Nghiên cứu về khoảng cách giữa các mũi tiêm vaccine đối với thai phụ
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 3/8, Bộ Y tế Anh cho biết chính phủ nước này tài trợ 7,5 triệu bảng (khoảng 10,5 triệu USD) cho việc nghiên cứu lâm sàng về khoảng cách giữa các liều vaccine phòng COVID-19 ở các thai phụ.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ đã có khoảng 52.000 phụ nữ mang thai tại Anh được tiêm chủng ngừa COVID-19 với vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và Moderna – hai loại vaccine được Ủy ban Hỗn hợp về tiêm chủng và tiêm chủng (JCVI) khuyên dùng cho thai phụ. Cho đến nay vẫn chưa phát sinh vấn đề đáng lo ngại nào về độ an toàn. Tương tự, khoảng 130.000 phụ nữ mang thai tại Mỹ cũng đã được tiêm chủng an toàn.
Dữ liệu do Dịch vụ Y tế quốc gia (NHS) vùng England và trường Đại học Oxford công bố vào tuần trước cũng cho thấy không có thai phụ nào đã tiêm đủ hai liều vaccine phòng COVID-19 phải nhập viện, trong khi có 3 người phải nhập viện sau khi tiêm một liều, có nghĩa là 98% phụ nữ mang thai nhập viện do COVID-19 là những người chưa được tiêm chủng.
Nghiên cứu được Bộ Y tế Anh tài trợ có tên Preg-CoV do các nhà khoa học thuộc Trường Y St Georges (Đại học London) thực hiện. Các chuyên gia sẽ thu thập, phân tích dữ liệu thử nghiệm lâm sàng về phản ứng miễn dịch với khoảng cách giữa các mũi tiêm vaccine khác nhau – từ 4 đến 6 tuần hoặc 8 đến 12 tuần – nhằm xác định khoảng cách giữa các mũi tiêm vaccine tốt nhất cho việc bảo vệ bà mẹ mang thai và thai nhi chống lại căn bệnh COVID-19.
Video đang HOT
Nghiên cứu này sẽ có sự tham gia của hơn 600 phụ nữ mang thai trong độ tuổi từ 18 đến 44 và không có vấn đề gì về sức khỏe. Những người này sẽ được tiêm chủng bằng vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna khi mang thai từ 13 đến 34 tuần. Các chuyên gia y tế sẽ giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình họ mang thai và sau sinh, với ưu tiên hàng đầu là sự an toàn của những phụ nữ tham gia thử nghiệm.
Quốc vụ khanh phụ trách việc phát triển vaccine phòng COVID-19 Nadhim Zahawi cho biết phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh nặng khi mắc COVID-19 và vaccine phòng COVID-19 an toàn cho họ, đồng thời tạo ra sự khác biệt rất lớn khi không có phụ nữ mang thai nào phải nhập viện khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Nghiên cứu do chính phủ tài trợ này sẽ cung cấp thêm dữ liệu về cách có thể bảo vệ phụ nữ mang thai và thai nhi một cách tốt nhất.
Đa số các ca mắc mới tại Singapore là người đã tiêm vaccine, không có ai bị nặng
Những người đã được tiêm đủ liều vaccine chiếm tới 75% ca mắc mới COVID-19 trong 4 tuần gần đây tại Singapore, nhưng bệnh tình của những người này không bị diễn tiến nặng.
Đây là thông báo được Chính phủ Singapore đưa ra ngày 22/7.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống kê cho thấy trong số 1.096 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Singapore trong 28 ngày qua, những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ chiếm khoảng 44% (484 người), số người đã được tiêm 1 mũi vaccine chiếm 30% và số người chưa tiêm vaccine chỉ chiếm hơn 25%. Không ai trong số những người đã được tiêm vaccine đầy đủ nằm trong số 7 ca mắc COVID-19 nặng, cần thở oxy và 1 ca trong tình trạng nguy kịch đang được chăm sóc tích cực.
Tuyên bố của Bộ Y tế Singapore khẳng định đây là một bằng chứng nữa cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể ngăn chặn bệnh tình diễn tiến nặng nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Cũng theo bộ trên, toàn bộ những người đã tiêm vaccine đều không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ mắc bệnh nhẹ.
Giới chuyên gia cũng khẳng định việc lây nhiễm ở những người đã tiêm vaccine không đồng nghĩa với việc vaccine không có hiệu quả. Ông Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhấn mạnh việc ngày càng có nhiều người được tiêm phòng vaccine ở Singapore sẽ tỷ lệ thuận với số ca nhiễm mới cũng sẽ tăng lên ở những đối tượng này. Tuy nhiên, nếu Singapore đạt tỷ lệ 100% dân số được tiêm vaccine đầy đủ... thì những người đã tiêm vaccine sẽ không còn bị lây nhiễm.
Thống kê cho thấy Singapore đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gần 75% trong tổng 5,7 triệu người dân nước này - mức cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE). Trong số này, có 50% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.
Giới chuyên gia cho rằng dù vaccine có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tình diễn biến nghiêm trọng, nhưng tình hình tại Singapore là một minh chứng cho thấy nguy cơ những người được tiêm chủng vẫn có thể mắc bệnh, do đó, tiêm vaccine không phải là "tấm khiên duy nhất" để bảo vệ con người trước bệnh dịch.
Trên thực tế, khi các quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine cao chuẩn bị "sống chung" với COVID-19, chuyển hướng tập trung sang ngăn ngừa tử vong và bệnh nặng, thì họ cũng gặp khó khăn trong việc đưa ra các biện pháp y tế đối với những người đã tiêm và chưa tiêm, trong đó có việc đeo khẩu trang.
Trong khi cả Singapore và Israel đều tái áp đặt các biện pháp hạn chế gàn đây nhằm đối phó với làn sóng lây lan của biến thể Delta, thì vùng England của Anh lại dỡ bỏ hầu hết các hạn chế trong tuần này, cho dù số ca mắc mới vẫn cao.
Bên cạnh đó, số liệu thống kê của Singapore cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở những người trên 61 tuổi đã được tiêm vaccine (88%), cao hơn nhiều so với mức hơn 70% ở những người trẻ hơn. Điều này cho thấy người cao tuổi có phản ứng miễn dịch yếu hơn khi tiêm phòng.
Cùng ngày, Bộ Y tế Anh cũng thông báo trong khoảng thời gian từ ngày 21/6 đến 19/7, có tới 1.788 người nước này phải nhập viện do biến thể Delta. Trong số này, những người chưa tiêm phòng chiếm 54,3% (970 ca) và những người đã tiêm phòng đầy đủ chiếm 29,6% (530 ca).
WHO lo ngại gia tăng các ca nhiễm mới tại châu Âu do giải EURO 2020 Châu Âu đang phải đối mặt với làn sóng gia tăng các ca mắc mới COVID-19. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đây là hệ quả của việc khán giả tới sân vận động theo dõi các trận đấu của vòng chung kết EURO 2020. Cổ động viên Anh mừng chiến thắng sau trận gặp Đức ở vòng 16 đội,...