Nghiên cứu xác định mẹ mắc COVID-19 không truyền virus qua sữa cho con bú
Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) công bố trên tạp chí Pediatric Research ngày 18/1, người mẹ mắc COVID-19 không lây truyền virus sang con qua sữa cho con bú.
Bé sơ sinh bú sữa mẹ tại bệnh viện ở Ygos-Saint-Saturnin, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu này đã được giới chuyên môn kiểm chứng, qua đó củng cố một số ít nghiên cứu ở quy mô hẹp trước đó và chứng minh cho các khuyến nghị từ các tổ chức y tế cho rằng mẹ nên tiếp tục cho con bú sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 và tiêm phòng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ mắc COVID-19 có chất di truyền từ virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ. Cụ thể, qua phân tích mẫu phẩm từ 110 bà mẹ mắc COVID-19, tỷ lệ có chất di truyền của virus trong sữa mẹ ở những người có xét nghiệm dương tính hoặc có triệu chứng bệnh chỉ ở mức 6%, trong khi tỷ lệ này ở những người chỉ có xét nghiệm dương tính là 9%. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh “không có bằng chứng nào” cho thấy sữa mẹ chứa virus gây bệnh hoặc chất di truyền cho phép virus sinh sôi, đồng thời nêu rõ họ không nuôi cấy được virus từ các mẫu phẩm này và chất di truyền chỉ “xuất hiện thoáng qua”.
Người dẫn đầu nghiên cứu trên, Paul Krogstad cho biết cũng “không có bằng chứng lâm sàng nào” cho thấy trẻ nhiễm virus khi bú sữa của mẹ mắc COVID-19, qua đó nhà nghiên cứu này cho rằng cho trẻ bú sữa mẹ mắc COVID-10 có lẽ không gây nguy hiểm.
Video đang HOT
Đây là nghiên cứu quy mô lớn nhất về vấn đề này cho đến nay và cung cấp bằng chứng quan trọng chứng minh cho một số các nghiên cứu nhỏ hơn với các phát hiện tương tự, đồng thời củng cố cho hướng dẫn của các tổ chức y tế như Trung tâm phòng và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị mẹ tiếp tục cho con bú trong thời kỳ dịch bệnh này.
Theo WHO, mẹ mắc COVID-19 có thể cho con bú nếu muốn, nhưng cần thận trọng tránh lây bệnh cho con bằng cách thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang trong lúc cho con bú, rửa tay sạch trước và sau khi bế trẻ và thường xuyên vệ sinh các bề mặt mà họ chạm vào.
Một số loại vaccine có thể truyền virus sang trẻ bú mẹ, như các vaccine phòng bệnh sốt vàng da và đậu mùa vốn bào chế dựa trên virus sống. CDC Mỹ nêu rõ các vaccine ngừa COVID-19 được lưu hành rộng rãi hiện nay không sử dụng công nghệ này, đồng thời khẳng định vaccine không xuất hiện trong sữa mẹ. Kháng thể từ mẹ được truyền qua sữa cho con khi bú, phần nào giúp trẻ tăng đề kháng đối với virus.
Biến thể Omicron xâm nhập vào Bắc Kinh qua đường bưu điện?
Biến thể Omicron có thể đã xâm nhập vào thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc qua bưu phẩm chứa virus từ Canada.
Giới chức Bắc Kinh yêu cầu người dân cẩn trọng khi mở bưu kiện từ nước ngoài gửi đến. Ảnh: Reuters
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, bà Pang Xinghuo, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh, cho biết bệnh nhân mắc COVD-19 được chẩn đoán nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của thành phố đã nhận được một tài liệu gửi từ Canada vào ngày 7/1.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng người này đã bị nhiễm Omicron khi tiếp xúc với bưu phẩm từ nước ngoài", bà Pang nói tại một cuộc họp báo hôm 17/1 và cho biết thêm các cơ quan y tế đã điều tra nguồn lây của ca bệnh , khi biết rằng người này thỉnh thoảng nhận được bưu phẩm từ nước ngoài.
