Nghiện lô đề, vợ đánh chồng ép bán nhà
Bi kịch lên đỉnh điểm khi My thuê em trai ruột đến nhà đánh ông Nhân phải nhập viện.
Lấy nhau đã có hai mặt con nhưng người vợ thường xuyên nhiếc móc chồng. Nhiều lần chị ta đã nhẫn tâm đuổi chồng ra khỏi nhà mặc kệ ông lang thang khắp nơi. Giờ sức khỏe kém đi, người đàn ông đau khổ phải sống cô đơn
Khổ vì con ông, con tôi
Ông Nhân trú tại Gò Vấp, TP. HCM từng có một gia đình hạnh phúc ở miền Bắc, nhưng khi vào Nam ông lại phải lòng cô gái trẻ tên My người Bến Tre. Ông đến với người con gái đó và chia tay vợ ở quê. Vợ ông Nhân rất lười làm. Hàng ngày, chị ta chẳng chịu đi làm mà chỉ ở nhà chơi.
Từ đây bi kịch lên tiếp đến với ông, nhất là khi con gái đẻ của ông Nhân từ Bắc vào thăm cha. Thấy con riêng của chồng vào, My luôn miệng ca thán về các khoản tiền không cánh mà bay. Ông đưa con gái đi chơi ở đâu My cũng đi theo. Cô quản từng nghìn lẻ một vì sợ chồng mua đồ cho con gái.
Thương con, ông Nhân quay ra tát vợ một cái để thể hiện “ba không phải là người đàn ông nhu nhược” thì My ăn vạ. Bị chồng tát, My lu loa với công an phường rằng ông Nhân nghe lời con gái riêng đánh vợ. Khi công an vào giải quyết ông cũng không có cách nào ngoài cách thừa nhận đã đánh vợ trong khi hàng chục năm nay ông sống trong cảnh bị vợ bạo hành tinh thần.
Con gái của ông Nhân cũng ấm ức về quê trong nước mắt vì dì ghẻ đanh đá, cay nghiệt không thể sống được. Nhớ về gia đình lúc đó của mình ông Nhân kể “tôi mua xe cho cô ấy, đăng ký xe tên vợ nhưng cô ấy cũng bán đi để đánh đề, đánh bạc hết. Sổ đỏ của nhà, cô ta cũng mang đi cầm cố lấy tiền tiêu xài. Khi tôi hỏi ra thì mọi sự đã quá muộn”. Hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau vì các khoản nợ từ sửa nhà chưa trả được, tiền nong vợ nợ nần người ngoài. Kinh tế ngày càng khó hơn nên việc xây dựng thuê của ông Nhân cũng chẳng có người nào mướn. Ông lại chuyển qua đi làm thợ sơn để lấy tiền nuôi hai thằng con trai đang học dở dang.
Kể về My, ông Nhân chỉ lắc đầu “cô ấy tác oai, tác quái lắm. Con gái miền Nam mà, chỉ ăn thôi chứ không chịu khó làm đâu. Khi tôi vào đây ai cũng bảo không nên lấy đàn bà gốc ở miền trong đó khổ lắm. Vậy mà dòng đời đưa đẩy, tôi bước chân vào cuộc sống sai lầm, phụ bạc vợ con của mình”.
Khi ngấp nghé về già, ông chẳng còn chỗ mà trú chân (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bị vợ đuổi ra khỏi nhà
Cách đây hai năm, My dựng cớ ông Nhân còn thương người vợ cũ và biết ông không còn kiếm được nhiều tiền cho ả tiêu xài như trước nên mọi đồ đạc trong nhà cô ta mang đi bán sạch. Nhà chỉ còn chiếc xác nhà không.
Rồi My ép chồng phải ký vào giấy bán nhà. Ông không ký bị My thuê đầu gấu dằn mặt đánh cho sưng tím mặt mày. Cô không tiếc lời xỉ nhục chồng vì cái tội không chịu ký giấy bán nhà. Hai đứa con trai của ông Nhân rất ngoan. Chúng không can thiệp vào việc của bố mẹ mà chăm chỉ học hành. Vì thế, khát khao cho con đi học trong ông Nhân càng lớn.
