‘Ngộ độc’ âm nhạc
Những thảm họa âm nhạc nối tiếp. Những bài hát ưa thích nhạt nhẽo, nông cạn. Nó cho thấy người trẻ bị lệch hướng thẩm mỹ âm nhạc. Hội thảo Âm nhạc với người trẻ – thực tế và phương hướng sáng qua (14.12) đã có nhiều ý kiến lo lắng…
Trước khi trở thành tiến sĩ, bà Trịnh Hoài Thu từng hát trong phong trào ca khúc thiếu nhi và các hoạt động âm nhạc của Đoàn thanh niên. Giờ đây, giảng viên Đại học Sư phạm nhạc họa này vẫn dõi theo những bài ca của người trẻ. “Những thông điệp qua âm nhạc của người trẻ khiến tôi lo lắng. Các em có biểu hiện phần nào lệch hướng thẩm mỹ”, tiến sĩ Thu bày tỏ.
Môi trường “độc hại”
Sự lệch hướng trong thẩm mỹ âm nhạc của người trẻ bắt đầu từ rất sớm. Chẳng hạn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Châu (Viện Âm nhạc), việc “hát với” bài hát của anh chị dẫn đến các ông cụ, bà cụ non. “Bé thích ca hát nhưng bài hát thiếu nhi không đủ cho từng độ tuổi. Thế nên ở nhà trẻ mượn bài hát mẫu giáo, tuổi nhi đồng hát bài hát thiếu niên, tuổi ương ương hát bài hát người lớn”, bà Châu nói.
Với hướng đi tích cực, Kimmese gửi thông điệp về ước mơ của người trẻ qua nhạc rap trong chương trình Khát vọng trẻ của Báo Thanh Niên – Ảnh: Trường Sơn
“Tại trường tiểu học cũng được học nốt nhạc, nhưng chỉ cần đọc làu làu như vẹt thôi. Các em làm sao nhớ nổi mặt nốt để tự xướng âm. Thành ra thật lòng mà nói thì bé vẫn hoàn toàn mù nhạc. Nhạc giao hưởng thính phòng, vốn quý của nhân loại, cũng như nhạc cổ truyền dân tộc – di sản của tổ tiên đều hết sức xa lạ với bé. Bài hát là món ăn tinh thần duy nhất”.
Nhà nghiên cứu Cẩm Nhung tâm tư: “Đứng từ góc độ của giới trẻ, thật đáng buồn khi những ca khúc kém chất lượng đang chiếm số lượng không nhỏ trong đời sống nhạc trẻ hiện nay. Phải chăng khán giả quá dễ dãi, hay nghĩ đơn giản nhạc trẻ cũng chỉ mang chức năng giải trí đơn thuần. Cái mà họ quan tâm là người hát có đẹp không, video clip có hoành tráng không?”.
Ngay cả những cô bé, cậu bé có chút năng khiếu cũng không chắc đã được hưởng một môi trường âm nhạc tốt. “Thiên thần ca hát có thể thành nạn nhân của người lớn với mục đích kiếm lời. Trong các chương trình truyền hình thiếu nhi, bé được ăn mặc, trang điểm, đánh hông, liếc mắt chẳng khác ca sĩ người lớn. Trên sân khấu, trên mạng không thiếu hình ảnh các cô bé cậu bé hát lời yêu đương gian dối giận hờn. Bé sớm chia tay với vẻ hồn nhiên trẻ thơ. Nhất là khi bị biến thành con rối trong cuộc chạy đua các tài năng trên truyền hình”, nhà nghiên cứu Minh Châu nói.
Video đang HOT
Nói về các chương trình ca nhạc hằng tuần trên màn ảnh nhỏ, nhạc sĩ Doãn Nho cho rằng có lẽ hoành tráng nhất, thời thượng nhất hiện nay là Giọng hát Việt. Tuy nhiên tiếc là chương trình chưa đi đúng hướng khiến khán giả cho đây là chương trình sùng ngoại. “Đáng lý phải theo hướng Việt hóa tinh hoa âm nhạc nước ngoài thì lại ngược lại. Chúng ta đang hóa thân theo thẩm mỹ nước ngoài”, nhạc sĩ Doãn Nho nhận xét.
Thuốc ngoại, thuốc nội
Bà Trần Thị Lê Chiến, Đài tiếng nói VN, cho rằng có thể nhận diện được bộ phận công chúng hay xem những chương trình ca nhạc kém chất lượng. Họ phần lớn là người trẻ ở nông thôn, ngoại thành. Phông văn hóa, kiến thức nền tảng của họ không đủ để nhận diện sâu sắc và đầy đủ về mọi mặt của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, điều đáng kể nhất là nhiều ý kiến trong hội thảo lại hướng tới cái mới chứ không “bắt” giới trẻ chỉ được trung thành với những tác phẩm của các nhạc sĩ tiền bối. “Những ca khúc mà ta vẫn gọi là ca khúc chính trị ngày xưa nếu được thể hiện theo phong cách mới sẽ khiến người trẻ vô cùng hào hứng. Cách phối khí và cá tính người thể hiện sẽ hỗ trợ bài hát rất nhiều”, TS Trịnh Hoài Thu nói.
