Nghiên cứu kiến nghị về 2 phương pháp điều trị Covid-19
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm.
Ngày 20/9, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ trưởng Y tế nghiên cứu kiến nghị 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 của Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) để có phương án tổ chức thực hiện cho phù hợp.
Ngày 9/9, Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị 2 phương pháp điều trị Covid-19 mới mà thế giới đã áp dụng thành công để góp phần giảm tỷ lệ tử vong.
Thứ nhất là truyền huyết tương có chứa kháng thể chống virus SARS-CoV-2 của những người mắc bệnh đã hồi phục cho các bệnh nhân có nguy cơ chuyển nặng. Đây là phương pháp không mới, đã được áp dụng cho nhiều vụ dịch trên thế giới. Trong đại dịch Covid-19, nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng phương pháp này và góp phần giảm tỷ lệ tử vong.
Nghiên cứu gần đây rất đáng chú ý của Libster và cộng sự đăng trên tạp chí y học có uy tín New England Journal of Medicine cho thấy truyền plasma của người bệnh đã hồi phục làm giảm tỷ lệ bệnh nhân bị suy hô hấp và làm giảm tỷ lệ tử vong.
Hai điểm cần nhấn mạnh trong nghiên cứu này là họ đã truyền huyết tương cho bệnh nhân rất sớm (trong vòng 72 giờ từ khi có triệu chứng) và chỉ truyền huyết tương có hiệu giá kháng thể chống lại virus cao. Đối tượng truyền là những người từ 65 tuổi trở lên, có bệnh nền nhưng không có bệnh nhân nào có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Thu huyết tương từ người cho tặng về nguyên tắc giống như thu nhận máu từ những người hiến máu. Theo đề xuất, phương pháp dễ thực hiện, chi phí thấp, Bộ Y tế nên chỉ đạo Bệnh viện Huyết học TP.HCM và Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương lập sớm ngân hàng huyết tương có kháng thể chống virus để sử dụng cho người bệnh có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Các nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.
Thứ hai là truyền tế bào gốc trung mô từ dây rốn sớm cho các bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp để ngăn chặn cơn bão Cytokine (nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân suy hô hấp). Phương pháp này đã được sử dụng cho suy hô hấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đối với các bệnh nhân Covid-19, một số nghiên cứu cho thấy truyền tế bào gốc có thể làm tăng tỷ lệ sống gấp 2,5 lần so với nhóm không truyền. Hiện nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ sản xuất tế bào gốc trung mô với số lượng lớn, nếu được nghiên cứu triển khai sẽ là một phương pháp hứa hẹn góp phần giảm thấp tỷ lệ tử vong.
Trước đó, hồi tháng 8/2020, Bộ Y tế đã có quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng phương pháp mới: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả bước đầu điều trị bệnh nhân COVID-19 thể trung bình, nặng và nghiêm trọng bằng huyết tương của người bệnh đã phục hồi.
Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tăng 70%, đa số bệnh nhân không triệu chứng
Bốn ngày qua, phân tích sức khỏe 240 bệnh nhân Covid-19, Bộ Y tế kết luận 80% ca không có triệu chứng, trong khi tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70%.
Trong số bệnh nhân đợt dịch này, có một ca tình trạng nặng, 3 người phải thở oxy, 20 bệnh nhân có biểu hiện, còn lại đa số không triệu chứng.
"Đây là thách thức với ngành y tế và đặc biệt là các bệnh viện", ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại cuộc họp trực tuyến phòng chống dịch, chiều 2/2. Lý do là khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân không có triệu chứng nên khó biết là người nhiễm. Vì vậy các cơ sở y tế phải khai thác kỹ tiền sử tất cả người đến khám bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, tránh lây nhiễm chéo.
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các bệnh viện phải khám sàng lọc và phân loại bệnh nhân. Trong mẫu hồ sơ bệnh án có mục tiền sử, các bác sĩ phải khai thác kỹ tiền sử về dịch tễ, bệnh, gia đình.
