Nghiên cứu mới: Động thực vật đảo Hải Nam xuất phát từ Việt Nam
Hầu hết các giống động thực vật trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) đều có nguồn gốc từ Việt Nam, và hòn đảo này từng gắn với lãnh thổ Việt Nam trước khi bị tách ra, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc.
Bãi biển thành phố Đương Phương trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Hải Nam từng gắn với lãnh thổ Việt Nam thời Đại Trung sinh, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung QuốcReuters
Những phát hiện mới này được công bố trên tạp chí trực tuyến PLoS ONE, theoSouth China Morning Post hôm nay 26.4. Phát hiện này có thể giúp giải thích một bí ẩn từ lâu khiến các nhà khoa học bối rối rằng tại sao các sinh vật tìm thấy trên đảo Hải Nam, cách bờ biển phía nam của Trung Quốc chỉ 20 km lại rất khác với những giống loài ở Quảng Đông, tỉnh láng giềng của Hải Nam.
Một nhóm nghiên cứu do ông Zhu Hua, giáo sư tại Vườn bách thảo nhiệt đới Xishuangbanna ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam thực hiện khi so sánh hệ thực vật và động vật ở Hải Nam với những hệ mà ông tìm thấy ở Xishuangbanna.
“Hệ thực vật của Hải Nam có những điểm tương đồng gần nhất với Việt Nam”, ông Zhu khẳng định. Cần biết đảo Hải Nam cách Việt Nam hàng trăm km.
Video đang HOT
“Nếu nhìn vào các chi được chia giữa các khu vực này, chúng ta có thể thấy rằng 110 chi được chia sẻ giữa Hải Nam và Việt Nam, nhưng chỉ có bảy chi được chia sẻ giữa Hải Nam và Quảng Đông. Hệ thực vật ở đảo Hải Nam có liên quan chặt chẽ nhất với Việt Nam”, ông Zhu kết luận trong bài báo. Hiện tượng tương tự này cũng được tìm thấy trong hệ động vật.
Hệ động thực vật ở đảo Hải Nam của Trung Quốc hầu hết có nguồn gốc từ Việt Nam Reuters
Đảo Hải Nam có tỷ lệ cao nhất các hệ động vật có vú gần với loài ở Việt Nam nhưng lại rất khác xa so với Quảng Đông, theo nghiên cứu. “Trong số 41 loài động vật có vú tại Hải Nam, 30 loài có thể được tìm thấy ở Việt Nam”, nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu của ông Zhu cho thấy rằng Hải Nam là một phần thuộc lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Đại Trung sinh (Mesozoic, kéo dài khoảng 186 triệu năm, từ khoảng 251 triệu năm trước tới khi đại Tân sinh bắt đầu cách đây 65 triệu năm). Hòn đảo này bị tách khỏi Việt Nam và dạt về phía đông nam sau giai đoạn Đại Trung sinh cho đến khi nó cố định ở vị trí như hiện tại, theo nghiên cứu.
Chính những hoạt động của núi lửa ở Vịnh Bắc bộ đã gây ra sự chia tách của đảo Hải Nam. Nhưng cuộc nghiên cứu cho rằng có thể đảo Hải Nam hoàn toàn không có mối gắn kết nào với Việt Nam vì mũi đông bắc của hòn đảo này dính với tỉnh Quảng Tây vào thời điểm đó.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại khu vực chưa phân định ở Vịnh Bắc Bộ
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực hai bên đang phân định, bày tỏ lo ngại về tình hình thêm phức tạp.
Trung Quốc đang khoan thăm dò ở khu vực Việt Nam và nước này đang đàm phán ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Googlemap
"Giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động ở vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của VnExpress trong họp báo chiều nay.
Theo bà Hằng, các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương, làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định tại vùng biển này. Việt Nam cũng bảo lưu các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và thực tiễn quốc tế liên quan.
"Chúng tôi không muốn có thêm hành động làm phức tạp thêm tình hình. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vụ việc này", bà Hằng khẳng định.
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) hôm 28/3 thông báo giàn khoan Hải Dương 943 của nước này khoan thăm dò ở Biển Đông từ 25/3 đến 31/7. Giàn khoan này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ vĩ bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ kinh đông.
Vị trí này cách thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, Trung Quốc khoảng 50 hải lý về phía tây nam. Theo MSA, khu vực an toàn sẽ được lấy tâm là tọa độ giếng dầu nói trên, trong bán kính một hải lý xung quanh, tàu bè không được qua lại.
Giàn khoan Hải Dương 943 thuộc loại tự nâng, có thể hoạt động ở vùng biển có độ sâu tối đa 122 m, khoan sâu đến 10.668 m. Giàn khoan Hải Dương-943 sẽ có ba tàu hỗ trợ là Hải Dương-564, Hải Dương-617 và Hải Dương-618.
Việt Anh
Theo VNE
Giàn khoan Trung Quốc cắm trong khu vực chồng lấn Cục Hải sự Trung Quốc vừa ra thông báo cho biết giàn khoan Hải Dương-943 của nước này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, ở vị trí có tọa độ 1747'28,8" vĩ bắc/10846'00" kinh đông, từ 25.3 - 31.7. Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc - Ảnh: Reuters Cách TP.Tam Á ở đảo Hải Nam 50 hải lý về phía...