Bi kịch gia đình lên đỉnh điểm khi My thuê em trai ruột của mình đến nhà đánh ông Nhân phải nhập viện. Khi ông đi viện thì My ở nhà du hí cùng vời người tình của thị ta. Ông Nhân về nhìn thấy cảnh vợ mình đang ở trong tay của người đàn ông khác. Ông chỉ còn cách nuốt nước mắt ra đi. Hơn 20 năm ông lăn xả giữa đất Sài Gòn kiếm tiền để lo cho cuộc sống của mình. Có lúc ông có cả trăm cây vàng trong nhà nhưng giờ thì trắng tay. Khi ngấp nghé về già, ông chẳng còn chỗ mà trú chân.
Được bạn bè cũ giúp đỡ, ông Nhân đi tìm nhà khác để thuê sống. Nhưng được vài hôm, vợ ông lại tìm đến đòi tiền cho con. Ông không có tiền thì bị nhân tình của vợ cho một quả đấm. Đến nay, ông lui sâu hơn vào con hẻm nhỏ ở phường 8, Tân Bình để sống cho qua ngày. Nơi ông sống nhìn không phải là chỗ của người ở vì xung quanh đó trước là nghĩa địa. Giờ người ta di dời đi còn lại vài ngôi mộ cổ không thể di dời người ta xây phòng lên cho thuê với giá 500 nghìn đồng/tháng.
Với cuộc sống hiện tại của mình, ông Nhân chẳng biết nói gì. Ông chỉ mong ước được về quê xin lỗi người vợ ở đó nhưng chưa dám. Ông tính “tôi phải cố gắng làm vài năm nữa cho hai đứa trẻ học xong rồi kiếm chút tiền để riêng về quê”. Hơn 1 năm nay, ông sống một mình ở đây và hàng tháng cho hai đứa con trai 4 triệu đồng để đi học. My sống cùng hai con trai nhưng cô ta nợ nần vì cờ bạc nên cũng chẳng dám ở nhà nhiều vì sợ bị đòi nợ.
Theo VNE
"Vợ đẹp lắm, anh cứ ngồi ngắm cho hết đói!"
Cưới nhau được 6 tháng, vợ vẫn không chịu vào bếp, xoong nồi, bát đũa phủ đầy bụi, thậm chí đến cái bình gas vẫn đầy ắp. Thật sự đến bây giờ chồng mới ngấm câu nói của mẹ: "Vâng, vợ đẹp lắm, anh cứ ngồi ngắm cho hết đói!".
Từ khi lấy vợ về đến nay, có lẽ người quen mặt vợ nhất trong khu phố là bà Tám bán quán cơm đầu ngõ. Lấy được vợ, chồng mừng như bắt được vàng. Vợ xinh đẹp, nói năng dịu dàng, chồng là người đã giành được giải quán quân giữa biết bao kẻ theo đuổi vợ.
Vợ tiểu thư, chồng biết điều đó, nhưng cái thuở còn là người yêu, niềm hạnh phúc khi lấy được một người vợ đáng yêu như thiên thần khiến chồng quên đi mọi thứ. Chồng nghĩ rằng không biết nấu ăn thì đã sao, thời buổi này người ta có người giúp việc, có nhà hàng, quán cơm kia mà. Thế là chồng chìm đắm trong mộng tưởng.
Ngay trong ngày ra mắt nhà chồng, vợ ngồi xem ti vi để một mình mẹ chồng loay hoay với nhiều món ăn dưới bếp. Nhìn thái độ không bằng lòng của mẹ, chồng vội vàng lại giúp, mẹ quát ngay: "Con xem lại cái Thu đi, nó không biết gì việc bếp núc cả, con định ăn cơm bụi cả đời à?". Lúc đó, chồng chỉ cười trừ rồi nói: "Mẹ nói vậy chứ, về làm dâu, làm vợ thì không muốn cô ấy cũng sẽ tập làm thôi. Mẹ không thấy con dâu mẹ rất xinh à?".
