Nghìn người mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan
Khoảng 1.200 người hôm nay tổ chức mít tinh ủng hộ hoàng gia Thái Lan sau khi nhiều cuộc biểu tình nổ ra ở nước này yêu cầu cải cách thể chế.
Vẫy quốc kỳ và cầm theo ảnh của Vua Maha Vajiralongkorn, đám đông thuộc một nhóm được gọi là “Thai Pakdee”, chủ yếu gồm người cao tuổi, kêu gọi bảo vệ chế độ quân chủ và đất nước.
Tập hợp tại một sân vận động trong nhà ở thủ đô Bangkok, một số người đeo bằng đô ghi dòng chữ “Chúng tôi Yêu Đức vua”, số khác cầm các biểu ngữ với những thông điệp như “Cứu lấy Quốc gia”, “Đừng bắt nạt những người trung thành” hay “Muốn lật đổ thể chế, hãy bước qua xác tôi”.
Thành viên nhóm “Thai Pakdee” tham gia cuộc mít tinh ủng hộ hoàng gia ngày 30/8 tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
“Quan điểm của nhóm chúng tôi là bảo vệ chế độ quân chủ với kiến thức và sự thật”, chính trị gia cánh hữu nổi tiếng Warong Dechgitvigrom, người ra mắt nhóm “Thai Pakdee” hồi đầu tháng, nói. “Chúng tôi cam đoan rằng xung đột của đất nước bắt nguồn từ các chính trị gia. Thể chế quân chủ không liên quan đến việc điều hành đất nước mà là chỗ dựa tinh thần kết nối mọi người với nhau”.
“Tôi muốn những người thuộc thế hệ mới tôn trọng đất nước, tôn giáo và hoàng gia nhiều nhất có thể bởi thiếu đi một trong những yếu tố đó, đất nước sẽ không thể tồn tại”, Somporn Sooklert, 63 tuổi, người tham gia mít tinh, nhấn mạnh.
Buổi mít tinh diễn ra trong bối cảnh Thái Lan suốt một tháng qua náo loạn vì các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu, kêu gọi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, xây dựng hiến pháp mới và tổ chức một cuộc bầu cử mới. Một số cuộc biểu tình thu hút tới hơn 10.000 người tham gia.
Video đang HOT
Nhiều người biểu tình còn kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, vốn là một chủ đề cấm kỵ. Thái Lan ban hành luật khi quân, cấm xúc phạm hoặc nói xấu nhà vua, hoàng gia và người vi phạm có thể bị phạt tù tới 15 năm
Vua Thái Lan gây bức xúc khi 'nghỉ dưỡng sang chảnh' giữa đại dịch
Vua Thái Lan đang cách ly trong một khách sạn sang trọng ở Đức khi cả nước đang chật vật trong đại dịch. Nhưng ở Thái Lan, chỉ trích nhà vua là phạm pháp.
Thái Lan đang tê liệt trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Tờ DW miêu tả các đường phố vốn nhộn nhịp của Bangkok giờ hoang tàn, vắng vẻ. Sân bay Suvarnabhumi, điểm trung chuyển bay quốc tế, đang đón lượng khách chỉ bằng một phần nhỏ ngày thường.
Du lịch, ngành công nghiệp trọng điểm của Thái Lan và chiếm 20% GDP nước này năm 2018, đang bị đình trệ.
Trong khủng hoảng, người dân mong đợi các nhà lãnh đạo thể hiện sự đoàn kết và khích lệ. Nhưng Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn gần như "biến mất" khỏi đất nước ngay khi đại dịch bắt đầu. Ông đến một khách sạn sang trọng ở dãy núi Alps của Bavaria, Đức.
Vua Vajiralongkorn. Ảnh: DW/Royal Press Europe.
Vua Vajiralongkorn được trao đặc quyền cư trú tại Khách sạn Sonnenbichl ở Garmisch-Partenkirchen. Theo chính quyền địa phương, khách sạn không mở cửa nhận khách bình thường. Nhà vua và đoàn tùy tùng là trường hợp đặc biệt được đón tiếp vì là một "nhóm người đồng nhất không có biến động".
Khách sạn của nhà vua
Nhà vua không cách ly một mình mà đem theo đoàn tùy tùng khoảng 100 người. Vào cuối tháng 3, truyền thông Đức đưa tin nhà vua du ngoạn bằng máy bay riêng xung quanh nước Đức, ghé thăm Hanover, Leipzig và Dresden. Máy bay của Vua Vajiralongkorn chỉ hạ cánh một lúc rồi bay đi, và ông thậm chí còn không xuống máy bay.
