Nghiên cứu mua tin, thưởng người cung cấp tin ATGT
Tại cuộc họp chiều 28/1, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu nghiên cứu việc mua thông tin ATGT để khuyến khích người dân tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông.
Thông tin về ATGT trên đường từ người dân sẽ giúp cơ quan chức năng nhanh chóng có biện pháp khắc phục
Đề xuất phạt lái xe ô tô nghe điện thoại
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ GTVT) Hồ Hữu Hòa cho biết, tháng 1/2015, Bộ GTVT cơ bản hoàn thành kế hoạch xây dựng VBQPPL (23 đề cương chi tiết). Bộ GTVT cũng đã rà soát, bổ sung vào chương trình 23 văn bản khác gồm một nghị định, ba quyết định, 16 thông tư, hai quy chuẩn và một thông tư của Bộ, ngành khác.
Liên quan đến các quy định xử phạt trong lĩnh vực ATGT, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng đề nghị bổ sung một số quy định để giải quyết vấn đề cấp bách. Ngoài đề xuất đưa Luật GTĐB vào chương trình sửa đổi luật 2016, ông Hùng cũng kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thường vụ Quốc hội bổ sung một số quy định vào Nghị quyết để áp dụng trước. Cụ thể là quy định về người lái xe ô tô không được nghe điện thoại trong khi lái xe. “Hiện chúng ta mới quy định đi xe máy không được sử dụng điện thoại còn ô tô thì không”, ông Hùng nói.
“Mục tiêu của Bộ GTVT là hướng tới sự hài lòng hơn của người dân và doanh nghiệp, do đó VBQPPL cũng phải theo đó mà xây dựng. Đảm bảo người dân sống và làm việc theo pháp luật, song phải khuyến khích người dân tuân thủ chứ không phải lo chống đối, đảm bảo người bị phạt tâm phục, khẩu phục, khuyến khích người làm tốt rồi phải làm tốt hơn”. Bộ trưởng Đinh La Thăng
Cùng đó, ông Hùng đề nghị bổ sung quy định liên quan đến việc thắt dây an toàn cho người ngồi sau xe ô tô. Về việc sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc xử lý xe quá tải, ông Hùng đề xuất bổ sung chế tài với chủ phương tiện sử dụng xe quá hạn đăng kiểm hoặc xe hết niên hạn.
Video đang HOT
“Hiện đã xử phạt nhưng rất nhẹ, chỉ từ 1 – 2 triệu đồng với cá nhân vi phạm và 3 – 4 triệu đồng với tổ chức vi phạm. Như thế không ăn thua. Đối với xe quá hạn đăng kiểm, cần tăng nặng hình thức xử phạt. Kèm theo đó phải nộp phạt rồi mới cấp đăng kiểm tiếp. Thậm chí, chậm bao nhiêu tháng thì trừ luôn bấy nhiêu tháng đó. Đối với xe hết niên hạn, nếu chủ xe vi phạm, cố tình cho lưu hành, cần áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện, bán đấu giá hoặc tiêu hủy”, ông Hùng kiến nghị.
Theo báo cáo của Cục Đăng kiểm VN, cả nước hiện có khoảng 120 nghìn xe hết niên hạn. Trong số này, trừ một số không nhiều xe đã được giải bản, số phương tiện hết niên hạn sử dụng nhưng vẫn được lưu hành còn khá nhiều. “Trong quá trình chờ bổ sung quy định, đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ đưa vào Nghị quyết Chính phủ thường kỳ để thực hiện trước”, ông Hùng nói.
Siết chặt quản lý xe 3 bánh
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục nêu hàng loạt vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu trong thời gian tới, cụ thể là việc quản lý xe ba bánh. “Cần nghiên cứu kỹ xem có cho phép xe ba bánh hoạt động ở các thành phố nữa không? Làm cách nào để chấm dứt xe ba bánh hoạt động kinh doanh? Chúng ta chỉ cấm xe ba bánh hoạt động kinh doanh chứ không cấm xe ba bánh được sử dụng là phương tiện đi lại của thương binh”, Bộ trưởng nói.
