Nghiên cứu mới: SARS-CoV-2 phát tán trong cơ thể thông qua lây nhiễm từ tế bào sang tế bào
Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19 phát tán trong cơ thể nhờ khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, lây nhiễm từ tế bào sang tế bào, theo một nghiên cứu mới.
Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào cho thấy, SARS-CoV-2 giới hạn sinh sôi các phần tử virus có thể bị kháng thể làm cho bất hoạt, thay vào đó cư trú trong màng tế bào và lây lan từ các tế bào sang tế bào.
“Về cơ bản đây là một dạng lây nhiễm ngầm”, Shan-Lu Liu, tác giả đứng đầu công trình nghiên cứu, giáo sư về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Retrovirus, trường Đại học bang Ohio cho biết.
SARS-CoV-2 có thể phát tán hiệu quả từ tế bào sang tế bào bởi không có sự cản trở từ miễn dịch cơ thể. Tế bào cơ thể bị biến thành tế bào cư trú của virus, gây ra làn sóng phát tán virus trong cơ thể, bởi virus có thể không thoát ra khỏi tế bào.
SARS-CoV-2 phát tán trong cơ thể qua lây nhiễm từ tế bào sang tế bào
Shan-Lu Liu và các đồng nghiệp nhận ra các chi tiết hé lộ khác về SARS-CoV-2. Chỉ riêng protein gai trên bề mặt đủ để lan truyền từ tế bào sang tế bào. Ngoài ra, các kháng thể trung hòa kém hiệu quả hơn trong việc chống lại virus khi nó lây nhiễm xuyên qua các tế bào.
Nghiên cứu trên được đăng tải trên tạp chí khoa học của Viện Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences) vào ngày 22/12.
Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là so sánh SARS-CoV-2 với phiên bản virus SARS-CoV gây ra đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) 2003. Kết quả nghiên cứu lý giải tại sao trong khi đại dịch SARS có tỷ lệ tử vong cao hơn nhưng lại chỉ kéo dài trong có 8 tháng, trong khi đó chúng ta đã trải qua hơn 2 năm chung sống với đại dịch COVID-19 với phần lớn các ca bệnh không triệu chứng, chuyên gia Shan-Lu Liu nói.
So sánh chỉ ra SARS-CoV gây ra đại dịch SARS 2003 hiệu quả hơn SARS-CoV-2 trong việc lây nhiễm tự do bên ngoài tế bào. Các phần tử virus trôi nổi tự do làm nhiễm tế bào đích của vật chủ bằng việc gắn với một thụ thể protein trên bề mặt tế bào. Tuy nhiên, nó vẫn bị tổn thương trước các kháng thể do cơ thể sản sinh ra do lần nhiễm trước đó và vaccine.
Video đang HOT
Trái lại, SARS-CoV-2, hiệu quả hơn trong việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào, khiến cho virus khó bị trung hòa bởi kháng thể hơn.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học sử dụng pseudovirus (virus giả) được tạo ra bằng lõi của một loại virus không gây bệnh truyền nhiễm có gắn protein gai của cả 2 loại virus corona trên bề mặt. Thí nghiệm đã cho thấy đặc tính khác biệt giữa SARS-CoV và SARS-CoV-2. Sự khác biệt duy nhất giữa 2 loại virus giả này chỉ nằm ở protein gai.
Theo chuyên gia Liu, protein gai là cần thiết và hiệu quả đối với cả SARS-CoV-2 và SARS-CoV trong lan truyền từ tế bào sang tế bào. SARS-CoV-2 có khả năng thâm nhập màng tế bào vật chủ tốt hơn SARS-CoV. Đây là bước đi cơ bản trong quá trình thâm nhập cơ thể của virus.
Đội ngũ sau đó chuyển sang nghiên cứu về thụ thể ACE2, một loại protein trên bề mặt tế bào ở hệ hô hấp đóng vai trò như cửa ngõ để cho virus SARS-CoV-2 thâm nhập vào cơ thể khiến cho người bệnh mắc COVID-19. Bất ngờ thay, các nhà khoa học nhận ra rằng thậm chí ngay cả các tế bào không có thụ thể ACE2 hay nồng độ thấp, virus vẫn có thể thâm nhập nhờ cơ chế lây nhiễm từ tế bào sang tế bào.
