Nghiên cứu mới về mức hủy diệt của thảm họa sóng thần Storegga
Một nghiên cứu mới cho rằng nhiều thành phố ở bờ biển Scotland sẽ bị tàn phá, nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại.
Nhóm nhà khoa học từ các trường đại học Sheffield, St Andrews và York mới công bố một nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thiệt hại của trận sóng thần Storegga, xảy ra từ 8.200 năm trước, Guardian đưa tin.
Nghiên cứu cho rằng khoảng 595 km bờ biển của Scotland sẽ chịu ảnh hưởng nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại. Do đó, một trận sóng thần như Storegga có thể gây ra nhiều hậu quả khủng khiếp hơn xưa.
Ảnh chụp một vùng bờ biển của Scotland. Ảnh: Getty .
Nghiên cứu đưa ra kết luận dựa vào mật độ dân số dày đặc ở vùng bờ biển và mực nước biển cao hơn bình thường. Những yếu tố này sẽ phá hủy các khu cảng và bờ biển của nhiều thành phố, bao gồm Arbroath, Stonehaven, Aberdeen, Inverness và Wick.
Nghiên cứu đã thiết lập một bản đồ tác động nhằm ước tính khả năng di chuyển của của trận sóng thần cổ đại. Theo đó, trận sóng có thể di chuyển 29 km vào đất liền. Khoảng cách này đủ để phá hủy hoàn toàn một thị trấn như Montrose, nơi có 12.000 dân đang sinh sống.
Giáo sư địa lý Mark Bateman từ Đại học Sheffield là tác giả chính của nghiên cứu. Ông Bateman cho biết: “Trận sóng thần Storegga đã được nhiều người biết đến, nhưng đây là lần đầu chúng tôi có thể thiết lập mô hình sóng thần”.
Video đang HOT
“Những vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra một đợt sóng thần. Mô hình này giúp chúng tôi tìm hiểu về quá khứ, để xác định xem Scotland đã và có thể bị ảnh hưởng như thế nào”, ông Bateman chia sẻ.
Trận sóng thần Storegga được coi là thảm họa thiên nhiên lớn nhất từng xảy ra ở Anh trong suốt 11.000 năm qua. Nó là hệ quả của nhiều vụ sạt lở đất ngầm tại biển Na Uy.
Lăng mộ có cỗ quan tài lớn hơn hoàng đế cùng thời: Đội khảo cổ chuẩn bị mở nắp thì có người tới ngăn cản!
Nhân vật được chôn trong lăng mộ có công cán gì mà lại sở hữu cỗ quan tài to hơn cả vị hoàng đế đang tại vị?
Nhà nước phong kiến Trung Hoa luôn có những quy định nghiêm ngặt về quy chế an táng, xây dựng mộ phần. Trong đó có quy định tất cả mọi chi tiết, từ quan tài cho đến hình dáng lăng mộ, của tất cả mọi người đều không được phép xây dựng lớn hơn, hoành tráng hơn của vua.
Nếu như ai dám vi phạm quy tắc này có nghĩa là chủ nhân của ngôi mộ đã phạm tội phản quốc. Trong lịch sử khảo cổ học, hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào phá vỡ quy tắc xây lăng.
Ngôi mộ bị các công nhân phá hủy để lấy đồ tùy táng (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Tuy nhiên, vào năm 2013, nhóm khảo cổ đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ từ thời nhà Minh ở huyện Hạ Tân, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ngôi mộ là lăng mộ của Quách Tứ Duy - Phó đô ngự sử nhà Minh (chức quan chuyên trách can gián những việc làm không đúng hoặc chưa tốt của quan lại).
Lăng mộ của ông được tình cờ tìm thấy lăng mộ trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên điều mà các nhà khảo cổ học không thể ngờ là những công nhân này đã phá bỏ lăng mộ, và đồ tùy táng trong lăng đã bị lấy đi.
Khi đoàn khảo cổ đến nơi, lăng mộ bị phá hủy và hầu như không còn giá trị nghiên cứu. Trong lăng chỉ còn trơ trọi chiếc quan tài và tứ tượng bằng đá.
Quan tài hoành tráng hơn vua Thanh
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hai tấm bia đá có khắc chữ, một tấm có dòng chữ "Mộ Quách Tứ Duy Phó đô ngự sử nhà Minh", tấm bia còn lại ghi " Mộ của hiền nữ họ Hứa" nên đã xác định chủ nhân của ngôi mộ là của vợ chồng phó đô ngự sử Quách Tứ Duy.
Hai tấm bia quan trọng được tìm thấy (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Kích thước cỗ quan tài trong mộ cũng rất lớn: Dài 3,4m, cao 1,1m, rộng 1,5m, lớn hơn so với kích thước quan tài của các đại thần, kích thước của nó thậm chí còn lớn hơn quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch (hoàng đế tại vị trong thời đại Quách Tứ Duy làm quan).
Làm sao một đại thần lại được chôn cất trong cỗ quan tài có kích thước lớn như vậy? Để giải quyết thắc mắc, các nhà khảo cổ đã quyết định mở nắp quan tài với hy vọng trong đó sẽ có những giải thích về kích thước bất thường.
Hai tấm bia quan trọng được tìm thấy (Nguồn: Baijiahao.baidu).
Tuy nhiên các nhà khảo cổ đã gặp phải trở ngại lớn, khi trưởng làng nơi tìm ra lăng mộ đã nhận mình là con cháu của Quách Tứ Duy và phản đối gay gắt việc các nhà khảo cổ mở quan tài.
Trưởng làng cũng yêu cầu đội khảo cổ bắt những công nhân xây dựng đã phá hủy lăng mộ của tổ tiên ông và chôn cất lại.
Sau nỗ lực thuyết phục, trưởng làng cũng chịu thỏa hiệp với đội khảo cổ. Với sự giúp đỡ của cảnh sát, đội khảo cổ đã bắt giữ 5 kẻ tình nghi là kẻ cướp phá các di tích văn hóa. Bí ẩn về kích thước lăng mộ của Quách Tứ Duy cũng được làm sáng tỏ.
Trong quan tài có chiếc đĩa ngọc đã ghi lại cuộc đời của chủ nhân ngôi mộ.Hóa ra là Quách Tứ Duy rất được hoàng đế Vạn Lịch trọng dụng do đã có công sửa chữa và xây dựng Vạn Lý Trường Thành và trông coi trong nơi này gần 10 năm.
Nguyên nhân cái chết của ông là do làm việc quá sức. Để bày tỏ sự kính trọng đối với ông và đền bù cho lòng trưởng trung thành của một vị quân thần, hoàng đế đã ra lệnh chôn cất ông trong một quan tài có kích thước như vậy.
Sau khi bắt được những kẻ tình nghi, số đồ tùy táng cũng được đoàn khảo cổ thu hồi, bao gồm cặp tóc vàng, thắt lưng ngọc bích và các đồ vật khác, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Sơn Đông.
Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh Những con vịt ở đây đã được chọn lọc nhân tạo để chuyên đẻ ra những quả trứng 2 lòng đỏ phục vụ món trứng vịt muối trứ danh. Đặc trưng sông nước giúp khu vực Gaoyou phát triển nghề nuôi vịt. Trong một chuyến du lịch đến Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, tôi ghé vào một quán ăn nhỏ để...