Giới chức đã tìm thấy biến thể Omicron trong một tài liệu, đã được chuyển từ Canada qua Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc) trước khi được gửi đến Trung Quốc vào ngày 11/1. Bệnh nhân này chỉ tiếp xúc với phần bao bì bên ngoài của bưu phẩm và trang đầu của tài liệu bên trong. Kết quả xét nghiệm 22 mẫu bệnh phẩm liên quan đến bưu kiện cho thấy biến thể Omicron được phát hiện trong hai mẫu bề mặt bên ngoài bưu phẩm, hai mẫu bề mặt bên trong của bưu phẩm và 8 mẫu giấy bên trong.
Giới chức cũng cho biết chủng Omicron mà bệnh nhân ở Bắc Kinh nhiễm tương tự các chủng được ghi nhận ở khu vực Bắc Mỹ và đảo quốc Singapore vào tháng 12/2021.
Liao Lingzhu, Phó giám đốc Bưu chính Bắc Kinh, tiết lộ tài liệu hỏa tốc này đã được gửi từ sân bay thủ đô Toronto của Canada. Tất cả các nhân viên xử lý bưu phẩm đều đã được cách ly. 8 người đã tiếp xúc với bưu phẩm đều có kết quả âm tính. Nhà chức trách cũng tiết lộ họ đã tìm thấy dấu vết của virus trên 5 bưu phẩm khác trong số 54 bưu phẩm được gửi từ cùng một địa điểm đến một địa chỉ khác ở Trung Quốc.
Nhân viên giao các nhu yếu phẩm hàng ngày cho người dân tại một khu dân cư ở quận Haidian của Bắc Kinh, hôm 16/1. Ảnh: Tân Hoa xã
Bà Pang cho biết người nhiễm biến thể Omicron ở Bắc Kinh không rời khỏi thành phố trong 14 ngày trước khi bị đau họng vào ngày 13/1, sau đó là sốt 1 ngày sau đó. Các xét nghiệm từ ngày 14/1 đã xác nhận bệnh nhân này đang ở giai đoạn đầu của bệnh.
Giới chức cũng cho biết họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy bệnh nhân đã tiếp xúc với các nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như những người đến từ nước ngoài, các vùng bị ảnh hưởng của đất nước, hoặc các trường hợp dương tính khác và những người tiếp xúc gần với họ. Họ cũng loại trừ khả năng bệnh nhân có thể đã nhiễm virus qua đường thực phẩm đông lạnh.
Sau ca nhiễm Omicron trong cộng đồng này, CDC Bắc Kinh đã khuyến cáo người dân nên hạn chế tối đa việc mua hàng hóa từ nước ngoài và đeo khẩu trang, găng tay khi mở bưu kiện từ các quốc gia có nguy cơ cao. Nhà chức trách cũng cảnh báo người dân nên mở các gói bưu phẩm bên ngoài nhà và khử khuẩn kỹ càng.
Giới chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố họ đã phát hiện virus SARS-CoV-2 trong các lô hàng nhập khẩu, thường là hàng đông lạnh. Song một số nhà nghiên cứu và cơ quan y tế ở nước ngoài đã hoài nghi về cách thức lây nhiễm này, cho rằng virus không thể tồn tại đủ lâu trên các bề mặt đó.
Cơ quan y tế Công cộng Canada đã chia sẻ lại quan điểm này, cho rằng không có bằng chứng về việc COVID-19 lây lan qua hàng hóa hoặc lô hàng nhập khẩu. Trong phần hỏi đáp trên trang web của mình, bưu điện Canada trích dẫn sự đảm bảo từ cơ quan y tế công cộng của đất nước và Tổ chức Y tế Thế giới rằng rủi ro nhiễm virus từ các bưu phẩm, bao gồm cả bưu phẩm quốc tế, là khá thấp.
"Do khả năng sống sót của virus SARS-CoV-2 trên các bề mặt này là rất kém, nên nguy cơ virus lây lan từ các sản phẩm hoặc bao bì được vận chuyển trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần là rất thấp," cơ quan này tuyên bố.
Nguy cơ nhập viện vì Omicron thấp, Malaysia siết chặt xuất cảnh Theo Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA), nguy cơ nhập viện của người nhiễm biến thể Omicron thấp hơn chủng Delta tới ba lần. "Dữ liệu phân tích về biến thể Omicron là tích cực, nhưng mức độ phổ biến cao của virus sẽ khiến việc chăm sóc y tế gặp áp lực", cố vấn y tế hàng đầu của UKHSA,...