Nghiên cứu mới cho thấy khủng long bạo chúa Tyrannosaurus dựa vào giác quan thứ sáu để “yêu”?
Một bài báo trong báo cáo khoa học mô tả một hóa thạch Tyrannosaurus mới từ Montana, Hoa Kỳ đã chứng minh rằng Tyrannosaurus có “giác quan thứ sáu”!
Năm 2001, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một hóa thạch khủng long ở hạt Glacier, Montana, Hoa Kỳ. Sau khi khai quật, hóa thạch này được chuyển đến Bảo tàng Whyte Museum of The Canadian Rockies để nghiên cứu.
Trong quá trình khai quật, các nhà cổ sinh vật học đã sử dụng ngựa và la để vận chuyển các hóa thạch được tìm thấy.
Vào ngày 30/3/2017, một bài báo nghiên cứu về mẫu hóa thạch khủng long được tìm thấy đã được chính thức xuất bản. Bài báo có tựa đề “A new tyrannosaur with evidence for anagenesis and crocodile-like facial sensory system”.
Trong bài nghiên cứu, các mẫu hóa thạch được phân loại vào chi Daspletosaurus (một chi họ khủng long theropoda thuộc Siêu họ Khủng long bạo chúa). Loài mới này có tên đầy đủ là Daspletosaurus Horneri, với Horneri được lấy theo tên của nhà cổ sinh vật học Jack Horner để công nhận những nỗ lực và đóng góp của ông trong nghiên cứu.
Nhà cổ sinh vật học nổi tiếng Jack Horner.
Daspletosaurus Horneri sống ở cuối kỷ Phấn trắng từ 75,1 đến 74,4 triệu năm trước, và đội hình được tìm thấy là hệ tầng Two Medicine formations. Chúng là một loài khủng long ăn thịt khổng lồ với chiều dài cơ thể khoảng 9 mét, cao khoảng 2,5 mét và nặng hơn 4 tấn. Chúng sở hữu một hộp sọ khá lớn với chiều dài ơn 1 mét và hai hàm răng sắc nhọn trong miệng với một đôi mắt to trên đỉnh đầu.
Thông qua những phân tích hóa thạch và tái tạo mô hình có thể thấy Daspletosaurus Horneri là một chi khủng long bạo của có sức khỏe cực tốt, chân sau của chúng dài và khỏe với vẻ ngoài gần như tương tự các chi khủng long bạo chúa khác, trong khi hai chân trước của chúng thì giống hệt như “bàn tay nhỏ” của Tyrannosaurus rex.
So sánh kích thước cơ thể của người trưởng thành và Daspletosaurus Horneri.
Trên thực tế, mẫu hóa thạch được phát hiện vào năm 2001 không phải là mẫu hóa thạch đầu tiên của loài này được phát hiện, thay vào đó các nhà khảo cổ đã phát hiện ra chúng từ những năm 1970 và lúc đó chúng được đặt tên là Daspletosaurus torosus.
Những mẫu hóa thạch này bao gồm một hộp sọ gần như hoàn chỉnh, một phần chân trước và chân sau hoàn chỉnh. Ngoài xương, hóa thạch này còn giữ lại được những hóa thạch mô mềm trên khuôn mặt và cung cấp nhiều thông tin quý báu cho giới nghiên cứu cổ sinh vật.
Các nhà cổ sinh học nhận thấy bề mặt hộp sọ khủng long chi chít các khe hở tạo lối ra cho các đầu dây thần kinh. Các tác giả của công trình nghiên cứu cho rằng “khủng long bạo chúa Tyrannosaurs có lẽ dụi mõm vào nhau như một phần quan trọng của màn gợi tình dạo đầu trước khi giao phối”. Phát hiện này đặc biệt thú vị vì nó cung cấp những sự kiện mới cho lịch sử tiến hóa của dây thần kinh sinh ba duy trì độ nhạy cảm của các mô trên khuôn mặt, mà hầu hết trong số đó là các mô mềm của vòm sọ, các mô và màng nhầy của mũi và miệng, răng và các bộ phận của võ não cứng.
Hóa thạch mô mềm cho thấy khuôn mặt của Daspletosaurus Horneri phủ đầy vảy, điều này chứng tỏ rằng phần đầu của chúng không có lông và miệng cũng không tồn tại bộ phận giống như môi. Không chỉ vậy, mẫu hóa thạch này còn tiết lộ thêm nhiều thông tin quan trọng. Chúng có những nhánh của dây thần kinh sinh ba trên vảy và trên bề mặt mũi.
Điều này tương tự với loài cá sấu hiện đại, chúng cũng có những dây thần kinh tương tự. Đây là một cơ quan cảm giác rất nhạy cảm và có thể cảm nhận được sự rung động trong nước. Nhưng các nhánh thần kinh xung quanh mũi của Daspletosaurus Horneri không được sử dụng để cảm nhận sự rung động trong nước, vì chúng là một loài khủng long ăn thịt có môi trường sống hoàn toàn ở trên cạn.
Chính xác thì nhánh thần kinh trên mũi rồng của Daspletosaurus Horneri được dùng để làm gì? Các nhà cổ sinh vật học đã đưa ra ba suy đoán: Thứ nhất, đây có thể được coi là cảm nhận nhiệt độ. Daspletosaurus Horneri có thể sử dụng khuôn mặt của chúng để nhận biết những thay đổi tinh tế về nhiệt độ. Chúng sẽ đưa đầu của mình vào tổ để cảm nhận nhiệt độ vừa phải để đảm bảo trứng có thể nở với nhiệt độ hoàn hảo.