Shan-Lu Liu, Giáo sư virus học, Trường Đại học bang Ohio
Không có mối tương quan hoàn hảo giữa nhiễm SARS-CoV-2 với hàm lượng thụ thể ACE2. ACE2 trên bề mặt tế bào hệ hô hấp ở người có thể là cửa ngõ ban đầu để virus xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên, khi thâm nhập cơ thể rồi, virus có thể không cần đến ACE2-protein có trên bề mặt tế bào ở người nữa bởi virus có thể phát tán từ tế bào này sang tế bào khác.
Cuối cùng, trong thí nghiệm xét nghiệm mẫu máu lấy từ bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng virus có thể lẩn tránh phản ứng kháng thể thông qua quá trình lây nhiễm từ tế bào sang tế bào. Kháng thể trung hòa hiệu quả nhất khi virus lây nhiễm tự do không qua tế bào.
“Chúng ta có thể khẳng định sự lây nhiễm từ tế bào sang tế bào không nhạy cảm tới mức ngăn chặn kháng thể của bệnh nhân COVID-19 hay những người đã được tiêm phòng”, chuyên gia Liu nói. “Tuy nhiên, việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào kháng lại kháng thể trung hòa có lẽ là điều mà chúng ta nên theo dõi, đặc biệt trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, trong đó có biến thể mới nhất Omicron. Việc phát triển các thuốc chống virus hiệu nghiệm nhắm vào các cách thức gây lây nhiễm của virus là điều quan trọng”.
Vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa hiểu rõ, trong đó có cơ chế chính xác virus sử dụng để phát tán từ tế bào sang tế bào. Nó có thể ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của cơ thể như thế nào? Và liệu việc lây nhiễm từ tế bào sang tế bào của virus có góp phần sinh ra các biến thể mới gây lây lan trong cộng đồng hay không? Đội ngũ chuyên gia dự định có thêm nhiều nghiên cứu nữa trên virus thật và các tế bào phổi ở người để tìm ra lời giải.
Đã có 17 tỉnh, thành phố tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng 12-17 tuổi
Đến nay, đã có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho đối tượng từ 12- 17 tuổi và đã tiêm được 1.519.686 liều.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ. Ảnh: TTXVN
Có 16,6% dân số từ 12 -17 tuổi đã được tiêm
Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương để kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 ngày 17/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Tính đến chiều ngày 17/11, cả nước đã phân bổ 129,6 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó khu vực miền nam được phân bổ nhiều nhất với hơn 59,3 triệu liều, tiếp đến là khu vực miền Bắc với gần 49 triệu liều, khu vực miền Trung hơn 14,1 triệu liều và khu vực Tây Nguyên là hơn 4,7 triệu liều.
Theo đó, đến chiều 17/11, cả nước đã tiêm được trên 102 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó mũi 1 là khoảng 65,3 triệu liều và mũi 2 là khoảng 36,8 triệu liều; tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt khoảng 88,2%, tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 50,9% cho người trên 18 tuổi.
Đến nay, đã có 17 tỉnh, thành phố đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12- 17 tuổi là: Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang. Tổng số các địa phương đã tiêm được 1.519.686 liều vaccine, trong đó có 1.516.714 liều mũi 1 và 2.972 liều mũi 2; tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 16,6% dân số từ 12 -17 tuổi.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý các địa phương phải quán triệt, tập huấn cho các điểm tiêm chủng tuân thủ đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, thực hiện đúng quy trình tiêm chủng để tránh xảy ra sai sót không đáng có. Vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng phải được đặt lên hàng đầu.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, qua theo dõi và giám sát công tác tiêm chủng cho thấy, tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương nhanh, đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương tiêm chậm, còn để vaccine đã được phân bổ tồn tại kho bảo quản vaccine khu vực, kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố. Một số tỉnh chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu tiêm chủng, làm ảnh hưởng đến việc cập nhật tiến độ chung của toàn quốc.