Đối với các bệnh truyền nhiễm, tiền sử dịch tễ rất quan trọng. Song, ông Tuyên cho biết khi kiểm tra một số bệnh viện, hầu như phần khai thác tiền sử hiệu quả rất thấp, rất dễ bị "lọt" nCoV.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh virus lần này có tốc độ lây nhiễm tăng hơn 70% so với chủng cũ, bệnh nhân lại không có triệu chứng nên dễ bị bỏ qua khi rà soát.
Phải thay đổi chiến thuật chống dịch
"Bộ yêu cầu các địa phương phải thay đổi chiến thuật trong phòng chống dịch, nâng cao hơn một mức, nhanh hơn một mức ", Bộ trưởng Long khuyến cáo. Phải song song tiến hành hai biện pháp vừa truy vết, vừa khoanh vùng lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, mới có thể ngăn chặn được dịch, như thành phố Chí Linh, Hải Dương đã làm.
Nâng công suất xét nghiệm lên là "vô cùng quan trọng", theo Bộ trưởng Long. Bài học thành công trong chống dịch tại Đà Nẵng hồi tháng 7-8/2020 chính là nâng công suất xét nghiệm. Khi truy vết, lấy mẫu trên diện rộng ở cộng đồng, công suất xét nghiệm phải đảm bảo đủ đáp ứng yêu cầu lấy mẫu.
Bộ trưởng cũng cho biết đến nay Hải Dương đã tự chủ được phần xét nghiệm, có thể xử lý 15.000 mẫu mỗi ngày. Lực lượng xét nghiệm mà trung ương chi viện cho tỉnh sẽ được rút về hỗ trợ Hà Nội. Trước đó đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết số lượng mẫu cần xét nghiệm quá nhiều, năng lực không đáp ứng đủ khiến ùn tắc mẫu.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Hoàng Thùy.
Về điều trị, phải hình thành ngay cơ sở điều trị Covid-19 dù hiện nay số bệnh nhân còn ít. Các tỉnh có dịch phức tạp thì thành lập bệnh viện dã chiến ngay.
"Như Hải Dương lúc đầu xảy ra dịch, toàn bộ bệnh nhân nằm trong khu cách ly, không được điều trị", ông Long dẫn chứng. Bộ phải cử hai bệnh viện (Bệnhh Nhiệt đới và Bạch Mai) đến Hải Dương thiết lập các bệnh viện dã chiến.
Ông Long nhấn mạnh vấn đề đặc biệt quan trọng là tất cả các tỉnh phải bắt buộc người dân đeo khẩu trang . Bài học từ Công ty Poyun, công nhân không đeo khẩu trang nên lây một loạt ca do tiếp xúc gần trong môi trường kín.
Các tỉnh cũng cần hạn chế tối đa những sự kiện tập trung đông người ở khu vực kín, triển khai biện pháp phòng chống tại nơi tập trung đông người, công sở... Cài đặt các ứng dụng khai báo y tế để biết có gần F0 hay không.
Bộ trưởng cũng khuyến cáo các địa phương chủ động, nếu thấy tình hình cần thiết thì giãn cách ngay theo chỉ thị 15, 16 của Chính phủ.
"Lần này không được phép lơ là chủ quan. Chúng tôi nhấn mạnh là biện pháp chống dịch phải nâng lên một mức vì lây nhiễm lần này hoàn toàn khác, tăng cao hơn lần trước", ông Long nói.
Hà Nội: Một khu vực có dịch diễn biến rất phức tạp tại huyện Thanh Trì Tối nay, Hà Nội ghi nhận thêm 40 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó có 11 ca tại cộng đồng và 29 ca tại khu cách ly. Như vậy, trong ngày hôm nay, Hà Nội có thêm 70 F0. Phân bố bệnh nhân theo chùm ca bệnh: ho sốt thứ phát (37); sàng lọc ho sốt (2); liên quan nhà thuốc 95...