Nghiên cứu mới: Tổ tiên loài người đã lai với một giống người bí ẩn, vẫn còn cả dấu vết gen trong người hiện đại
Khoa học chưa có mấy dấu vết về giống người cổ đại này. Họ có thể là ai?
Khi vẽ bản đồ gen để theo dõi quá trình tiến hóa của ADN loài người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra yếu tố bất ngờ: tất cả người không có nguồn gốc Châu Phi đều mang dấu vết ADN của một giống người cổ đại khác.
Ước tính, khoảng 6 tỷ người trên Trái Đất có tổ tiên gần không dính dáng tới Châu Phi sẽ mang 1-2% gen của người Neanderthal, họ hàng gần với loài người Homo Sapien chúng ta. Còn với người Đông Á và Châu Đại dương, họ sẽ có một lượng nhỏ gen của giống người Denisovan, một họ hàng gần khác của Homo sapien.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên Science Advances nhận định rằng những con người đầu tiên sống tại đất Châu Phi đã giao phối với những giống người cổ xưa – những loài họ hàng (hiện đã tuyệt chủng) với Homo sapien. Việc giao phối với người khác giống bắt đầu xuất hiện khi tổ tiên Homo sapien của chúng ta rời Châu Phi, tìm tới những vùng đất mới. Đó cũng là lúc tổ tiên con người đã nhận về gen của người Neanderthal và Denisovan.
Từ đây, ta lại có thêm khám phá mới. Trước đây, nghiên cứu gen trên người hiện đại chỉ ra rằng một sự kiện di cư lớn diễn ra cách đây 100.000 năm đã khiến gen chúng ta có dấu vết của những loài khác Homo sapien.
Chúng ta vẫn có thể tự tin nhận định rằng đa số (khoảng từ 92% tới 98%) số người sống ngoài Châu Phi có gốc gác từ những người di cư khỏi Châu Phi hồi 100.000 năm trước. Nhưng giờ, bằng chứng mới cho thấy số % người còn lại tới từ một tộc người cổ xưa, đã rời Châu Phi hàng trăm ngàn năm trước thời điểm di cư nói trên.
Tại quê hương Châu Phi, chuyện gì đã xảy ra?
Hộp sọ của Homo rhodesiensis, một giống người cổ đại đã tuyệt chủng.
Nhờ lượng gen cổ đại được bảo quản tốt trong môi trường khí hậu lạnh và khô của Âu Á (trái ngược với cái nóng ẩm của Châu Phi), ta tìm ra thêm dấu vết của việc Homo sapien lai giống với những loài khác.
Nhưng đến giờ, ta mới có thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa các tổ tiên loài người chính tại cái nôi nhân loại, Châu Phi. Nghiên cứu được xuất bản năm 2017 về 16 mẫu ADN cổ đại tìm thấy tại miền Nam Châu Phi, về những người đã sống nơi đây suốt 10.000 năm qua đã vén màn bí ẩn. Hóa ra cộng đồng người cổ đại Châu Phi phức tạp lắm, và không chỉ một giống người duy nhất đã tìm đường ra khỏi Châu Phi hồi 100.000 năm trước.
Video đang HOT
Đầu năm nay, nghiên cứu mới về mẫu gen có trên 4 người cổ đại ủng hộ những gì báo cáo khoa học năm 2017 nêu ra. Ghép các kết quả lại, ta thấy rằng đã tồn tại nhiều giống người sống thành những cụm khác nhau trên khắp Châu Phi, và dấu vết gen của nhiều giống người trong số đó vẫn còn trong người Châu Phi hiện đại.
Bên cạnh đó, ta mới phát hiện ra khả năng có một gen lạ đã hòa trộn với dân số Homo sapien cổ đại sống tại Châu Phi. Nghiên cứu mới đưa ra thêm bằng chứng về sự tồn tại của giống người cổ bí ẩn, dữ liệu cho thấy rằng 6-7% người sống tại Tây Phi có một tổ tiên bí ẩn, không phải gen Neanderthal hay Denisovan. Những mẫu gen này không phù hợp với mọi bản đồ gen loài người mà ta có.