Với vấn đề xe quá tải phá nát hạ tầng giao thông, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu bổ sung vào tội phá hoại tài sản quốc gia để đưa vào xử lý hình sự, đồng thời xử lý cả chủ phương tiện chứ không chỉ riêng lái xe. Bộ trưởng cũng đặt câu hỏi về việc làm thể nào để cải cách hành chính trong quy trình thủ tục xử phạt sao cho dễ dàng, đơn giản hơn.
Đặc biệt, Bộ trưởng cũng đặt vấn đề mua tin và thưởng cho người cung cấp thông tin liên quan đến ATGT, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng nghiên cứu áp dụng. “Nếu làm được như vậy, người dân sẽ vào cuộc phát hiện vi phạm. Người vi phạm giao thông nghĩ lúc nào cũng có người giám sát nên sẽ chấp hành nghiêm hơn các quy định”, Bộ trưởng nói.
Theo NTD
Xe máy chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ
- Tai nạn giao thông đối với người đi xe máy ở Việt Nam chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ. Do vậy, cần phải tăng cường quản lý nhằm bảo đảm an toàn, kéo giảm nguy cơ tai nạn cho hoạt động tham gia giao thông của người đi mô tô, xe máy.
Đây là khẳng định của ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia tại cuộc họp báo về Hội thảo "Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo đảm an toàn giao thông cho người đi môtô, xe máy" sẽ được tổ chức vào ngày 18//11 tới.
Theo số liệu của Uỷ ban ATGT Quốc gia, xe máy hiện đang là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Việt Nam, chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao thông hiện đang hoạt động trên cả nước.
Tai nạn giao thông đối với người đi xe máy ở Việt Nam chiếm hơn 70% số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Cùng với những ưu điểm nổi trội như tính cơ động cao, linh hoạt, giá thành rẻ... trong những năm tới đây, xe máy sẽ vẫn tiếp tục là phương tiện đi lại quan trọng của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, xe máy là phương tiện có nguy cơ tai nạn giao thông cao nhất trong số những phương tiện cơ giới đường bộ.
Chứng minh điều này, ông Khuất Việt Hùng đưa ra con số so sánh, năm 2013, tai nạn giao thông đô thị chiếm tới 42% nhưng đến thời điểm này của năm 2014 chỉ còn 32%. Như vậy, tai nạn giao thông ngoài đô thị là cao, đặc biệt là khu vực nông thôn và các vụ tai nạn xảy ra chủ yếu là do người điều khiển xe gắn máy.
Bên cạnh đó, ông Hùng cũng nhấn mạnh, người dân ở khu vực nông thôn ý thức chấp hành Luật giao thông còn kém, tình trạng người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm vẫn còn khá nhiều.
Trong khi đó, lực lượng CSGT số lượng ít, chỉ tập trung xử phạt mà chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền đến người dân.
Nhà sản xuất xe máy phát mũ bảo hiểm cho khách
Nhằm nâng cao công tác tuyên truyền, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng đã làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) phát mũ bảo hiểm cho khách hàng mới mua xe; phát động nhà sản xuất tuyên truyền, tập huấn nâng cao an toàn; hình thành quỹ nghiên cứu xe máy và đẩy mạnh nghiên cứu xe máy an toàn, thân thiện.
Đề cập đến công tác sơ cứu cho người bị TNGT, ông Hùng cho biết, trong thời gian qua, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã tiến hành đào tạo sơ cứu cho các lái xe, người dân sinh sống dọc tuyến quốc lộ, tăng khả năng sơ cấp cứu trạm y tế cấp xã, huấn luyện kỹ năng sơ cứu cho cá nhóm du lịch...
"Tất cả các giải pháp đang thực hiện đồng bộ nhằm giảm nạn nhân bị thương, tử vong vì TNGT thông đặc biệt là kỹ năng sơ cấp cứu ở địa phương nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu. Năm 2015, công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ cấp cứu người bị tai nạn giao thông tại địa bàn nông thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban ATGT Quốc gia", ông Hùng cho biết.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Bộ GTVT cảnh báo hiện tượng "người quen của Bộ trưởng Thăng" Lần đầu tiên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải ra văn bản lên tiếng về hiện tượng một số người đến hoặc gọi điện thoại đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT và xưng là người thân, quen của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Trụ sở Bộ GTVT tại số 80 Trần Hưng Đạo - Hà Nội Văn bản...