Nghiên cứu mới nhất: Lây lan mạnh nhất vào thời tiết lạnh, Covid-19 có thể tự mất vào mùa hè?
Nhóm nghiên cứu mới nhất từ một Đại học ở Quảng Đông đưa ra giả thuyết khả năng loại virus chủng mới này chưa thể tự mất trong mùa hè.
Thời tiết thích hợp cho mức độ lây nhiễm chóng mặt của Covid-19
Theo trang SCMP, nhóm nghiên cứu từ Đại học Sun Yat-sen, tỉnh Quảng Đông cho biết, nhiệt độ lý tưởng ở mức độ dễ lây lan nhanh nhất của Covid-19 là 8.72 độ C, vì vậy các quốc gia có khí hậu lạnh nên áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nhất phòng chống bệnh lây lan mạnh.
Ảnh minh họa. Nguồn:AFP
Tuy nhiên, người đứng đầu chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, sẽ là một quan niệm sai lầm nếu cho rằng dịch Covid-19 sẽ tự mất giống như cúm mùa.
“Loại chủng virus mới gây ra đại dịch Covid-19 xuất hiện ở thời tiết phù hợp có thể lây lan rất mạnh”, một nghiên cứu mới gợi ý.
Theo SCMP, các chuyên gia cho biết mọi người nên tránh có suy nghĩ chủ quan rằng dịch bệnh sẽ thay đổi theo mùa giống các mầm bệnh khác, trong đó các tác nhân gây bệnh là triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm thông thường.
Một nghiên cứu từ Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu đã gợi ý rằng, mức độ lây lan của loại virus chủng mới này có thể ảnh hưởng bởi nhiệt độ và thay đổi theo mùa. Từng công bố trong một nghiên cứu vào năm ngoái, báo cáo gợi ý rằng, thời tiết nóng nhất có thể giảm đi mức độ lây lan của loại virus mới này.
Video đang HOT
“Nhiệt độ có thể quyết định thay đổi mức độ lây nhiễm của Covid-19. Và có thể là nhiệt độ tốt nhất để truyền virus”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Có hay không mức độ lây lan giảm đi vào mùa hè?
“Loại virus này nhạy cảm cao ở nhiệt độ cao có thể ngăn chặn mức độ lây lan khi thời tiết ấm lên trong khi điều ngược lại, nó có thể tăng nhiễm mạnh với những nơi có khí hậu lạnh hơn”, nghiên cứu gợi ý.
Kết quả cho thấy rằng, các quốc gia và khu vực có nhiệt độ thấp cần phải áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhất. Nhiều chính phủ và cơ quan y tế đang nghiên cứu về khả năng Covid-19 có thể biến mất khi thời tiết ấm lên hay không. Triệu chứng này thường gặp với các loại virus thông thường gây ra cảm hay cúm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu riêng của nhóm các nhà nhiên cứu từ Havard cho biết, mức độ lây nhiễm của Covid-19 và mức độ gia tăng truyền nhiễm có thể xảy ra trong một loạt các điều kiện độ ẩm cao ở các tỉnh khô và lạnh của Trung Quốc hoặc các khu vực nhiệt đới.
Tính riêng về mức độ thời tiết, nghiên cứu cho biết nhiệt độ tăng lên và sương mù vào mùa xuân hoặc các tháng giáp hè sẽ khiến dịch bệnh không thể giảm nếu không có các biện pháp ngăn chặn y tế công cộng.
Nhóm nghiên cứu Quảng Châu đã dựa trên các nghiên cứu trường hợp nhiễm Covid-19 trên thế giới từ ngày 20/1 đến 4/2 tại hơn 400 thành phố Trung Quốc và các khu vực. Phân tích này cho biết, số các ca nhiễm tăng theo nhiệt độ trung bình giao động ở mức 8.72 độ C và sau đó là giảm.
“Nhiệt độ có ảnh hưởng tới môi trường sống của loài người và có thể đóng vai trò quan trọng trong y tế công cộng trong bối cảnh phát triển và kiểm soát dịch bệnh”, nghiên cứu nêu rõ.
Điều này cũng nói rằng thời tiết là một phần trong lý do đại dịch bùng phát ở Vũ Hán, tâm điểm đầu tiên của dịch bệnh bùng phát toàn cầu.