Thứ hai, phát hiện con mồi. Các nhánh thần kinh quanh mũi có thể phát hiện thông tin và thay đổi không khí xung quanh, đồng thời tăng cường khả năng nhận thức những thứ xung quanh.
Thứ ba, giao tiếp. Với cảm giác nhạy bén quanh mũi, những con Daspletosaurus Horneri có thể giao tiếp bằng cách dụi mặt vào nhau. Đây là cách cá sấu sử dụng bộ phận cảm biến của mình khi chúng giao phối. Ngoài việc giao phối, việc giao tiếp giữa các cá thể khác nhau cũng sẽ được hoàn thành theo cách này.
Phần phía trước đầu Daspletosaurus horneri được che phủ bằng một lớp vảy bảo vệ phẳng với độ nhạy xúc giác cao. Có lẽ, lớp bảo vệ này và sự nhạy cảm đã giúp khủng long Daspletosaurus horneri giúp xác định và bắt giữ con mồi. Mõm của những loài khủng long này trông giống như mõm những con cá sấu hiện đại.
Chính bởi vì có một dây thần kinh sinh ba với chức năng cảm biến trên da mũi, nên có thể nói loài khủng long Daspletosaurus Horneri có “giác quan thứ sáu” . Daspletosaurus Horneri và Tyrannosaurus rex có họ hàng khá gần nhau, thông qua nghiên cứu các nhà cổ sinh vật học cho rằng gần như tất cả các loài Tyrannosaurus đều có “giác quan thứ sáu”!
Thức ăn hóa thạch 110 triệu năm trong bụng 'rồng ngủ'
Con khủng long bọc giáp ăn bữa cuối cùng cách đây 110 triệu năm trước khi chết và bị cuốn ra vùng biển ngày nay là miền bắc tỉnh Alberta.
Phục dựng Borealopelta markmitchelli kiếm ăn trước khi chết. Ảnh: Sci Tech Daily.
Con khủng long lưng gai cổ đại chìm xuống trong tư thế nằm ngửa, khiến lớp bùn dưới đáy biển bị khuấy động và bao trùm xác nó. Hóa thạch của khủng long Borealopelta markmitchelli nguyên vẹn như thể một con rồng đang say ngủ, được phát hiện ở một khu mỏ gần Fort McMurray năm 2011. Từ sau đó, các nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Cổ sinh vật học Royal Tyrrell tại Drumheller, Đại học Brandon University và Đại học Saskatchewan (USask) đã tìm hiểu về đời sống của B. markmitchelli, bao gồm bữa ăn cuối cùng của nó.
Theo nhà địa chất học Jim Basinger ở USask, thành phần thức ăn được bảo quản trong dạ dày của một con khủng long là phát hiện vô cùng hiếm gặp. Trong bài báo công bố trên trang Royal Society Open Science, nhóm nghiên cứu đứng đầu là nhà cổ sinh vật học Caleb Brown ở Bảo tàng Royal Tyrrell và nhà sinh vật học David Greenwood ở Đại học Brandon cung cấp bằng chứng chi tiết về chế độ ăn của những con khủng long ăn cỏ lớn.
Những nghiên cứu trước đây tìm thấy bằng chứng về hạt và cành con trong ruột khủng long nhưng không cung cấp thông tin về loại cây chúng thường ăn. Theo Greenwood, bữa ăn cuối cùng của B. markmitchelli chủ yếu là lá dương xỉ (88%), tiếp đó là rễ và cành con (7%). Khi các nhà nghiên cứu kiểm tra mẫu vật thức ăn trong dạ dày dưới kính hiển vi, họ bị sốc bởi những mẩu thực vật được bảo quản với hình dáng đẹp mắt.
Basinger, Greenwood và nghiên cứu sinh cao học Jessica Kalyniuk ở Đại học Brandon Jessica Kalyniuk so sánh thức ăn trong dạ dày B. markmitchelli với hóa thạch lá trong khu vực ở cùng thời kỳ. Họ nhận thấy loài khủng long này khá kén ăn, chỉ chọn một số loại dương xỉ, không ăn cây mè và cây lá kim mọc phổ biến ở đầu kỷ Phấn Trắng. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu xác định 48 dạng bào tử phấn hoa bao gồm rêu tản, 26 loại thạch tùng và dương xỉ, 13 loại thực vật hạt trần và 2 loại thực vật hạt kín. Họ cũng phát hiện lượng than khá lớn từ những mẩu thực vật bị thiêu rụi trong dạ dày B. markmitchelli, chứng tỏ con vật từng lang thang tới khu vực mới cháy trước đó không lâu. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy sỏi mà những động vật như khủng long ăn cỏ hoặc chim ngày nay thường nuốt để hỗ trợ tiêu hóa.
Hóa thạch của B. markmitchelli được trưng bày tại bảo tàng Royal Tyrrell ở Canada từ năm 2017. Các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu môi trường sống và hành vi của nó.
Phát hiện hoá thạch của loài Dực long chưa từng được biết đến tại Anh Các nhà khảo cổ học cho biết vừa tìm thấy hoá thạch của một loài Pterosaur (Dực long) chưa từng được biết đến trước đây ở Anh. Hình ảnh mô tả loài khủng long mới. Phổ biến nhất được tìm thấy ở Brazil và Trung Quốc, Tapejaridae là một họ của các loài động vật biết bay sống trong thời kỳ kỷ Phấn...