Nghiên cứu mới về lây lan Covid-19 trên chuyến bay từ Anh tới Việt Nam hồi tháng 3
Một nữ hành khách nhiễm Covid-19 được cho là đã vô tình lây nhiễm cho 15 người khác trên chuyến bay kéo dài 10 tiếng từ Anh tới Việt Nam, hồi tháng 3.
Ảnh minh họa: Getty Images
Theo NY Daily News, thời điểm chiếc máy bay cất cánh từ London, Anh tới Hà Nội, Việt Nam hồi tháng 3 cũng là lúc dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng ở châu Âu. Khi máy bay hạ cánh xuống thủ đô Hà Nội, 12 hành khách ở hạng thương gia, 2 hành khách hạng phổ thông và một thành viên phi hành đoàn đã bị lây nhiễm Covid-19.
Nghiên cứu mới của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), dự kiến công bố vào tháng 11/2020, xác định một nữ doanh nhân 27 tuổi, đến từ Việt Nam, có thể là nguồn lây nhiễm. Nữ hành khách này đã ở London hồi đầu tháng 1/2020 và bị đau họng trước khi lên máy bay trở về nhà.
Thời điểm đó, chỉ có một vài ca nhiễm Covid-19 ở Anh nên việc đeo khẩu trang chưa được yêu cầu trên các chuyến bay. Hôm 1/3, chuyến bay chở nữ hành khách 27 tuổi khởi hành.
“Nữ hành khách ngồi ở hạng thương gia và ngoài đau họng, cô còn bị ho trong suốt chuyến bay”, các nhà nghiên cứu cho hay. 5 ngày sau, nữ hành khách tới bệnh viện xét nghiệm và có kết quả dương tính với Covid-19.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi và lấy mẫu xét nghiệm tất cả 217 hành khách cùng thành viên phi hành đoàn trên chuyến bay.
Theo nhận định của nhóm nghiên cứu, không có cách nào khác khiến 15 người trên máy bay bị lây nhiễm Covid-19, ngoại trừ việc tiếp xúc với nữ hành khách 27 tuổi.
“Con đường lây nhiễm có thể nhất trong suốt chuyến bay là các sol khí hoặc giọt dịch nhỏ từ nữ hành khách nhiễm Covid-19. Việc tiếp xúc với nữ hành khách nhiễm Covid-19 cũng có thể xảy ra ở khu vực sân bay, nhất là các hành khách hạng thương gia trong khu vực phòng chờ trước khi khởi hành hoặc khi đang lên máy bay”, các nhà nghiên cứu viết.
Theo Forbes, một nghiên cứu thứ hai cũng xem xét trường hợp 4 người bị nhiễm Covid-19 trên chuyến bay từ Boston (Mỹ) tới Hong Kong (Trung Quốc) hồi tháng 3.
Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu cho biết: “Với lịch sử các trường hợp và kết quả phân tích trình tự, điều có khả năng xảy ra nhất là một hoặc cả hai hành khách A và B nhiễm Covid-19 ở Bắc Mỹ rồi lây lan cho các tiếp viên hàng không C và D trên chuyến bay.
Vị trí duy nhất mà 4 người này ở gần nhau trong một thời gian dài là trên máy bay. Kết quả của chúng tôi cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây lan trên máy bay và các biện pháp kiểm soát lây lan phải tiếp tục được sử dụng”.
Khẩu trang đều không được yêu cầu sử dụng bắt buộc trong cả 2 trường hợp trên. Khi các nhà nghiên cứu nhận định, khẩu trang là một công cụ hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, họ đã kêu gọi bổ sung các biện pháp phòng ngừa và quy trình sàng lọc trên máy bay.
“Nguy cơ lây lan SARS-CoV-2 trên các chuyến bay dài là có thật và có khả năng gây ra các ổ dịch Covid-19 với quy mô lớn, ngay cả trong môi trường như hạng thương gia, được bố trí chỗ ngồi rộng rãi”, nghiên cứu kết luận.
Tờ Washington Post hôm 20/9 đưa tin, CDC phát hiện có gần 11.000 người Mỹ bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trên máy bay.
3 nước châu Âu bác yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông
Anh, Pháp, Đức ngày 16/9 gửi công hàm chung lên LHQ, phản bác các yêu sách phi lý về "đường cơ sở thẳng" và "quyền lịch sử" của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong công hàm, Anh, Pháp và Đức, còn gọi là Nhóm E3, nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) là "khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương", đồng thời nhấn mạnh rằng tính toàn vẹn của công ước cần được duy trì.
Nhóm E3 khẳng định các thành viên phải tôn trọng quyền đi qua vô hại, tự do hàng hải và hàng không được quy định trong UNCLOS, đặc biệt là ở Biển Đông. Ba nước cũng bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông.
Đá Subi của Việt Nam bị Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Ảnh: DigitalGlobe.
Công hàm chung của ba nước châu Âu khẳng định việc Trung Quốc vẽ ra cái gọi là "đường cơ sở thẳng" xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và khái niệm "quyền lịch sử" mà nước này đưa ra để đòi yêu sách với phần lớn Biển Đông không dựa trên các quy định của UNCLOS mà Trung Quốc là thành viên.
Theo đó, các điều khoản của UNCLOS đã định nghĩa đầy đủ và rõ ràng về cách xác định đường cơ sở thẳng và đường cơ sở quần đảo. Bởi vậy, việc Trung Quốc, một quốc gia lục địa, đơn phương vẽ cái gọi là "đường cơ sở thẳng" ở quần đảo Hoàng Sa là "không có cơ sở pháp lý".
"Những tuyên bố liên quan đến việc thực thi quyền lịch sử ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS", công hàm của Nhóm E3 nhấn mạnh.
Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông ngày 12/7/2016 "rõ ràng đã xác nhận điểm này", công hàm có đoạn.
Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông và đặt tên cho các thực thể.
Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'".
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật quốc tế và UNCLOS, nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
Anh kêu gọi chấm dứt biểu tình chống phân biệt chủng tộc vì lo ngại lây lan Covid-19 Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự. Bất chấp các lời cảnh báo và kêu gọi từ các chính quyền về việc tránh tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tại nhiều thành phố lớn tại châu...