Theo bà Thu: “Hoàn toàn có thể chuyển tải thông điệp trẻ qua pop, rock. Tôi nghĩ đó là một cách làm mới âm nhạc. Chỉ mới đây thôi, bài hát Nơi đảo xa do Tùng Dương thể hiện (chương trình Khát vọng trẻ của Báo Thanh Niên – NV) đã khiến đến bản thân tác giả – nhạc sĩ Doãn Nho cũng rất thích. Tôi nghĩ là nó lạ và âm nhạc phải làm mới và lạ như thế. Âm nhạc phải luôn đi tìm mới lạ để bổ sung cho mình”.
Thậm chí, nhạc sĩ Hoàng Lân còn rất hào hứng: “Tôi nghĩ hoàn toàn có thể cổ vũ cho những bài hát Việt viết lời bằng tiếng Anh”. Về điều này, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường cho rằng: “Với việc trẻ em học tiếng Anh từ sớm, hát rất nhiều bài hát tiếng Anh như bây giờ rất nên sáng tác bài hát tiếng Anh cho các em. Miễn là âm nhạc phải thật hay, thật Việt”.
Những thông điệp qua âm nhạc của người trẻ khiến tôi lo lắng. Các em có biểu hiện phần nào lệch hướng thẩm mỹ – Tiến sĩ Trịnh Hoài Thu – giảng viên Đại học Sư phạm nhạc họa
Theo Thanh Niên
'Rắc rối' - cái nhìn trực diện và hóm hỉnh về 'thảm họa showbiz' Việt
"Tôi đoán là Rắc rối sắp bị loại, nhưng cũng không có nghĩa là ca khúc này sẽ giảm uy tín của giải thưởng, nó cho thấy Giải thưởng Video Âm nhạc Việt đang mạnh dạn, có điểm khác biệt với nhiều cuộc thi khác", nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong chia sẻ.
Rắc rối là ca khúc nhạc rap duy nhất trong 24 video clip tham dự Giải thưởng Video Âm nhạc Việt (VMVC)chính thức lên sóng ngày 15/10 vừa qua. Đây cũng là video clip đầu tiên nói về những vấn đề nhức nhối của giới showbiz Việt. Trước khi tham gia giải thưởng này, ca khúc bị một bộ phận cộng đồng mạng cho là "thảm họa nhạc Việt" bởi ca từ đậm chất đường phố, thậm chí có người nhận xét là thô tục và hình ảnh của MV phác họa những "thủ đoạn" gây chú ý đình đám của những hiện tượng thích nổi tiếng trong thời gian gần đây.
Thừa nhận ca khúc đề cập tới những vấn đề trái chiều của giới showbiz Việt, nhưng nhiều người phản ứng dữ dội về ca từ của ca khúc và cho rằng đây là một "thảm họa nhạc Việt". Điều đáng nói là sau khi phát sóng trên MTV Việt Nam, Rắc rối của Karik xếp thứ hai trong Top 10 video clip được yêu thích nhất bảng hai (của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng) chỉ sau clip Giấc mơ tôi của ca sĩ Uyên Linh.
90% là like đấy!
Rapper Karik không nói xa xôi mà thẳng thắn để cập tới những câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo chí trong thời gian qua. Rắc rối xới tung những thủ thuật mà "sao Việt" dùng đánh bóng tên tuổi bằng mọi giá như: chụp hình nude tung lên mạng, cầu thủ và ca sĩ lợi dùng tình yêu để PR bản thân với những phát ngôn trước sau bất nhất, chuyện khoe thẩm mĩ nâng, khoe ngực, chuyện đạo nhạc... MV cũng có những hình ảnh minh họa scandal cụ thể: đạo MV của Ưng Hoàng Phúc, thảm họa Da nâu của Phi Thanh Vân, chuyện tình PR của Thủy Tiên - Công Vinh...
"Thảm họa nude" được thể hiện trong MV Rắc rối.
Cho đến nay, MV Rắc rối được 55.314 người xem trên Youtube, có 1.408 người thích và chỉ có 95 người không thích, có 601 lời bình luận dưới MV này và hấu hết đều ủng hộ rapper Karik. "Nghệ thuật không cần ánh trăng lừa dối! Cố bênh vực cho cái nền âm nhạc toàn khoe hàng, đạo nhạc làm cái gì? Thế hệ của các tài năng thực sự như Lam Trường, Bằng Kiều qua rồi, cái bọn V-pop bây giờ bị chửi cũng đáng thôi. Rốt cuộc thì ai là người đang có suy nghĩ lệch lạc?", @JinBebe6 bình luận. Bạn MRcuongL chung ý kiến: "Xin thưa đây là thảm họa hay V-Pop mới là thảm họa, các vị có công nhận 10 bài ra mắt là 9 bài yêu đương không? Có công nhận các màn khoe hàng của sao không? Hãy nhìn vào thực tại mà sống, tối ngày cắm đầu yêu đương mơ tưởng, chia ly buồn thảm thì làm được gì".
