Nghiên cứu nguồn gốc COVID-19, giới khoa học Anh phát hiện điều sửng sốt
Nghiên cứu nguồn gốc COVID-19, các nhà khoa học Anh phát hiện sự bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán có thể không phải vào tháng 12.2019.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge, Anh điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 đã phân tích một số lượng lớn các chủng từ khắp nơi trên thế giới và tính toán rằng sự bùng phát ban đầu xảy ra ở phía nam chứ không phải trung tâm thành phố Vũ Hán, trong khoảng thời gian từ ngày 13.9 đến ngày 7.12.2019.
“Virus này có thể đã biến đổi thành dạng cuối cùng để lây sang người từ vài tháng trước đó, nhưng vẫn tồn tại trong dơi hoặc một động vật khác, hoặc thậm chí là ở trong người vài tháng mà không lây nhiễm cho các cá thể khác” – SCMP dẫn lời Peter Forster, nhà di truyền học của Đại học Cambridge cho biết hôm 16.4.
“Sau đó, nó bắt đầu lây nhiễm và lây lan ở người từ ngày 13.9 đến ngày 7.12, tạo ra mạng lưới mà chúng tôi trình bày trong tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS)” – ông Forster cho hay.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích các chủng bằng cách sử dụng một mạng lưới phát sinh gen – một thuật toán học có thể lập bản đồ sự di chuyển toàn cầu của các sinh vật thông qua sự đột biến gene của chúng.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định vị trí của bệnh nhân số 0 và hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ các nhà khoa học ở Trung Quốc, nhưng một số dấu hiệu ban đầu khiến họ tìm hiểu sâu các khu vực ở phía nam Vũ Hán, nơi các ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào tháng 12.
“Những gì chúng tôi xây dựng lại trong nghiên cứu là sự lây lan đáng kể đầu tiên từ người sang người” – Forster cho hay.
Nhóm nghiên cứu Cambridge gần đây cũng công bố nghiên cứu trên tạp chí PNAS trong tháng này, phát hiện ra rằng hầu hết các chủng virus được lấy mẫu ở Mỹ và Australia gần giống virus ở dơi hơn so với các chủng phổ biến của các bệnh nhân khắp Đông Á. Trong khi đó, loại virus chủ yếu ở Châu Âu là hậu duệ của biến thể Đông Á.
Nhưng nghiên cứu đó chỉ nhìn vào 160 chủng đầu tiên được thu thập sau cuối tháng 12. Trong nghiên cứu mới, Forster và các đồng nghiệp từ một số viện nghiên cứu bao gồm Viện Di truyền học pháp y ở Munster, Đức, đã mở rộng cơ sở dữ liệu để bao gồm 1.001 trình tự bộ gene đầy đủ chất lượng cao được các nhà khoa học trên toàn cầu công bố.
Càng phân tích nhiều chủng loại, càng có thể theo dõi chính xác nguồn gốc và sự lây lan của COVID-19.
Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Cambridge cũng đặt ra một số câu hỏi mới. Chủng virus đầu tiên được phân lập và báo cáo bởi các nhà khoa học Trung Quốc thực sự trẻ hơn chủng ban đầu gây ra dịch COVID-19. Việc tại sao Mỹ có nhiều chủng di truyền gần virus dơi hơn so với ở Vũ Hán đã khuấy động các cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng nghiên cứu.
SONG MINH
Đại học Quốc gia Hà Nội lên phương án cho kỳ thi tuyển sinh riêng
Đại học Quốc gia Hà Nội đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng nếu Bộ GD-ĐT không tổ chức thi THPT quốc gia năm 2020.
Sinh viên Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội - Ảnh Ngọc Diệp
Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo, đại học này đã lên phương án sẵn sàng tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng trong trường hợp Bộ GD-ĐT không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo kế hoạch tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố trước đó, năm 2020, các đơn vị trực thuộc đại học này thực hiện tuyển sinh đại học chính quy theo các phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng và xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế.
Tuy nhiên, hôm nay, 17.4, Ban Tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội đã quyết định, trong trường hợp kỳ thi THPT quốc gia không thể tổ chức được theo kế hoạch, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ triển khai kỳ thi tuyển sinh riêng theo hình thức đánh giá năng lực rút gọn. Nội dung thi gồm hợp phần thi môn toán - hợp phần (hoặc bài luận) môn ngữ văn, ngoại ngữ... để xét tuyển.
Thí sinh được sơ loại kết quả học tập bậc THPT trước khi dự kỳ thi riêng của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thông tin chi tiết về việc đăng ký và điều kiện dự thi sẽ được thông báo trước ngày 30.5.
Trường hợp phải tiếp tục cách ly xã hội đến tháng 8, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ xem xét việc xét tuyển thí sinh dựa trên kết quả học tập bậc THPT kết hợp với các hình thức kiểm tra đánh giá từ xa.
Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn giữ phương án xét tuyển thẳng gồm: thí sinh có các chứng chỉ quốc tế hoặc có kết quả của các kỳ thi chuẩn hóa quốc tế, thí sinh có chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge, Anh (Cambridge International Examinations A-Level, UK; gọi tắt là chứng chỉ A-Level); thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội; thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn toán hoặc môn văn).
Các tiêu chí xét tuyển thẳng được công bố vào đầu tháng 5.
Năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh 10.320 chỉ tiêu với 131 ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 14 ngành đào tạo mới thích nghi với thị trường lao động mới.
Nhiều ngành học mới được thiết kế phục vụ đào tạo nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến cuộc cách mạng chuyển đổi số và các vấn đề mới như: khoa học dữ liệu, kỹ thuật điện tử và tin học; khoa học và công nghệ thực phẩm; công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường; marketing, Nhật Bản học, điều dưỡng, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học...
Quý Hiên
Phát hiện gien chịu trách nhiệm tái sinh tế bào cơ tim Theo EurekAlert, một nhóm nghiên cứu quốc tế gồm các nhà khoa học Anh, Đức và Áo đã phát hiện ra gien chịu trách nhiệm tái sinh tế bào cơ tim. Suy tim ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm và số ca mắc bệnh ngày một tăng theo đà tăng dân số - Ảnh: archyworldys.com Tiến...