Nghiên cứu sâu về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 ở người suy giảm miễn dịch
Vaccine ngừa COVID-19 ít hiệu quả hơn đối với những người có hệ miễn dịch yếu. Đây là kết quả của 3 công trình nghiên cứu quy mô nhỏ công bố ngày 4/10 ở Italy, cho thấy sự cần thiết phải tiêm các liều tăng cường cho nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Dronero, Italy ngày 13/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Bambino Gesu ở Rome cho thấy trung bình 30% số bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch không phát triển khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng. Số còn lại đều đáp ứng với vaccine, đặc biệt là sau khi tiêm mũi thứ hai, nhưng mức độ đáp ứng thấp hơn so với người khỏe mạnh.
Tham gia các nghiên cứu trên có 21 bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, 34 trẻ em và người lớn trẻ tuổi đang được cấy ghép tim và phổi, cùng 45 người trẻ được ghép gan và thận. Kết quả các nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải tăng mức độ bảo vệ đối với những người dễ bị tổn thương nhất trước COVID-19 với liều vaccine tăng cường.
Video đang HOT
Các nghiên cứu của bệnh viện Bambino Gesu được công bố trong bối cảnh Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) dự kiến cùng ngày sẽ đưa ra quyết định về việc có nên phê duyệt tiêm vaccine mũi thứ ba hay không.
Hiện một số nước như Mỹ, Anh và Israel đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19. Ở Italy, mũi vaccine bổ sung đã được triển khai tiêm cho người có sức đề kháng kém, người cao tuổi và các nhân viên y tế, tổng số lên tới khoảng 9 triệu người.
Việt Nam kêu gọi ASEAN tận dụng cơ hội mua sắm vaccine
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị ASEAN tận dụng cơ hội mua sắm, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong lễ khai mạc Hội nghị AMM-54.
Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) hôm nay khai mạc theo hình thức trực tuyến, mở đầu cho chuỗi hơn 20 hội nghị cấp ngoại trưởng của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong tuần này, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh đoàn kết và thống nhất là nền tảng cho sức mạnh của ASEAN, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn. Bộ trưởng chia sẻ ý nghĩa thiết yếu của vaccine, đề nghị ASEAN tận dụng hiệu quả cơ hội hợp tác với đối tác, nhất là trong mua sắm và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Covid-19.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trong lễ khai mạc AMM-54 hôm 2/8. Ảnh: Bộ Ngoại giao .
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh ASEAN cần phát huy nội lực của một cộng đồng tự cường và gắn kết, khẳng định vai trò và trách nhiệm với chính sự phát triển của khu vực trước tác động kinh tế - xã hội nặng nề của đại dịch Covid-19.
Tại hội nghị, các nước hoan nghênh những sáng kiến như Lá chắn ASEAN (ASEAN SHIELD) tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với thảm họa thiên tai, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, Chiến lược hợp nhất Cách mạng công nghiệp 4.0 cho ASEAN.
Ứng phó và phục hồi sau đại dịch là nội dung được trao đổi nhiều trong bối cảnh dịch bệnh tái bùng phát ở nhiều nước trong khu vực, cùng với sự xuất hiện của những biến chủng mới. Các bộ trưởng nhấn mạnh cần đẩy mạnh hợp tác ứng phó, đặc biệt là về vaccine, trong đó ASEAN cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vaccine.
Các nước đề nghị khẩn trương triển khai Kế hoạch hành động ASEAN về an ninh và tự cường vaccine, Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN về ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp cũng như Khung phục hồi tổng thể ASEAN.
Trước diễn biến phức tạp tại Biển Đông, các bộ trưởng tái khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, bày tỏ quan ngại về tình trạng bồi đắp và các sự việc nghiêm trọng, trong đó có vấn đề gây tổn hại đến môi trường biển.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định hòa bình, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước, song khu vực này vẫn chứng kiến các hành động trái với luật pháp quốc tế, đề nghị ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc và đề cao luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982.
Biến thể Delta thay đổi cục diện chống dịch của Mỹ Theo tài liệu nội bộ của CDC Mỹ, người đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và lây truyền cho người khác, khiến giới chức đưa ra các khuyến nghị mới. Tài liệu được được trình bày trong một cuộc họp của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cuối tháng 7, ghi lại nỗ lực của...