Nghiên cứu Trung Quốc: Vaccine Omicron BA.1 đã bị biến thể phụ né tránh
Theo tài liệu được Trung Quốc công bố trên tạp chí Nature mới đây, các chủng phụ mới đã né tránh được vaccine phát triển từ biến thể ban đầu của Omicron, do vậy có thể nó không sản sinh được khả năng miễn dịch trước các biến thể phụ mới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang xem xét khuyến nghị sử dụng phiên bản cải tiến của vaccine Covid-19 nhằm vào biến thể Omicron làm liều tăng cường khi các biến thể phụ của chủng này đang lan mạnh trên toàn cầu. Tuy nhiên, nghiên cứu do nhóm của Giáo sư Tạ Hiểu Lượng (Xie Xiaoliang) đến từ Đại học Bắc Kinh đã phát hiện ra rằng kháng thể được tạo ra giữa chủng ban đầu và chủng BA.1 trên những người đã tiêm vaccine Covid-19 và bị nhiễm biến thể Omicron BA.1 mặc dù có thể trung hòa được biến thể này và chủng virus ban đầu, nhưng lại bị các chủng phụ mới của Omicron hiện đang lưu hành như BA.2.12.1, BA.5 và BA.4 né tránh và tạo ra các phản ứng miễn dịch khá yếu trước các biến thể có trước Omicron.
Ảnh minh họa: Reuters
Phiên bản mới của vaccine tăng cường chống lại biến thể Omicron hiện đang được Pfizer/BioNTech và Moderna phát triển dựa trên biến thể ban đầu BA.1 của Omicron. Các công ty này cũng đang tìm kiếm sự chấp thuận cho một loại vaccine có thể chống lại cả chủng virus ban đầu và biến thể Omicron.
Về vấn đề này, nhóm nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh cho rằng loại vaccine này có thể không đạt được tác dụng bảo vệ “phổ rộng” đối với các biến thể phụ mới của Omicron.
Theo giáo sư Tạ Hiểu Lượng, vẫn cần một loại vaccine Covid-19 phổ rộng hơn để đối phó với dịch bệnh, bởi vaccine nhằm vào Omicron đang được các công ty phát triển hiện nay đều dựa trên các biến chủng ban đầu và hiệu quả vô hiệu hoá đối với các biến thể phụ mới vẫn còn hạn chế.
Khoảng 15% dân số Thụy Sĩ có thể bị nhiễm biến thể phụ của Omicron trong mùa Hè này
Cựu lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm COVID-19 của chính phủ Tanja Stadler mới đây cảnh báo khoảng 15% dân số Thụy Sĩ có thể bị nhiễm biến thể phụ của Omicron vào mùa Hè này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang chứng kiến sự gia tăng các trường hợp nhiễm COVID-19 do các biến thể phụ BA.4 và BA.5 của chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trả lời phỏng vấn báo điện tử Blick.ch ngày 20/6, bà Tanja Stadler tin rằng có ít nguy cơ các đơn vị chăm sóc đặc biệt bị quá tải bởi làn sóng mới, nhưng số trường hợp phải nhập viện có thể tăng.
Sau 3 tháng giảm, số ca mắc COVID-19 ghi nhận theo ngày đã bắt đầu tăng trở lại ở Thụy Sĩ. Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) thông báo tổng cộng có 16.610 trường hợp mới đã được báo cáo trong tuần tính đến ngày 14/6, trong đó số ca mắc trung bình mỗi ngày là 2.124, tăng 45% so với tuần trước đó. Từ tháng Tư, FOPH chỉ thông báo số liệu thống kê về COVID-19 mỗi tuần một lần thay vì hàng ngày.
Theo bà Stadler, nhiều trường hợp mắc sẽ không bị phát hiện. Dựa trên các phân tích nước thải gần đây ở Thụy Sĩ, số ca mắc thực sự cao hơn so với mùa Đông năm ngoái. Bà nói: "Có lẽ có hơn 80.000 ca nhiễm mới mỗi tuần," và con số ước tính hiện tại cao hơn nhiều so với hai mùa Hè vừa qua.
Các thống kê gần đây nhất cho thấy 97% dân số trưởng thành ở Thụy Sĩ đã có kháng thể chống lại COVID-19 nhờ tiêm vaccine hoặc đã từng nhiễm bệnh. Tất cả các biện pháp hạn chế về đại dịch đã được dỡ bỏ ở Thụy Sĩ kể từ ngày 1/4.
Trung Quốc ghi nhận trên 20.000 ca mắc COVID-19 trong ngày Ngày 6/4, Trung Quốc đại lục ghi nhận hơn 20.000 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong bối cảnh thành phố Thượng Hải bắt đầu triển khai đợt xét nghiệm diện rộng mới đối với hàng triệu cư dân. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Thượng Hải, Trung...