Nghiên cứu mới: Trái đất hình thành ‘từ những hạt bụi’, và nhanh hơn ta tưởng
Nếu giả sử hệ mặt trời hình thành trong vòng 24 giờ, thì Trái đất chỉ mất 1 phút 30 giây để tượng hình.
Minh họa về đĩa phôi hành tinh xung quanh mặt trời SHUTTERSTOCK
Trái đất chỉ mất khoảng 5 triệu năm để thành hình, theo Trung tâm Hình thành Sao và Hành tinh (StarPlan) tại Viện Toàn cầu thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch).
Nếu xem sự tồn tại hơn 4,6 tỉ năm của hệ mặt trời tương đương với một ngày, 5 triệu năm để thai nghén và khai sinh Trái đất chỉ mất vỏn vẹn 1 phút 30 giây, theo báo cáo đăng trên tạp chí Science Advances.
Video đang HOT
Nghiên cứu mới này cũng cho rằng địa cầu đã được tạo ra theo một phương thức hoàn toàn khác với giả thuyết trước đây, với các mảnh bụi dần dần kết dính vào nhau để tạo nên phôi Trái đất.
Lâu nay, giới nghiên cứu cho rằng hành tinh của chúng ta hình thành khi các thiên thể lớn lao vào nhau, theo thời gian tạo nên Trái đất sau hàng chục triệu năm.
Tuy nhiên, báo cáo mới cho rằng địa cầu là kết quả của một quá trình nhanh chóng hơn, khi các vật thể nhỏ kết tụ lại.
“Về cơ bản, chúng ta bắt đầu từ những hạt bụi”, tác giả cuộc nghiên cứu, trợ lý giáo sư Martin Schiller kết luận.
Trái đất vừa tóm được một 'mặt trăng' mới
Trái đất của chúng ta bằng cách nào đó đã thu hút được một "mặt trăng mini" với kích thước cỡ bằng ô tô, theo AFP dẫn lời các nhà thiên văn học vừa phát hiện về sự tồn tại của nó.
Mô phỏng 1 tiểu hành tinh xoay quanh địa cầu AFP/GETTY
Mặt trăng mini, có đường kính từ 1,9 - 3,5m, hôm 15.2 đã lọt vào ống kính của các nhà nghiên cứu Kacper Wierzchos và Teddy Pruyne, những người tham gia Cuộc khảo sát bầu trời Catalina do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ, theo AFP hôm 27.2.
"TIN QUAN TRỌNG, Trái đất vừa bắt được một vật thể/nhiều khả năng là mặt trăng mini, và được gọi là 2020 CD3", theo nhà thiên văn học Wierzchos thông báo trên Twitter.
Ông cho rằng đây là điều đáng chú ý vì 2020 CD3 là vật thể thứ hai ngoài mặt trăng được ghi nhận xoay quanh Trái đất. Vật thể đầu tiên là 2006 RH120, cũng do Cuộc khảo sát bầu trời Catalina phát hiện.
Hành trình của "mặt trăng" mới cho thấy nó đã lặng lẽ đi vào quỹ đạo quanh địa cầu cách đây 3 năm mà không gây ra bất cứ sự chú ý nào.
Trung tâm các tiểu hành tinh của Đài thiên văn vật lý học thiên thể Smithsonian thông báo không hề phát hiện sự liên hệ giữa 2020 CD3 và vật thể có nguồn gốc nhân tạo, hàm ý rằng nó nhiều khả năng là chỉ một tiểu hành tinh bị trọng lực Trái đất bắt làm "tù binh".
Tỉ phú Elon Musk cũng xác nhận "mặt trăng" mới không phải là chiếc ô tô Telsa Roadster mà ông đã phóng lên vũ trụ vào năm 2018, vì chiếc xe này đang xoay quanh mặt trời.
Theo tính toán của giới thiên văn học, 2020 CD3 sẽ không bám trụ lâu trên quỹ đạo quanh Trái đất, và có lẽ sẽ thoát được vòng kiềm tỏa của trọng lực địa cầu vào tháng 4.
Điều gì xảy ra nếu chia nửa Trái Đất cho động vật? Nếu con người chia nửa Trái Đất cho các loài hoang dã, sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu có thể sẽ giảm bớt.