Nghiên cứu mới khẳng định vai trò của khẩu trang trong phòng ngừa COVID-19
Một nhóm nghiên cứu quốc tế từ các trường đại học bao gồm Đại học Công nghệ Chalmers (Thụy Điển), Đại học Padua và Đại học Udine (Italy) và Đại học Vienna (Áo) đã phát triển một mô hình lý thuyết mới để đánh giá kỹ hơn nguy cơ lây lan các loại virus như virus SARS-CoV-2 khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Kết quả cho thấy khoảng cách tiêu chuẩn 2 mét được cho là “an toàn” không phải lúc nào cũng áp dụng được và thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến môi trường, đồng thời cho thấy khẩu trang thực sự có thể đóng một vai trò cốt yếu.
Các khuyến nghị và hiểu biết hiện tại về sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thường dựa trên một biểu đồ do nhà khoa học người Mỹ William Firth Wells phát triển năm 1934, tuy nhiên mô hình này rất đơn giản và không tính đến mức độ phức tạp thực sự của tình trạng lây nhiễm bệnh. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã lập mô hình tiên tiến hơn có thể đánh giá chính xác hơn mức độ rủi ro trực tiếp của việc lây nhiễm COVID-19 liên quan đến một số yếu tố, chẳng hạn khoảng cách giữa các cá nhân, nhiệt độ, độ ẩm, tải lượng virus và kiểu hít thở. Ngoài ra, họ cũng đã chứng minh được mức độ rủi ro này thay đổi như thế nào khi đeo và không đeo khẩu trang.
Nghiên cứu cho thấy một người nói chuyện mà không đeo khẩu trang có thể làm các giọt bắn chứa virus lan xa tới 1m. Nếu người này ho, các giọt bắn có thể lan xa tới 3 m và nếu hắt hơi, khoảng cách có thể lên tới 7 m. Nhưng nếu đeo khẩu trang, nguy cơ lây nhiễm giảm đáng kể.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình mới bằng cách sử dụng dữ liệu từ các thí nghiệm gần đây về lan tỏa giọt bắn, theo đó cho phép họ đưa một yếu tố vào tính toán và xác định cụ thể nguy cơ lây nhiễm bệnh khi đeo khẩu trang và khi không đeo khẩu trang. Kết quả cho thấy đeo khẩu trang y tế, ở mức độ cao hơn là loại khẩu trang FFP2, cung cấp khả năng bảo vệ rất tốt, làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh. Với điều kiện khẩu trang được đeo đúng cách, nguy cơ lây nhiễm bệnh là không đáng kể, cho dù ở khoảng cách gần chỉ 1 m, bất kể trong điều kiện môi trường nào và cho dù có nói chuyện, ho hay hắt hơi.
Sau khi hoàn thành nghiên cứu này, nhóm trên đang xúc tiến một nghiên cứu mới tìm hiểu khả năng lây lan bệnh qua không khí.
76% dân Mỹ có kháng thể trước Omicron, liệu đã đủ đạt miễn dịch cộng đồng?
Hệ miễn dịch của hàng triệu người Mỹ hiện nhận diện được và có khả năng ngăn chặn nếu gặp phải biến thể Omicron hoặc thậm chí là một biến thể khác.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 19/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng tin AP, làn sóng Omicron tấn công Mỹ vào mùa Đông vừa qua đã củng cố khả năng miễn dịch của người dân nước này, để lại đủ khả năng bảo vệ chống chọi trước virus SARS-CoV-2 và sẽ khiến cho các đợt dịch bùng phát trong tương lai không còn thực sự gây gián đoạn nghiêm trọng cho xã hội.
Khoảng một nửa dân số Mỹ đủ điều kiện đã được tiêm mũi vaccine tăng cường trong khi gần 80 triệu ca mắc COVID-19 được xác nhận tại quốc gia này. Các chuyên gia tính toán khoảng 73% người Mỹ miễn dịch với biến thể Omicron và tỷ lệ đó có thể tăng lên 80% vào giữa tháng Ba.