Ông chính thức kế vị vua cha, lên ngôi vào tháng 10/2016 và lễ đăng quang được tổ chức vào tháng 5/2019. Trong khi quốc vương quá cố được biết đến là một nhà vua mẫu mực, đáng kính, Vua Vajiralongkorn có cuộc sống gây tranh cãi hơn nhiều.
"Hành động của nhà vua giữa cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 là một thảm họa đối với danh tiếng của chế độ quân chủ Thái Lan", nhà báo kiêm nhà hoạt động Andrew MacGregor Marshall, tác giả của cuốn sách "Vương quốc trong khủng hoảng", nói.
Ở Thái Lan, bất cứ ai lên tiếng chỉ trích nhà vua sẽ bị trừng phạt theo đạo luật hà khắc, với quy định cấm mọi tuyên bố hay ý kiến tiêu cực về nhà vua và hoàng gia.
Bất cứ ai vi phạm luật này sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 15 năm. Trong quá khứ đã có nhiều trường hợp người Thái Lan phải đi tù vài năm do đăng bài trên Facebook. Tuy nhiên, phương tiện truyền thông đại chúng vẫn là một trong ít cách để tìm hiểu người Thái, và đặc biệt là thế hệ trẻ, cảm nhận thế nào về hoàng gia, theo DW.
Bất chấp rủi ro, nhà sử học lưu vong Somsak Jeamteerasakul đã làm dậy sóng dư luận Thái Lan vào cuối tháng 3 khi đăng lên Twitter thông tin về chuyến bay của nhà vua tới Đức với ghi chú bằng tiếng Thái: "Chúng ta cần một nhà vua để làm gì?".
Dòng tweet lập tức nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và trở thành chủ đề gây tranh cãi trong nhiều tuần.
Suốt một thời gian dài sau đó, cư dân mạng đã chế ra nhiều meme châm biếm sự việc này, ví dụ như bức ảnh cắt từ bộ phim Trò chơi vương quyền của HBO.
Một người dùng Facebook đã viết: "Tôi muốn đi sâu vào vấn đề hơn là chỉ xúc phạm ông ta trên Twitter. Tôi muốn mọi người đọc hoặc nghe các bài giảng về chủ đề này và xâu chuỗi một cách có hệ thống tại sao chế độ này phải tồn tại".
Tuy nhiên, những lời chỉ trích của nhà vua và hoàng gia chủ yếu đến từ thế hệ trẻ, một chuyên gia người Thái Lan giấu tên để đảm bảo an toàn, cho biết. Người Thái trên 30 tuổi vẫn kiên quyết trung thành với chế độ quân chủ ngay cả khi trong lòng họ thật ra không phục vị vua hiện tại.
Nhà vua và quân đội
Hoàng gia Thái Lan vẫn giữ im lặng trước những tranh cãi. Nhưng vào ngày 22/3, Puttipong Punnakanta, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề xã hội và truyền thông, đã cảnh báo trên Twitter về việc đăng tải các nội dung trực tuyến đe dọa an ninh quốc gia.
Chính phủ - được quân đội hậu thuẫn lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014 - đứng về phía nhà vua.
Marshall, chuyên gia nghiên cứu về Thái Lan, không tin rằng sự bất mãn ngày càng tăng với nhà vua có thể dẫn đến biến động lớn, vì sức mạnh của quân đội hậu thuẫn nhà vua là quá lớn.
Nhà vua đã trực tiếp nắm quyền kiểm soát một đơn vị quân đội và cảnh sát tinh nhuệ. Ông cũng kiểm soát toàn bộ tài sản của hoàng gia, trước đây được quản lý bởi Cục Quản lý tài sản Hoàng gia (CPB). Theo ước tính, tổng giá trị số tài sản này trong khoảng 30 - 60 tỷ USD.
Các chuyên gia tin rằng mặc dù nhiều người trẻ tuổi Thái Lan chỉ trích nhà vua, họ chỉ chiếm một phần nhỏ dân số. Chính sách cụ thể và sự suy yếu của chế độ quân chủ chỉ có thể diễn ra sau một thay đổi mang tính thế hệ, DW nhận định.
Vua Thái Lan rời nơi cách ly về nước dự lễ Vua Thái Lan Maha Vajirusongkorn rời nơi cách ly ở Đức để về nước dự lễ kỷ niệm thành lập vương triều Thái Lan, gặp nhiều quan chức cấp cao. Vua Maha Vajirusongkorn, 67 tuổi, người đang tự cách ly tại khách sạn hạng sang Grand Sonnenbichl thuộc bang Bavaria, Đức, tuần trước thực hiện chuyến đi khứ hồi trong 24 giờ, vượt...