Nhưng cưới nhau đã được 6 tháng, vợ vẫn chưa hề vào bếp, xoong nồi, bát đũa phủ đầy bụi, thậm chí đến cái bình gas vẫn đầy ắp. Thật sự đến bây giờ chồng mới ngấm câu nói của mẹ: "Vâng, vợ đẹp lắm, anh cứ ngồi ngắm cho hết đói!".
Mọi đồ đạc đã được mẹ chồng sắm sửa đầy đủ với mục tiêu là dù vợ không muốn làm, nhưng nhìn cái bếp sáng sủa, có đầy đủ mọi dụng cụ, ắt sẽ kích thích sự đảm đang, nữ công gia chánh của vợ. Nhưng đã 6 tháng từ khi chồng rước vợ về dinh, vợ chưa hề đụng vào một cái tô, cái thìa nào.
Trước ngày lấy nhau, vợ đã cảnh báo chồng: "Em nói trước, em không giỏi giang việc bếp núc, nên em sẽ không quản việc đó đâu nhé!" Lúc đó, chồng cứ nghĩ lấy được vợ đã rồi tính sau, từ từ vợ sẽ thay đổi. Nhưng có lẽ chồng đã nhầm.
Mua đồ ăn sáng trước ngõ, vợ cũng phải lấy tô của người ta về để khỏi phải rửa. Buổi trưa hai vợ chồng "tự giải quyết" ở công ty. Đến tối về lại hẹn nhau ở một quán cơm, quán phở nào đó giải quyết cho qua bữa.
Ai nhìn vào tủ lạnh nhà vợ chồng mình chắc có lẽ cũng bật cười. Tủ lạnh cỡ lớn mà chỉ có hai thứ là đá và hoa quả. Điều duy nhất vợ chịu làm là gọt hoa quả, chứ nhất quyết không chịu động tay vào việc nấu nướng. Nhiều lần chồng đã nhẹ nhàng góp ý, nhưng vợ lại gắt gỏng, òa khóc nói: "Anh chê em rồi chứ gì, trước khi cưới, em đã nói rồi mà anh chấp nhận, giờ anh nói như vậy là sao...".
Cứ về nhà, chồng lại thấy hụt hẫng khi vợ ngồi đó xem ti vi, còn bếp núc thì lạnh tanh (Ảnh minh họa).
Vì chuyện đó mà vợ tức tưởi bỏ về nhà mẹ đẻ, thế là chồng lại xin lỗi rồi đón vợ về. Đến mẹ vợ còn phải xin lỗi chồng: "Xin lỗi con, tại mẹ chiều cái Thu quá, giờ chỉ khổ con". Chồng chỉ biết ngậm ngùi, vì hễ cứ đề cập đến nấu nướng, là vợ lại giận dỗi, lại cấm chồng được đụng đến người vợ, không cho ngủ chung.
Vợ biết không, cuối tuần là khoảng thời gian chồng mong ngóng nhất. Như nhà người ta, đó là ngày vợ chồng bận rộn ở chợ, siêu thị, cùng nhau chuẩn bị bữa cơm, nhưng với chồng thì khác. Đó là ngày chồng được về nhà mẹ, giải tỏa nỗi thèm khát cơm nhà. Lúc đó chồng ăn không ngừng nghỉ, có lẽ cơ thể chồng đã quen với việc ăn cho thỏa một lúc, rồi lại tích trữ năng lượng cho tuần tiếp theo. Đến nỗi mẹ còn nói xéo: "Mày ăn gì như chết đói thế hả con?".
Nhìn những đồng nghiệp trong công ty, có người còn được vợ nấu cơm, đồ ăn đem theo, vì họ cho ăn cơm quán không đủ chất lại nhanh ngán, chồng lại thấy ghen tỵ. Chồng cũng có vợ, chồng nổi tiếng vì có vợ là người xinh nhất công ty, ai cũng ghen với chồng, nhưng chồng lại đi ghen với hộp cơm nhà người ta.
