Nghiên cứu mới về sự lây lan của Covid-19
Nhiều số liệu mới giúp củng cố quan điểm SARS-CoV-2 lây lan chậm hơn ở các nước xứ nóng.
Theo New York Times, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh ở nhiệt độ từ 3-17 độ C. Vì vậy, những vùng khí hậu ấm có khả năng lây nhiễm Covid-19 thấp hơn.
Cũng theo nghiên cứu này, các nước gần xích đạo và ở khu vực Nam Bán cầu được ghi nhận có số ca nhiễm thấp hơn 6% so với toàn cầu.
Video đang HOT
Nhiều số liệu mới giúp củng cố quan điểm SARS-CoV-2 lây lan chậm hơn ở các nước xứ nóng.
“Bất kỳ nơi nào có nhiệt độ lạnh, số ca nhiễm đều tăng nhanh hơn. Có thể thấy ở châu Âu, dù hệ thống y tế được xem là hàng đầu nhưng vẫn có số ca nhiễm tăng đột biến”, ông Qasim Bukhari, nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Công nghệ Massachusetts nói.
Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên AIDS toàn cầu tại Mỹ cho biết, đại dịch này giống với SARS năm 2003. Nhưng vì nó bùng nổ ở Trung Quốc và Hàn Quốc nên việc xác định các triệu chứng có giống với SARS hay không trở nên khó khăn.
Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha và Phần Lan cũng cho biết chủng virus này sống ở những vùng có nhiệt độ thấp, khô ráo.
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến sự lây lan cũng có thể dễ dàng nhìn thấy tại Mỹ. Các khu vực có nhiệt độ ấm như Arizona, Florida và Texas, có mức bùng phát chậm hơn so với các bang lạnh như Washington, New York và Colorado. Những bang như California có mức bùng phát dịch trung bình do nhiệt độ không quá lạnh hoặc nóng.
Chính phủ Trung Quốc cũng từng công bố báo cáo với nội dung như vậy. Trong giai đoạn bùng phát dịch, tỷ lệ nhiễm bệnh ở các thành phố cận nhiệt thấp hơn vùng lạnh
“Chúng ta cần biện pháp phòng ngừa chặt chẽ hơn, nhiệt độ nóng có thể giảm khả năng lây lan nhưng không đồng nghĩa sẽ không có sự lây nhiễm”, ông Bukhari nói thêm. Dù khó phát triển ở vùng có khí hậu nóng, nhưng loại virus này vẫn có thể tồn tại vài giờ trên bề mặt và không khí.
Theo Jarbas Barbosa, trợ lý giám đốc văn phòng khu vực châu Mỹ của tổ chức y tế WHO, sẽ mất từ 4-6 tuần nữa để có thể xác định rõ ràng hơn về cách mà Covid-19 phát triển ở thời tiết khác nhau. Đồng thời, hiện còn nhiều bí ẩn về Covid-19 chưa được khám phá nên không rõ vào mùa thu sắp tới, SARS-CoV-2 có phát triển mạnh mẽ hay không.
"Trầm trồ" với hệ thống đường ray chuyển làn tự động của Nhật Bản
Khả năng chuyển làn tự động, một cách nhanh chóng và nhịp nhàng của các đường ray ở Nhật, sẽ khiến bạn phải trầm trồ về sự hiện đại của hệ thống vận tải của đất nước này.
Châu Á là khu vực có hệ thống đường sắt một ray đang vận hành lớn nhất thế giới. Ở Nhật Bản, kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, hệ thống đường sắt một ray trở nên phổ biến một cách nhanh chóng. Ngày nay, hệ thống tàu chạy trên đường sắt một ray ở Tokyo được đánh giá là đông đúc nhất thế giới, với lượng hành khách trung bình đạt đến 130.000 người mỗi ngày. Nếu tính từ năm 1964 đến nay, hệ thống này đã chuyên chở được hơn 1,5 tỷ lượt khách.
Là một hệ thống giao thông quan trọng, đương nhiên đường sắt một ray ở Nhật Bản sẽ được ứng dụng những công nghệ cực kỳ tiên tiến, vốn là thế mạnh của đất nước mặt trời mọc. Thước phim ghi lại khả năng chuyển làn tự động, một cách nhanh chóng và nhịp nhàng của các đường ray ở Nhật dưới đây, sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào sự hiện đại của hệ thống vận tải này:
Minh Nhật
Theo dantri.com.vn/HDVideoRidha
Mỏ sản xuất nhiều đá cẩm thạch nhất thế giới, giá trị 1,1 tỷ USD Mỏ đá này thậm chí còn được dùng làm phim trường cho một bộ phim James Bond. Một hình ảnh của mỏ đá Cava Querciola. Đá cẩm thạch Cararra là một trong những loại đá đẹp và quý nhất trên thế giới. Một phiến đá này đang được bán với giá 400 USD cho một mét vuông, và đang được sử dụng trong...