Hộp sọ của người hiện đại (trái) và Neanderthal (phải).
Nhiều khả năng, giống người cổ đại bí ẩn này sống đã tách biệt với Homo sapien và Neanderthal vào khoảng 360.000 tới 1,02 triệu năm trước. Khám phá này đáng ngạc nhiên tới mức các nhà khoa học thận trọng vô cùng, không dám đưa ra kết luận. Họ muốn tìm hiểu sâu hơn về các mẫu ADN cổ xưa và sự đa dạng loài người tại chính Châu Phi.
Đây lại là một nghiên cứu khác khiến các nhà khoa học đau đầu; con người hiện đại là sản phẩm của cả triệu năm tiến hóa và hàng trăm ngàn năm lai giữa nhiều giống người khác nhau, và nhiều khả năng chúng ta có một tổ tiên xa xưa nào nữa mà khoa học chưa rõ.
Tham khảo The Covnersation
Theo Dink/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Những người đàn ông Ấn Độ thân thiện này không ngờ là chiến binh chuyên lấy đầu người
Những người già của bộ lạc Konyak thoạt nhìn trông khá thân thiện, tốt bụng nhưng những hình xăm trên mặt hé lộ một sự thật đen tối. Họ từng là những chiến binh săn đầu người với những dấu hiệu biểu tượng cho sự tàn sát.
Chỉ những người già của bộ lạc Konyak mới có hình xăm trên cơ thể và trên mặt.
Những người đó là thành viên bộ lạc Konyak, một nhóm khoảng 230.000 người sống ở bang Nagaland, Ấn Độ, giáp biên giới Myanmar.
Bộ lạc Konyak sống tại các ngôi làng trên đỉnh đồi, ngày nay chủ yếu làm nông. Các hình xăm trên cơ thể thường để đánh dấu sự kiện kỷ niệm lớn nào đó. Nhưng với hình xăm trên mặt, chỉ các chiến binh của bộ lạc mới có, đặc biệt là những người trở về sau các trận chiến với bộ lạc đối địch, mang theo chiến lợi phẩm là đầu của đối phương.
"Tôi không hề cảm thấy bị đe dọa hay sợ hãi. Họ rất thân thiện", Bos, một nhiếp ảnh gia người Hà Lan nói trên CNN. "Chúng ta nghĩ săn đầu người là một điều gì đó tồi tệ, độc ác nhưng với họ, đó là một phần trong cuộc sống".
Thợ săn đầu người 98 tuổi, Chen-o Khuzuthrupa.
"Tôi từng đến nơi họ sống, ở cùng họ, hỏi họ về quá khứ, về tín ngưỡng, văn hóa của họ. Điều này giúp họ cảm thấy tự nhiên hơn trước ống kính camera", Bos nói mình đã chụp ảnh các chiến binh và trải qua 4 lần thăm bộ lạc.
"Những chiến binh đó nay đã già, trong thâm tâm họ đều có nỗi buồn", Bos nói. "Các hình xăm trên mặt, trên cơ thể họ đang nhạt dần theo năm tháng. Kể từ khi người Công giáo đến truyền đạo vào nửa sau thế kỷ 19, việc săn đầu người và xăm mình đã dần trở thành lịch sử".
Các nghi thức này đã chấm dứt vào những năm 1970, theo Phejin Konyak, chắt gái của một thợ săn đầu người, nói. Phejin đã có 4 thập kỷ thu thập tài liệu, kể lại về những tín ngưỡng văn hóa đã biến mất trong lịch sử của bộ lạc.
Các thành viên bộ lạc có những hình xăm khác biệt dựa vào các sự kiện mà họ trải qua.
