Nghiên cứu tại Anh gợi ý thuốc trị Covid-19 khiến virus đột biến
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng thuốc trị Covid-19 của hãng Merck có khả năng gây đột biến trên virus dù chưa rõ điều đó có giúp các biến thể nguy hiểm hơn hay không.
Thuốc trị Covid-19 dạng viên molnupiravir của hãng dược Merck là một trong những loại thuốc trị Covid-19 ra đời sớm nhất nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng trên người có nguy cơ. Loại thuốc này được chỉ định dùng trong liệu trình 5 ngày, hoạt động theo cách tạo ra những đột biến trên virus nhằm làm suy yếu và tiêu diệt nó, theo AFP.
Thuốc trị Covid-19 molnupiravir của Merck. Ảnh REUTERS
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố ngày 25.9 của các nhà khoa học Anh dẫn đầu cho thấy molnupiravir có thể gia tăng đáng kể các virus đột biến có khả năng vẫn sống sót, và trong một số trường hợp có thể lây lan.
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san khoa học Nature sau khi các nhà nghiên cứu rà soát cơ sở dữ liệu của hơn 15 triệu mẫu giải trình tự gien của SARV-CoV-2 (virus gây bệnh Covid-19). Dữ liệu được sử dụng để theo dõi những thay đổi trong cách đột biến của virus trong đại dịch. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu phát hiện những dấu hiệu của một đột biến riêng biệt trên bệnh nhân được cho là liên quan molnupiravir.
Vào năm 2022, khi loại thuốc này được kê đơn với số lượng khổng lồ, số lượng bệnh nhân mắc virus có đột biến này tăng lên đáng kể, thường thấy tại các nước mà molnupiravir được kê đơn nhiều như Mỹ, Anh, Úc và Nhật Bản. Tại các nước mà loại thuốc này chưa được phê chuẩn như Canada hay Pháp, số trường hợp hiếm hơn.
Nhà di truyền học Theo Sanderson tại Viện Francis Crick (Anh), trưởng nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh rằng chưa có bằng chứng về việc molnupiravir tạo ra các virus với khả năng lây lan nhanh hơn hay có độc lực mạnh hơn.
Hơn nữa, ông Sanderson nói rằng không có biến thể đang càn quét thế giới nào ra đời do loại thuốc của Merck. “Tuy nhiên, rất khó để dự đoán liệu molnupiravir có thể dẫn đến một biến thể lưu hành rộng rãi mới mà con người chưa được miễn dịch trước”, ông Sanderson lưu ý.
Hãng Merck đã bác bỏ nghiên cứu này, nói rằng các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết mà không có bằng chứng tài liệu. Ông Sanderson lại phản bác tuyên bố này và nhấn mạnh nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều bằng chứng độc lập để nhận diện với sự tự tin rằng molnupiravir đã dẫn đến đặc điểm đột biến đó.
Chứng cứ cho thấy Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đa nội tạng ở người
Một số chuyên gia độc lập có vẻ nghiêng về phía nhóm nghiên cứu người Anh, theo AFP. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng molnupiravir không gây nguy hiểm cho người đang dùng thuốc, đồng thời không kêu gọi người bệnh từ bỏ loại thuốc này. Nhóm của ông Sanderson cũng gợi ý không nên kê đơn molnupiravir đơn lẻ mà nên dùng chung với các loại thuốc khác.
Theo Merck, doanh số molnupiravir, được bán với tên thương mại Lagevrio, đạt hơn 20 tỉ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, doanh số của loại thuốc Covid-19 này giảm 82% trong quý 2/2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
'Cha đẻ' cừu nhân bản vô tính Dolly qua đời ở tuổi 79
Nhà khoa học Anh Ian Wilmut, người phụ trách nhóm nghiên cứu tạo ra cá thể động vật có vú bằng cách nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới, đã qua đời ở tuổi 79.
Tin tức trên được Đại học Edinburgh (Scotland, Vương quốc Anh), nơi ông Wilmut từng công tác, công bố ngày 11.9, theo AFP.
Ông Wilmut đã dẫn dắt nhóm nghiên cứu tại Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh trong quá trình tạo ra cừu Dolly vào năm 1996. Dolly là cá thể động vật có vú đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính từ tế bào trưởng thành, một bước đột phá thu hút sự chú ý toàn cầu vào thời điểm đó.
Thành tựu quan trọng này đã dẫn đến những tiến bộ mới trong nghiên cứu động vật và y học, đồng thời cũng đặt ra câu hỏi về khả năng nhân bản con người và khơi mào cuộc tranh luận toàn cầu về đạo đức của phương pháp nhân bản vô tính.
Nhà khoa học Ian Wilmut và cừu Dolly khi ông còn sống. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH FORTUNE
Công trình của ông Wilmut và cộng sự đã đặt nền móng cho nghiên cứu tế bào gốc, công nghệ giúp chữa trị nhiều căn bệnh tuổi già bằng cách cho phép cơ thể tái tạo các mô bị tổn thương. Di sản của ông là tạo ra một lĩnh vực được gọi là y học tái tạo, có tiềm năng to lớn trong việc giúp con người sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.
Peter Mathieson, Phó hiệu trưởng Đại học Edinburgh, ca ngợi ông Wilmut là "người khổng lồ của thế giới khoa học", nói công trình nhân bản cừu Dolly "đã thay đổi tư duy khoa học vào thời điểm đó".
"Công trình đột phá này đã thúc đẩy nhiều tiến bộ trong lĩnh vực y học tái tạo mà chúng ta thấy ngày nay", AFP dẫn lời ông Mathieson.
Bruce Whitelaw, lãnh đạo Viện Roslin hiện tại, cho biết sự ra đi của ông Wilmut là "tin buồn". "Khoa học đã mất đi một tên tuổi mà ai cũng biết đến", ông cho biết.
Ông Wilmut đã nghỉ hưu tại Đại học Edinburgh vào năm 2012. Năm 2018, ông tuyên bố ủng hộ nghiên cứu mới về bệnh Parkinson, tiết lộ rằng ông đã được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Đây là một chứng rối loạn não tiến triển, không thể chữa khỏi, có thể gây ra những cử động không thể kiểm soát như run rẩy.
"Có một cảm giác rõ ràng, ít nhất bây giờ chúng ta đã biết và chúng ta có thể bắt đầu làm mọi việc để giải quyết vấn đề đó... Cũng rõ ràng như vậy là sự thất vọng vì căn bệnh này có thể sẽ rút ngắn tuổi thọ của tôi một chút, và đặc biệt hơn là nó sẽ làm thay đổi chất lượng cuộc sống", ông nói với BBC vào thời điểm đó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai sau Alzheimer và ảnh hưởng đến hơn 8,5 triệu người trên toàn thế giới.
Mỹ phê duyệt phương pháp xét nghiệm bệnh đậu mùa khỉ của hãng Roche Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt một phương pháp xét nghiệm do công ty dược phẩm Roche của Thụy Sĩ phát triển giúp phát hiện virus gây bệnh đậu mùa khỉ. Hình ảnh virus đậu mùa khỉ dưới kính hiển vi điện tử. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thông báo ngày 16/11 của Roche, FDA đã...