻ đang chiến đấu với bệnh cúm. Điều này có nghĩa là con có thể dễ dàng lây bệnh sang những trẻ khác. Vì vậy, biện pháp quan trọng nhất là con nên nghỉ học cho đến khi cảm giác đau hoặc khó chịu biến mất.
Nếu gặp khó khăn trong việc quyết định có nên cho con nghỉ học hay không, cha mẹ hãy liên hệ với nhà trường và nói chuyện với nhân viên y tế để nhận được lời khuyên. Hầu hết các trường học đều có hướng dẫn chung về thời điểm an toàn để đưa trẻ trở lại trường sau khi bị ốm.
Nếu quyết định để trẻ ở nhà khi con ốm, cha mẹ có thể phải đối mặt với nhiều thách thức khác. Khi con bị ốm, phụ huynh được khuyến khích chuẩn bị một số dược phẩm để sẵn ở kệ hoặc tủ, như: Dầu làm ấm, khăn giấy và khăn lau kháng khuẩn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần bảo đảm rằng, trẻ luôn duy trì thói quen rửa tay thường xuyên. Con cũng cần biết ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay. Những hành động này sẽ giúp ngăn ngừa việc trẻ lây lan virus sang người khác. Một yếu tố vô cùng quan trọng khác là mọi người trong gia đình có thói quen uống nhiều nước và ngủ đủ giấc.
Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm: Tránh dùng chung khăn tắm, bát đĩa, đồ dùng với người nhiễm bệnh; Hạn chế tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh càng nhiều càng tốt; Sử dụng khăn lau kháng khuẩn để vệ sinh các bề mặt trong nhà, như tay nắm cửa và bồn rửa.
Không ít phụ huynh băn khoăn về thời điểm đưa con trở lại trường học. Mặc dù có thể dễ dàng biết khi nào con cần ở nhà, nhưng nhiều cha mẹ thường khó xác định khi nào trẻ sẵn sàng đi học lại. Việc để con tới trường quá sớm có thể làm chậm quá trình hồi phục của trẻ và khiến những người học khác dễ dàng nhiễm virus. Cha mẹ có thể quyết định liệu con đã đủ sức khỏe để trở lại trường hay chưa nhờ các yếu tố sau:
Không sốt
Khi cơn sốt đã được kiểm soát trong hơn 24 giờ mà không cần dùng thuốc, trẻ có thể an toàn trở lại trường. Tuy nhiên, con có thể tiếp tục phải ở nhà nếu vẫn có một số triệu chứng khác, như tiêu chảy, nôn mửa hoặc ho dai dẳng.
Thuốc
Trẻ có thể trở lại trường sau khi uống thuốc do bác sĩ chỉ định trong ít nhất 24 giờ, miễn là con không sốt hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, phụ huynh cần bảo đảm rằng, nhân viên y tế tại trường và giáo viên của con biết về những loại thuốc này cũng như liều lượng thích hợp.
Chỉ có triệu chứng nhẹ
Con có thể tiếp tục đi học nếu chỉ bị sổ mũi hoặc có các triệu chứng nhẹ. Phụ huynh nên chuẩn bị cho con khăn giấy. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng thuốc để kiểm soát các triệu chứng.
Cải thiện thái độ và ngoại hình
Nếu trẻ có vẻ ngoài và hành động cho thấy con đã cảm thấy tốt hơn, khi đó, việc đi học trở lại khá an toàn. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, phụ huynh có thể hỏi nhân viên y tế tại trường hoặc bác sĩ nhi khoa của con, nhằm đưa ra quyết định đúng đắn.
20 dấu hiệu cho thấy tuyến tụy của bạn đang "kêu cứu" Tuyến tụy là một cơ quan có hình quả lê trong ổ bụng. Mặc dù chỉ nặng khoảng 80g, nhưng đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Tuyến tụy nằm ở vùng thượng vị, tuyến tụy sản sinh các men tiêu hóa quan trọng và tiết ra các hormone quan trọng để chuyển hóa đường. Không có...