Vợ biết không, có vợ là một niềm hạnh phúc chồng không thể chối bỏ, ai cũng khen vợ cư xử lễ phép. Mỗi lần ra đường chồng hãnh diện khi đi bên cạnh vợ. Nhưng cứ về nhà, chồng lại thấy hụt hẫng khi vợ ngồi đó xem tivi, còn bếp núc thì lạnh tanh.
Tin nhắn trong điện thoại hai vợ chồng nhiều nhất là địa chỉ quán, quán cơm, quán phở, bất kể quán gì có thể giải quyết nhu cầu ăn tối của hai vợ chồng. Gần đến giờ tan làm là như một thói quen, chồng kiểm tra tin nhắn xem hôm nay vợ muốn ăn gì, ở đâu.
Chồng chỉ thầm ước một tin nhắn nhỏ nhoi là: "Hôm nay mình ở nhà cùng nấu ăn nhé". Dù là cơm với rau luộc, chồng vẫn sẽ cảm thấy ấm cúng, bởi đó là thành quả của vợ vào bếp. Nhưng đã 6 tháng, tin nhắn đầy ắp mà vẫn chưa bao giờ vợ cho chồng một cái hẹn ăn tối ở nhà.
Chồng còn nhớ cái hôm vợ chồng mình chật vật mời khách tới nhà dùng bữa. Trước đó, chồng phải đi siêu thị mua hết những gì có thể ngụy trang tủ lạnh đầy ắp. Còn vợ ở nhà... tìm trong danh bạ những nhà hàng có món ăn ngon rồi gọi đặt món. Nhìn vợ lúng túng bật bếp gas hâm nóng thức ăn, rồi vợ của mấy người đồng nghiệp đến giúp, chồng lại thấy buồn. Điều duy nhất vợ làm tốt hôm đó là... gọt hoa quả. Có lẽ sau đợt này, vợ sẽ là chủ đề bàn tán ở công ty chồng.
Vợ cũng biết rồi đấy, đàn ông thì không sao, nhưng hẳn mấy bà vợ sẽ được dịp nói : "Cứ nghe nói Thắng lấy vợ đẹp lắm, thấy chưa, có mài đẹp ra mà ăn được không?", vì mấy anh đồng nghiệp ở công ty chồng luôn ngưỡng mộ chồng có vợ đẹp và so sánh vợ với những người khác. Chồng không quan tâm chồng bị người ta bàn tán sao, nhưng chồng luôn thương vợ. Nếu như vợ thay đổi một chút, thì đã không phải chịu những lời ra tiếng vào như thế.
Ngày mai là cuối tuần, chồng sẽ chủ động đi chợ mua nguyên liệu về, hai vợ chồng mình sẽ vào bếp. Nói thật với vợ, chồng chán ngấy những bữa cơm bụi rồi. Chồng cũng chán cả quán cơm bà Tám nữa, mình cùng nhau bắt đầu xây dựng gian bếp được không vợ?
Chồng quyết định từ nay sẽ hâm nóng lại gian bếp của gia đình mình, vợ hãy giúp chồng nhé.Để mai này đứa con trong bụng vợ ra đời, lớn lên, nhìn vào gian bếp mỗi lần bố mẹ cùng nhau nấu ăn, nó sẽ tự hào về một mái ấm hạnh phúc và bình yên.
Theo afamily
Cám cảnh như vợ chồng nghèo bám trụ lại thành phố Mưu sinh nơi thành phố thật chẳng dễ dàng. Dù biết vậy nhưng những cặp vợ chồng nghèo xuất thân từ thôn quê này vẫn hy vọng cuộc sống của mình sẽ khấm khá hơn để đời con cháu bớt khổ. Vợ chồng anh Tiến - chị Thanh (Từ Liêm, Hà Nội) cùng quê ở Tiên Lữ - Hưng Yên. Anh chị lên...