"Mỗi hình xăm mô tả trạng thái hoặc vòng đời của ai đó", Phejin nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Nagaland. "Những gì tôi đã làm là ghi lại tất cả các hình xăm hiện có, để chúng không bị quên lãng. Tôi cũng chép lại những bài hát, bài thơ, ghi lại tất cả trước khi chúng biến mất".
"Những thợ săn đầu người đó là những người cuối cùng tuân theo tập tục, khi họ chết, mọi thứ sẽ vĩnh viễn biến mất", Phejin nói thêm.
Nghiên cứu của Phejin Konyak, bao gồm các hình xăm và ý nghĩa của chúng, cũng xuất hiện trong các bức ảnh chụp của Bos, được đăng tải trong cuốn sách, "The Konyaks: Last of The Tattooed Headhunters", (Người Konyak: Những hình xăm cuối cùng của thợ săn đầu người).
Nhiều thành viên bộ lạc ngày nay đã mặc các trang phục của xã hội hiện đại.
Rời ngôi làng với 700 người sinh sống từ khi lên 4 tuổi, Phejin đi học trường tu, trong đó các giáo viên là nữ tu, ở Dimapur, cách nhà 300km. "Dĩ nhiên nhờ có giáo dục hiện đại mà tôi mới có thể viết nên cuốn sách này", Phejin nói. "Ở Nagaland, ngày càng nhiều người bộ tộc theo đạo Công giáo, được tiếp xúc với xã hội hiện đại. Chúng tôi chuyển từ săn đầu người sang dùng iPad một cách chóng mặt, chỉ vài thập kỷ".
Người bộ lạc xưa kia dùng cây mây sắc nhọn, rạch những đường bên dưới da để nhựa cây thấm vào, tạo thành hình xăm. Ngày nay, những tập tục này đã biến mất, các thế hệ nối tiếp của bộ lạc thậm chí còn không biết các bài hát truyền thống. "Nếu có thể giao thoa giữa cuộc sống mới và các tín ngưỡng cổ xưa thì vẫn tốt hơn", Phejin nói. "Nếu chúng tôi đánh mất bản sắc của mình, đâu còn ý nghĩa gì nữa?".
Phejin mô tả mỗi người già của bộ lạc ngày nay chính là một "thư viện sống", với cả một kho tàng giá trị cần ghi chép lại.
Trong chuyến đi tới bộ lạc, Bos đã có cơ hội chụp ảnh nhiều chiến binh săn đầu người.
Đối với Bos, nhiếp ảnh gia này đã chụp lại nhiều bức chân dung các thành viên bộ lạc. Nhiều người mặc trang phục truyền thống, nhưng cũng có những người mặc quần áo hiện đại, đồ trang sức hiện đại.
Các bức ảnh này thường được chụp trong những căn nhà truyền thống, được tạo nên từ cây tre, lá cọ và gỗ lấy từ các ngọn đồi lân cận. "Căn nhà gỗ của họ rất đặc trưng. Bên trong khá tối. Họ lưu giữ toàn bộ các chiến lợi phẩm sau mỗi chuyến đi săn, bao gồm cả đầu động vật. Đầu người ngày nay không được giữ nữa vì nhà thờ không cho phép".
Bos nói mình cũng ghi lại hình ảnh về cuộc sống thường ngày của người dân bộ lạc, trong các chuyến đi kéo dài 6 tuần. "Họ vẫn còn sống, nhưng thời gian không chừa một ai", Bos nói về những chiến binh săn đầu người ngày nay đã già yếu. "Họ giống như không còn thuộc về thế giới này nữa".
Theo danviet.vn
Vì sao nọc bọ cạp tử thần là chất lỏng đắt nhất hành tinh Nọc độc từ một con bọ cạp tử thần có thể giết người nhưng đồng thời có thể đem lại cho con người số tiền khổng lồ. Nó có giá 300 tỷ đồng cho một lít. Nhiều loại bọ cạp cực độc nhưng lại là món ngồi ngon của chuột grasshooper và dơi pallid. Vậy nhưng, ngay cả khi có nhiều tiền, bạn...