Các chuyên gia khác, bao gồm Hassan Zaraket, trợ lý giám đốc tại Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Đại học Beirut Mỹ cho biết, có thể khi thời tiết ấm và ẩm hơn sẽ khiến cho mức độ lây nhiễm virus chủng mới này giảm đi và lại phát sinh các mầm bệnh khác.
Một vài các khu vực bùng phát dịch bệnh, bao gồm Vũ Hán đã được ngăn chặn trong khi Iran, Italy và Hàn Quốc vẫn còn lây lan. Giới nghiên cứu tại Đại học Maryland từng sử dụng dữ liệu nhằm tìm ra các khu vực khác trên thế giới có khả năng bùng phát dịch bệnh.
Chuyên gia y tế công cộng – Brittany Kmush tại Đại học Syracuse của New York cho biết, đại dịch có thể lây nhiễm từ người sang người theo mùa và có khả năng bùng phát vào mùa đông ở bắc bán cầu. Tuy nhiên, chúng ta không biết được liệu đại dịch Covid-19 có diễn biến theo mùa hay không.”Chúng tôi vẫn muốn biết về loại virus này, tuy nhiên dựa vào những gì chúng ta biết về Covid-19 thì chúng ta có thể hi vọng mọi thứ sẽ ổn. Khi nhiệt độ ấm hơn, mức độ phát triển của virus có thể giảm. Nếu thời tiết giúp cho mức độ lây nhiễm giảm đi và ổn định môi trường của virus thì có thể phá vỡ chuỗi lây truyền phức tạp trong cộng đồng”, ông nói.
Tuy nhiên, tín hiệu lạc quan này chỉ có thể thấy ở các khu vực chưa thấy sự lây nhiễm rộng rãi trong cộng đồng.
Theo ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành của chương tình khẩn cấp y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã lên tiếng rằng, người dân đừng quá tin tưởng rằng virus có thể mất trong mùa hè. Chúng ta phải đưa ra khả năng loại virus này sẽ vẫn có khả năng tiếp tục phát triển trong thời gian tới vào mùa hè, ông Mike Ryan nói.
“Sẽ là sai lầm khi hi vọng dịch bệnh sẽ tự mất trong mùa hè giống với cúm mùa. Chúng ta không thể đưa ra giả thuyết như vậy. Không hề có bằng chứng nói lên điều đó”, ông Mike Ryan, Giám đốc điều hành của chương tình khẩn cấp y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới cho biết.
Hồng Nhung (toquoc.vn)
Mối nguy đến từ vật nuôi trong nhà
Ngày 15/3, Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã tiếp nhận một bệnh nhi Nguyễn N. H. 6 tuổi (trú tại phường An Tường, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn.
Gia đình của bệnh nhi cho biết, sự việc xảy ra khi bé đang nô đùa cùng con chó nhà nuôi thì bất ngờ con chó tấn công.
Ảnh minh họa
BS Đặng Quang Tuấn - Khoa Tai Mũi họng, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang (BS tiếp nhận bệnh nhân H.) cho biết: Bệnh nhi H. nhập viện với vết thương phức tạp ở vùng mặt. Các y bác sĩ đã tiền hành xử trí vết thương, băng ép và cho đi chụp chiếu kiểm tra toàn trạng. Hiện tại, bệnh nhi đã được nhập viện điều trị, chăm sóc và theo dõi nội trú tại Bệnh viện.
Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Các em thường trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp trẻ bị tấn công là bởi chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp trẻ tử vong vì gia đình chủ quan, không quan tâm, chú ý đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số là vài ba tháng, có người đến vài năm. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn. Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng.
Các BS khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vắc xin ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Đức Trân
Theo daidoanket.vn
3 nguy cơ bùng phát diện rộng và 4 viễn cảnh kết thúc dịch Covid-19 Dịch Covid-19 liệu có tiếp tục bùng phát trên quy mô lớn và khi nào đại dịch toàn cầu này sẽ chấm dứt? Covid-19 đã trở thành một đại dịch toàn cầu "càn quét" qua mọi châu lục, trừ châu Nam Cực khi khiến gần 146.000 người nhiễm bệnh và ít nhất hơn 5.400 người tử vong (cho tới ngày 14/3). Việc Tổ...