Đặc biệt, một số tỉnh tuy chưa đạt yêu cầu về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người trên 18 tuổi nhưng đã tiêm cho trẻ em. Mặc dù Bộ Y tế có hướng dẫn đầy đủ về tiêm vaccine cho trẻ em, sử dụng liều, loại vaccine, khoảng cách các mũi tiêm, tuy nhiên vẫn có những địa phương còn lúng túng khi triển khai...
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, trong thời gian gần đây (từ 15/10-14/11), Bộ Y tế đã liên tục ban hành các văn bản nhắc các địa phương về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng đạt được tốc độ bao phủ mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên (ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên và người có bệnh nền) và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Đồng thời Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương phải báo cáo về Bộ dự trù nhu cầu vaccine trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022, tuy nhiên mới chỉ có hơn một nửa các tỉnh, thành gửi về Bộ.
"Tiếp cận vaccine đã khó, nhưng việc tiêm chủng chậm sẽ làm ảnh hưởng đến tiến độ bao phủ vaccine của cả nước", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tiêm chậm, các địa phương kêu thiếu vaccine và nhập liệu chậm làm rõ thêm.
Vaccine về đến đâu tiêm ngay đến đó
Về số liệu vaccine phân bổ cũng như tiến độ tiêm chủng và số liệu vaccine còn lại của các địa phương, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: "Vaccine về tới đâu là Bộ Y tế phân bổ ngay tới đó", vì vậy các tỉnh, thành cũng cần thực hiện nghiêm "vaccine về đến đâu phải tiêm đến đó" để đảm bảo các đối tượng trên 18 tuổi được bao phủ mũi 1, lưu ý tiêm ưu tiên các đối tượng từ 50 tuổi trở lên.
Về việc tiêm trả mũi 2, các địa phương phải thực hiện theo các hướng dẫn khung chuyên môn của Bộ Y tế và căn cứ vào độ bao phủ vaccine của địa phương cũng như lượng vaccine được phân bổ.
Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 9670 ngày 14/11 về việc các địa phương phải chủ động rà soát tình hình sử dụng vaccine, tổng hợp và báo cáo số lượng vaccine phòng COVID-19 được cấp từ nguồn Bộ Y tế và các nguồn khác (doanh nghiệp viện trợ trực tiếp cho địa phương...); số vaccine còn tồn và báo cáo nguyên nhân.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các Sở Y tế phải đề xuất nhu cầu vaccine cần cấp từ nay đến cuối năm để bao phủ đủ mũi cho toàn bộ đối tượng từ 18 tuổi trở lên, trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn và nhu cầu vaccine năm 2022, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 20/11/2021 để Bộ Y tế tổng hợp đưa vào kế hoạch phân bổ vaccine trong thời gian còn lại của tháng 11 và tháng 12/2021 cũng như năm 2022.
"Sau ngày 20/11, địa phương nào không có đề xuất, được hiểu là không có nhu cầu, Bộ Y tế sẽ không cấp vaccine cho địa phương đó. Sở Y tế chịu trách nhiệm trước Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy và nhân dân về việc không đủ vaccine để tiêm chủng do không có đề xuất", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng nhắc các địa phương khi nhận các nguồn viện trợ vaccine khác ngoài nguồn phân bổ của Bộ Y tế thì phải báo cáo về Bộ Y tế để Bộ tổng hợp, có sự điều chỉnh trong phân bổ phù hợp. Đồng thời, trong công tác tiêm chủng, các địa phương phải làm tốt vấn đề kiểm tra, giám sát về quy trình chuyên môn, đối tượng tiêm, việc vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản vaccine...
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các đơn vị chuyên môn của Bộ Y tế, của Bộ Quốc phòng (đã thống nhất 2 bộ) theo chức năng nhiệm vụ được giao phải đảm bảo hoàn thành nhanh nhất các yêu cầu về chuyên môn liên quan đến nhận vaccine về Việt Nam, cấp phép, kiểm định các lô vaccine nhận về, vận chuyển vaccine đến kho bảo quản và về địa phương...
Phát hiện mới: Virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tai trong Các bằng chứng nghiên cứu mới đây cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm sang tai trong. Đây chính là nguyên nhân vì sao người nhiễm Covid-19 lại xuất hiện các triệu chứng bất thường ở tai. Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã mắc các triệu chứng liên quan đến tai như mất thính giác, ù tai, chóng mặt và khó giữ...