Điều này sẽ khiến các triệu chứng nhẹ hơn ở những người được tiêm chủng, giảm số lượng virus lưu hành, góp phần hạn chế các làn sóng mới. Bệnh viện và các khu chăm sóc đặc biệt cũng không còn bị quá tải.
"Chúng ta đã thay đổi. Chúng ta phơi nhiễm trước loại virus này và biết cách xử lý nó", Ali Mokdad - Giáo sư khoa học sức khỏe tại Đại học Washington ở thành phố Seattle - nhận xét.
Virus SARS-CoVi2 - dù là biến thể hiện tại hoặc biến thể trong tương lai chắc chắn tái xuất - vẫn là một mầm bệnh nguy hiểm. Nó vẫn đang lây nhiễm cho hơn 130.000 người Mỹ và giết chết hơn 2.000 người mỗi ngày. Hàng chục triệu người vẫn có nguy cơ cao.
Dự đoán vẫn có những đợt dịch mới bùng phát trong tương lai. Khái niệm "miễn dịch cộng đồng" dường như đã biến mất trong thực tế khắc nghiệt khi xuất hiện biến thể mới, khả năng miễn dịch suy giảm và một bộ phận người Mỹ từ chối tiêm vaccine.
Nhưng loại virus này không còn mới. Hai năm trước, nó xuất hiện trong bối cảnh chưa có hệ miễn dịch nào trải qua và nhận dạng được. Toàn bộ dân số, tức 330 triệu người Mỹ, rất dễ bị mắc bệnh.
"Tôi lạc quan rằng ngay cả khi chúng ta chứng kiến các ca mắc tăng mạnh trong hè này, số người phải nhập viện điều trị và số người chết sẽ không tăng", Giáo sư Mokdad cho hay.
Nhiều người dân Mỹ đã bắt đầu quay trở lại cuộc sống trước dịch một cách đầy thận trọng.Khi các quy định về khẩu trang được nới lỏng, người lao động quay trở lại văn phòng và các chuyến bay lại lấp đầy hành khách. Các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu xem liệu sự trở lại bình thường này có thể lâu dài hay lại đón chờ một thất bại.
Để giải quyết vấn đề đó, các nhà nghiên cứu nỗ lực trả lời các câu hỏi về virus SARS-CoV-2, vaccine phòng ngừa và cách cơ thể chúng ta phản ứng. Họ sử dụng dữ liệu y tế từ các quốc gia khác như Anh, Đan Mạch, Nam Phi và Qatar để dự đoán những gì có thể xảy ra. Các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Công cộng Johns Hopkins Bloomberg ước tính khoảng 3/4 Mỹ sẽ nhiễm biến thể Omicron tính đến cuối đợt bùng phát này và sẽ có kháng thể.
Tuy nhiên, việc ước tính khả năng bảo vệ vẫn còn khá xa so với khoa học chính xác. Đó là một mục tiêu chuyển động khi miễn dịch suy giảm và các biến thể mới lưu hành. Khả năng miễn dịch ở mỗi người cũng sẽ khác nhau. Không thể nào biết chính xác bao nhiêu người thực sự an toàn.
"Trong những tháng tới, chúng ta sẽ ở vị thế tốt hơn, nhưng cũng đừng nên coi đây là điều hiển nhiên và chủ quan", Giáo sư Mokdad kết luận.
COVID-19 tới 6h sáng 11/2: Trên 9.500 người chết/24h; Thế giới vượt 5,8 triệu ca tử vong Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,2 triệu ca nhiễm mới và 9.594 ca tử vong. Tổng ca tử vong cho đến nay đã vượt 5,8 triệu. Đường phố ở New York, Mỹ, ngày 9/2/2022. Một số bang ở nước này chuẩn bị dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang trong nhà ở nơi tập trung đông người và trường...