"Ném đá"... Da nâu.
Trên một số diễn đàn xã hội khác, các thành viên cũng sôi nổi thảo luận về ca khúc này. Thành viên mạng xã hội yume Unseasonal Rain phân tích: "Bài này underground nên một số người nghe mới cảm thấy phản cảm đấy mà. Nhưng mà thế giới họ chấp nhận thể loại này rồi, dù sao thì cũng không đi vào vấn đề gì quá nhạy cảm. Bài này là một trong số các MV được lên sóng MTV đấy". "Vote mạnh cho bài rap này. Bài này quá hay, lời rap quá đúng với thực tế hiện tại sao lại cho là thảm hoạ? Có chăng hay là đã đụng chạm tới thế giới showbiz nên bị xem là thảm hoạ? Vô youtube mà xem, 90% là like đấy, ai mà nói bài này là thảm hoạ thì hãy xem lại bản thân mình", Mr See bình luận. Xuna Meo cũng đồng tình: "Nội dung bài hát này đúng mà, tôi không thích nghe rap Việt nhưng mà nói bài này là thảm họa thì chả đúng tẹo nào. Mấy ai dám đứng ra nói thẳng như bạn rapper này?
"Với "Rắc rối" tôi cảm thấy mình được giải trí, thế là quá đủ".
Về những ý kiến trái chiều, chủ nhân của Rắc rối - rapper Karik không tỏ ra bất ngờ. Anh đã lường trước được dư luận và đã từng lo lắng sẽ nhận được những phản hồi không tốt từ những người không thích và những nhân vật anh nhắc tới trong video clip. Lý giải về âm thanh và hình ảnh của clip, Karik cho rằng anh coi những chiêu trò của các ca sĩ thích "nổ" bằng mọi giá đó chỉ là trò trẻ con. Dù vẫn còn những băn khoăn nhưng chủ nhân của Rắc rối khẳng định là sẽ tiếp tục... nói ra sự thật.
Phía ban tổ chức, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người phát hiện và giới thiệu Rắc rối tham gia VMVC cảm thấy vui mừng khi ca khúc được nhiều người yêu mến.
Minh họa đạo MV trong Rắc rối.
Nhạc sĩ trẻ Nguyễn Hải Phong khá quan tâm đến ca khúc, anh nhìn nhận vấn đề hết sức khách quan: "Kiểu rap này không phải mới lạ gì, trên thế giới kinh khủng hơn nhiều. Đây là một thể loại phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì còn lạ tai. Đa số các tác phẩm rap gây shock đều bị các bậc phụ huynh cách ly cho con cái mình, thế nhưng nó vẫn có đời sống riêng, lấy chính sự phản cảm, sự nói thật để tạo ra thế mạnh của rap. Thử tưởng tượng xem, một bản rap với những câu thơ ví von ẩn dụ kiểu văn học thì sẽ thế nào. Nếu thích sự thơ mộng lãng mạn của âm nhạc tôi sẽ chọn thể loại khác, mà tốt nhất là nhạc không lời. Còn đã nghe rap thì phải nghe những ca từ của đường phố, nói thẳng nói thật và chói tai. Tôi không thích rap bởi nó ít phong phú về hòa âm và giai điệu, nhưng với Rắc rối tôi cảm thấy mình được giải trí, thế là quá đủ".
Nguyễn Hải Phong quan niệm: "Thảm họa nhạc Việt là những thứ được nhắc đi nhắc lại mỗi ngày mỗi giờ nhưng chẳng biết nó nói đến điều gì, đôi lúc nó cố tình phá hoại lỗ tai người nghe, đi ngược lại quy luật của âm nhạc và tính giải trí. Mỗi lần nó xuất hiện thì tôi lấy sách ra đọc. Trường hợp của Rắc rối lại khác, theo định nghĩa trên của cá nhân tôi thì đây chưa phải là "thảm họa"".
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nói anh không tin Rắc rối sẽ vào được top 5. Còn nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cho rằng: "Nếu tôi được dự đoán, tôi sẽ đoán là Rắc rối sắp bị loại, bởi còn nhiều tác phẩm khác hay và đáng nghe hơn. Tuy nhiên, với một cuộc thi một sân chơi thì điều này bình thường. Nói thế không có nghĩa là ca khúc này sẽ giảm uy tín của VMVC, nó cho thấy VMVC đang mạnh dạn, có điểm khác biệt với nhiều cuộc thi khác".
Theo Báo Đất Việt
Giới Underground hai miền tưng bừng hội ngộ Một cuộc hội ngộ thú vị với những tên tuổi đình đám của dòng nhạc trong "thế giới ngầm". 2012 có thể xem là thời điểm phát triển của âm nhạc Underground. Khán giả yêu nhạc đã không mấy lạ lẫm với những cái tên như: Rapper Lil' Knight, Kimmese, Suboi, Mr.A, Rapsoul, Justa Tee, Emily, nhóm nhạc G.Plus... Ngoài có những ca...