Nghiên cứu về sự tiến hóa của loài chim cánh cụt
Một nhóm nghiên cứu do Trung Quốc dẫn đầu đã phân tích gene của chim cánh cụt để xem loài chim này đã tiến hóa như nào từ ông bà tổ tiên biết bay của chúng cách đây hơn 60 triệu năm thành các “ vận động viên” bơi lội như ngày nay.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Communications đã phân tích bộ gene của tất cả các loài chim cánh cụt hiện nay và những loài đã tuyệt chủng cùng với dữ liệu hóa thạch của chúng. Kết quả nghiên cứu đã đem lại những thông tin mới về cơ sở di truyền đối với sự tiến hóa của loài chim cánh cụt và sự thích nghi của chúng đối với môi trường biển.
Theo nghiên cứu, chim cánh cụt cổ đại có nguồn gốc từ Zealandia, lục địa chìm ở phía Nam Thái Bình Dương, cách đây khoảng 65 triệu năm. Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện Động vật học Côn Minh (Kunming) của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc cho biết tổ tiên của loài chim cánh cụt ngày nay đã xuất hiện cách đây 14 triệu năm, sau đó biến đổi khí hậu toàn cầu đã thúc đẩy quá trình tiến hóa của chim cánh cụt và góp phần tạo ra các loài mới. Nghiên cứu cũng phát hiện 1 bộ gene giúp chim cánh cụt có thể sinh sống ở cả trên cạn và dưới nước, trong đó có những gene liên quan đến khả năng thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ, khả năng lặn và nhìn dưới nước, chế độ ăn và kích thước cơ thể.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu trên cho biết thêm trải qua hơn 60 triệu năm, kích thước cơ thể chim cánh cụt đã dần nhỏ hơn, mỏ và các chi của chúng cũng đã tiến hóa để thích nghi với môi trường biển.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng chim cánh cụt sống ở vĩ độ cao, ví dụ như chim cánh cụt hoàng đế, có tốc độ tiến hóa nhanh hơn đáng kể so với những loài sống ở vĩ độ thấp. Điều này cho thấy môi trường Nam cực khắc nghiệt đang gây ra áp lực môi trường lớn hơn đối với chim cánh cụt và ở một mức độ nào đó đã giúp chim cánh cụt ở vĩ độ cao thích nghi tốt hơn với môi trường khắc nghiệt. Phát hiện này cũng giúp hiểu rõ những gene nào là cơ sở để chim cánh cụt thích nghi với môi trường biển cực lạnh trên Trái Đất.
Nghiên cứu còn cho thấy chim cánh cụt đã thích nghi với một thế giới luôn thay đổi trong suốt hơn 60 triệu năm qua và con người có thể lạc quan về cách loài này ứng phó với các kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai.
Hàng trăm chim cánh cụt chết dạt vào bờ biển Brazil
Ngày 15/7, tổ chức phi chính phủ R3 Animal thuộc Dự án Giám sát Bãi biển Lưu vực Santos cho biết trong những tuần gần đây, xác của hàng trăm con chim cánh cụt Magellan đã trôi dạt vào các bãi biển miền Nam Brazil.
Theo các nhà nghiên cứu sinh vật học, tổng cộng 279 con chim cánh cụt có màu đen pha trắng này đã được tìm thấy trong tình trạng không còn sự sống tại các bãi biển Barra da Lagoa và Mozambique ở bang Santa Catarina trong vòng 20 ngày qua.
Nhà động vật học Janaína Rocha cho biết, chim cánh cụt Magellan thường bơi lên phía Bắc vào thời điểm này trong năm. Một số con có thể bị lạc đường, chết do đói hoặc bị kiệt sức, sau đó trôi dạt vào bờ biển Brazil, nhưng con số đó không nhiều.
Trong số trung bình khoảng 100-150 con chim cánh cụt còn sống lạc vào bờ biển mỗi năm mới có khoảng 10 con chết. Do đó, số lượng lớn chim cánh cụt chết chỉ trong một thời gian ngắn khiến các nhà nghiên cứu không khỏi lo lắng.
Bà Rocha cho biết, kết quả khám nghiệm xác một số con chim cánh cụt cho thấy dạ dày của chúng hoàn toàn trống rỗng, do đó có thể chúng chết vì đói.
Các nhà khoa học đang điều tra xem liệu sự thay đổi nhiệt độ tại các dòng chảy có ảnh hưởng tới các loài cá là thức ăn cho chim cánh cụt hay không, và liệu có nhân tố con người trong cái chết hàng loạt của chúng hay không, chẳng hạn như do vô tình bị bắt bằng dụng cụ đánh cá trong bối cảnh tần suất đánh bắt hải sản trong khu vực ngày càng gia tăng.
Được đặt tên theo nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha ở thế kỷ 16 Ferdinand Magellan, chim cánh cụt Magellan là động vật bản xứ ở Nam Mỹ, chủ yếu sinh sống ven biển Argentina, Chile và quần đảo Malvinas. Các quần thể chim cánh cụt thường di cư từ phía nam lục địa để tìm thức ăn tại các vùng biển phía Bắc ấm áp hơn trong thời kỳ mùa Đông tại Nam Bán cầu.
Nghi phạm sát hại cố Thủ tướng Abe Shinzo khai quy trình chế thuốc súng Đài NHK (Nhật Bản) đưa tin nghi phạm trong vụ bắn chết cố Thủ tướng Abe Shinzo đã thừa nhận chế tạo thuốc súng. Cảnh sát cho biết nghi phạm, Yamagami Tetsuya, 41 tuổi, đã nghiên cứu video trực tuyến về cách chế tạo súng thủ công, sử dụng ống thép và các vật liệu khác. Hắn ta dường như đã chuẩn bị...